Tiểu Thiên: _ Xin chỉ cách an tâm.
Dại Nhân: _ Đem tâm của ngươi ra đây, ta an cho.
Tiểu Thiên: _ Đem tâm của ông ra đây, tâm của tôi ở trên đó!
Dại Nhân: _ Ta không có tâm, phân chi trên-dưới. Ngươi biết đâu dưới-trên.
Tiểu Thiên: _ Dưới “không tâm” là cỏ, trên “tâm không” là hai cái sừng. Tâm tôi trên đó (Lại một con bò cái thứ hai, Tiểu Thiên nghĩ thầm).
Dại Nhân: _ Tâm ta không trụ vào đâu. Đâu là cỏ? Đâu là sừng?
Tiểu Thiên: _ Khác gì kẻ hôn mê, điên dại. Tâm họ trụ vào đâu? Họ có biết phân biệt đâu là sừng, đâu là cỏ? (Lại một con bò cái thứ ba).
Dại Nhân: _ Tâm ngươi động, lưỡi ngươi động. Lưỡi ta động, tâm ta không động.
Tiểu Thiên: _ Bò nhai cỏ: lưỡi nó động, tâm không động (Lại một con bò cái thứ tư).
Dại Nhân: _ Sao ngươi biết tâm bò không động? Bộ ngươi là bò chắc?
Tiểu Thiên: _ Người biết tâm bò vì người có tư duy. Bò mới không biết tâm bò vì có chịu “động não” đâu mà biết.
Dại Nhân: _ (Im lặng, ngồi kiết già)
Tiểu Thiên: _ Lại thêm một con ếch muốn to bằng con bò.
Dại Nhân: _ Ngươi đừng láo! Chính Đức Phật cũng nhờ hành thiền mà đạt trí tuệ.
Tiểu Thiên: _ Tại sao các tu sĩ ngoại đạo cũng biết hành thiền nhưng không đạt trí tuệ Tam Minh như Đức Phật? Đó là vì Ngài biết phân biệt thiền có chánh thiền, tà thiền; định có chánh định, tà định. Muốn có chánh thiền, chánh định thì “định phải tu kèm với tuệ”, mà muốn tu tuệ phải có đầy đủ: giới, văn, thảo luận, chỉ và quán.
Giới của ông đâu khi còn ăn phi thời? Văn của ông đâu khi đã “bất lập văn tự”? Thảo luận của ông đâu khi “tâm không biết động”? Quán xét, suy tư, phân tích của ông đâu khi tất cả phải “thấy vọng liền buông”?
Dại Nhân: _ Đó mới chỉ là trí tuệ hữu hạn thôi! “Bởi vì những ai ưa pháp Tiểu Thừa, vẫn còn ngã, nhân, chúng sinh, thọ, giả”; kinh Kim Cang dạy thế. Ngươi biết thế nào là trí tuệ vô hạn của các Tổ?
Tiểu Thiên: _ Biết! Biết rất rõ! Vì ngoài chánh tuệ là tà tuệ. Tất cả sự định tâm không dựa trên trí tuệ “hữu hạn” đó đều bị rơi vào tà định. Có tà định thì sẽ có tà tuệ.
Tất cả kiểu “trực chỉ chân tâm”, “không niệm thiện - niệm ác” để ngăn trừ vọng niệm cũng giống như pháp tu của các tu sĩ ngoại đạo khác. Chúng chỉ có các đối tượng định tâm khác nhau mà thôi, và thực chất nó mới chỉ là chi phần “Chỉ” chứ chưa đủ bốn chi phần còn lại là giới, văn, thảo luận và Quán.
Chính vì không biết những điều “hữu hạn” ấy mà sư tổ giả danh Phật, sáng tác kinh Kim Cang, đã phải thú nhận tà-tuệ-vô-hạn của mình: “độ bao nhiêu (niệm) chúng sanh nhưng vẫn không thấy (mình và) chúng sanh được độ”. Công phu cả đời nhưng tham-sân-si vẫn còn nguyên.
Cứ nhìn các ngôi chùa nguy nga đồ sộ, các nhà thờ Tổ tráng lệ như cung điện của các thiền sư thì thấy rõ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét