Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Đây là lý do khiến "sư giả" phát sinh


Trong kinh Nguyên Thủy, Đức Phật dạy cho thôn trưởng Manicùlaka: “… Này Thôn trưởng, các Sa-môn Thích tử không được phép dùng vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử không được giữ vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử KHÔNG ĐƯỢC NHẬN LẤY VÀNG BẠC. Các Sa-môn Thích tử đã từ bỏ châu báu và vàng bạc. Họ đã ly khai vàng và bạcÐối với ai được dùng vàng bạc, người ấy cũng được phép dùng Năm Dục Công Đức. Ðối với ai được phép dùng năm dục công đức, người ấy hoàn toàn thọ trì Phi Sa-môn Pháp, Phi Thích Tử Pháp.
Này Thôn trưởng, Ta nói như sau: Cỏ được đi tìm cầu bởi ai cần đến cỏ. Củi được đi tìm cầu bởi ai cần đến củi. Cỗ xe được đi tìm cầu bởi ai cần đến cỗ xe. Người được đi tìm cầu bởi ai cần đến người. Nhưng này Thôn trưởng, không bất cứ một lý do gì ta nói rằng vàng, bạc được chấp nhận, được tìm cầu.” (Trích kinh Manicùlam (Châu Báu Trên Đỉnh Đầu) (S.iv,325))
Bên cạnh đó, trong tạng Luật Patimokkha, Chương Ưng Xả Đối Trị (Nissaggiya), điều học thứ tám, Đức Thế Tôn cũng đã quy định rõ:
“Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị Tỳ-khưu nào nhận lấy hoặc bảo nhận lấy vàng bạc hoặc ưng thuận (vàng bạc) đã được mang đến thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya (ưng đối trị).””
Tiếp theo đó, điều Ưng Xả Đối Trị thứ chín: ““Vị Tỳ-khưu nào tiến hành việc trao đổi bằng vàng bạc dưới nhiều hình thức thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
Thế nhưng, hàng trăm năm sau Bồ-tát giới của Đại Thừa xuất hiện tại Trung Hoa lại trái ngược hoàn toàn.
Nguyên văn Giới khinh thứ 1 “- GIỚI KHÔNG KÍNH THẦY BẠN
Nếu Phật tử, lúc sắp lãnh ngôi Quốc vương, ngôi Chuyễn Luân vương, hay sắp lãnh chức quan, trước nên thọ Giới Bồ Tát. Như thế tất cả quỷ thần cứu hộ thân vua và thân các quan. Chư Phật đều hoan hỷ. Ðã đắc giới rồi, Phật tử nên có lòng hiếu thuận và cung kính. Nếu thấy có bậc Thượng Tọa, Hòa Thượng, A Xà Lê, những bậc Ðại đức, đồng học, đồng kiến, đồng hạnh đến nhà, phải đứng dậy tiếp rước lạy chào, hỏi thăm. Mỗi sự đều đúng như pháp mà cúng dường, hoặc TỰ BÁN THÂN CHO ĐẾN QUỐC THÀNH CON CÁI, CÙNG BẢY BÁU TRĂM VẬT ĐỂ CUNG CẤP CÁC BẬC ẤY. Nếu Phật tử lại sinh lòng kiêu mạn, sân hận, ngu si, không chịu tiếp rước lạy chào, cho đến không chịu y theo pháp mà cúng dường, Phật tử này phạm «khinh cấu tội».””
Nguyên văn Giới khinh thứ 6: “- GIỚI KHÔNG CÚNG DƯỜNG THỈNH PHÁP
Nếu Phật tử, thấy có vị Pháp sư Đại thừa, hay những bậc đồng học, đồng kiến, đồng hạnh Đại thừa, từ trăm dặm, nghìn dặm đến nơi tăng phường, nhà cửa, thành ấp, thời liền đứng dậy rước vào, đua đi, lễ bái, cúng dường. Mỗi ngày ba thời cúng dường, TRĂM THỨC UỐNG ĂN, giường ghế, thuốc men, tất cả đồ cần dùng giá đáng BA LƯỢNG VÀNG đều phải cấp hộ cho pháp sư. Mỗi ngày : sáng, trưa và chiều, thường thỉnh Pháp sư thuyết pháp và đảnh lễ. Không hề có lòng sân hận buồn rầu. Luôn thỉnh pháp không mõi nhàm, chỉ trọng pháp CHỨ KHÔNG KỂ THÂN. Nếu Phật tử không như thế thời phạm «khinh cấu tội».”
Bồ-tát giới của Đại Thừa giáo đã phản ngược hoàn toàn với chánh Kinh chánh Luật của Đức Thế Tôn, xúi dại Bụt tử, hợp thức hóa việc nhận và cúng dường tiền vàng khiến đạo pháp suy đồi nhanh hơn vì lợi dưỡng, khiến Tăng Ni dễ suy thoái nhiều hơn vì năm dục trưởng dưỡng, khiến nạn “sư giả, ni dỏm” lợi dụng khất thực kiếm tiền tràn lan. Tội này do ai?
Chính Luật Pháp
-----------------------------------
Ghi chú: Các trích dẫn từ Kinh Nikaya theo bản dịch Việt của HT Thích Minh Châu, từ Luật Patimokkha theo bản dịch của TK Nguyệt Thiên, từ Bồ-tát giới theo bản dịch của HT Thích Trí Tịnh.
(Ảnh Internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét