Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

SỰ THẬT ĐẰNG SAU CÂU CHUYỆN VỀ "ĐẠI SƯ THẾ À" CỦA ĐẠI THỪA BÀ LA MÔN



DẪN: Đại Thừa truyền dại nhau 'tấm gương' của vị thiền sư chỉ có biết 'thế à' để ra vẻ thõng tay an nhiên trước mọi oan gia thế sự. Nhưng hậu quả cuả kiểu triết lý rởm đời nửa vời này là gì? Mời đọc bài dưới đây sẽ rõ.
-------------
Có người đặt một hài nhi trước mặt vị thiền sư:
_ Đây là con của ông, phải nuôi nó!
_ Thế à! Thiền sư điềm nhiên lãnh thọ.
Năm năm sau, người ấy trở lại:
_ Đứa bé không phải con ông, hãy trả lại!
_ Thế à! Thiền sư thở khì.
Năm tháng sau, người khác đến:
_ Ông là kẻ sát nhân, phải đi tù!
_ Thế à! Thiền sư thều thào.
Năm tuần sau, quan tòa hỏi:
_ Có kẻ thấy ông giết người?
_ Thế à! Thiền sư hào hển.
Năm ngày sau, đao phủ hét:
_ Giết người phải đền mạng!
_ Thế à! Thiền sư tròn mắt.
Phập!
Năm giây sau, tên sát nhân chạy đến:
_ Ta mới là kẻ giết người.
Quan toà, đao phủ và mọi người đều thản nhiên “Thế à!” rồi quay lưng bước đi.
Tuy vậy, để tưởng nhớ công hạnh của vị thiền sư, người đời sau chỉ truyền tai nhau phần đầu của câu chuyện và bỏ qua phần cuối.
Khốn thay, một nửa bài học vẫn chưa phải là bài học!
_______________
Pháp trích lục:
-- Kinh Người Ngu, Tăng Chi 1, Chương 3
 “--Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba?
-Không như lý suy tư, đặt câu hỏi;
-không như lý suy tư, trả lời câu hỏi;
-khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, không có chấp nhận.
Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.
Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba?
Như lý suy tư, đặt câu hỏi;
Như lý suy tư, trả lời câu hỏi;
khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, liền chấp nhận.
Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến” <Hết trích>
{ Ý kiến con Phật:
“- Thành tựu với ba pháp, này các Dại thừa sinh, người ngu được biết đến. Thế nào là ba?
Không như lý suy tư, đặt câu hỏi, chỉ có biết “Thế à!”.
Không như lý suy tư, trả lời câu hỏi, chỉ biết có “Thế a!”.
Khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, không có chấp nhận, chỉ có biết “Thế hả!”.
Thành tựu với ba pháp này, này các Dại thừa sinh, người ngu được biết đến.”
ÿ
-- Kinh Vương tử Vô Úy, số 58, Trung Bộ 2
Đức Thế Tôn nói với Vương tử Vô Úy:
“-- Cũng vậy, này Vương tử, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai KHÔNG NÓI lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai KHÔNG NÓI lời nói ấy.
Và lời nói nào Như Lai biết là NHƯ THẬT, NHƯ CHÂN, tương ứng với MỤC ĐÍCH, và lời nói ấy khiến những người khác KHÔNG ƯA, KHÔNG THÍCH, Như Lai ở đây BIẾT THỜI giải thích lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại KHÔNG NÓI lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, KHÔNG TƯƠNG ỨNG VỚI MỤC ĐÍCH, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai KHÔNG NÓI lời nói ấy.
Và lời nói nào Như Lai biết là NHƯ THẬT, NHƯ CHÂN, tương ứng với MỤC ĐÍCH, và lời nói ấy khiến những người khác ƯA VÀ THÍCH, ở đây, Như Lai BIẾT THỜI giải thích lời nói ấy.
Vì sao vậy? Này Vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình.” <Hết trích>
{ Ý kiến con Phật:
Không còn gì hay hơn, đầy đủ hơn, ý nghĩa hơn lời dạy của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. Vì thế phải im lặng, chắp tay thọ trì.
Thậm chí ngay cả đến thốt hai từ “Thế à” cũng không dám, bởi như vậy là phạm thượng với Bậc Chánh Biến Tri Minh Hạnh Túc.
Thanh Văn Con Phật nghĩ như vậy có đúng không, thưa các bậc Hiền trí Đại tuệ?
THANH VĂN ĐẠO SƯ

ĐẠI DẠI 7: DẠI THỪA CÓ ĐỒNG KHUYỂN TÁNH?



ĐẠI DẠI 6: DẠI BÁT NIẾT BÀN


Dại Bát Niết Bàn
Dại Nhân: _ Phật pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn để cứu độ tất cả chúng sanh với mọi căn tánh sai biệt. Đường nào cũng đến La Mã.
Tiểu Thiên: _ Roma là thành phố, hẳn phải có nhiều đường để đến. Niết Bàn của Phật là Diệt Đế thì không phải như thế. Chỉ có con đường duy nhất dẫn đến Niết Bàn là Đạo Đế - Bát Chánh Đạo mà thôi. Trong đó Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ, Chánh Định là Tứ Thiền - Tứ Thánh Định.
Không theo lộ trình Tám Chánh Đạo này mà theo 84.000 lộ trình khác, tất cũng sẽ đến Niết Bàn nhưng là “Niết Bàn” của tưởng.
Trong kinh Pháp Môn Căn Bản, những nhận thức như vậy được gọi là “tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn”. Từ đây muốn đạt đến “tuệ tri Niết Bàn là Niết Bàn” của vị Tỳ-kheo hữu học còn xa lắm.
Còn nói gì đến “thắng tri Niết Bàn là Niết Bàn” của bậc A-la-hán.
Còn nói gì đến “liễu tri Niết Bàn là Niết Bàn” của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Đừng có tưởng bở!

Dại Thừa Luận
Dại Nhân: _ Phải dùng cỗ xe to lớn nhất thừa mới cứu được cho đám trẻ ngu khờ thoát khỏi nhà lửa.
Tiểu Thiên: _ Cỗ xe to lớn cũng bị cháy, bọn trẻ mê xe đó chạy đi đâu?
Dại Nhân: _ “Xe” của Bụt, làm sao cháy được!
Tiểu Thiên: _ Đến Phật Thích Ca Mâu Ni mà yêu quái còn dám giả hình giả dạng, huống hồ “xe” của Bụt!

Dại Hùng, Dại Lực
Dại Nhân: _ Phải có dũng khí dám chặt tay, móc mắt, hiến thân mình vì đạo mới xứng danh “Pháp khí Đại Thừa”.
Tiểu Thiên: _ Như thế còn thua xa: dám lao mình vào lửa mới xứng danh “Thiêu thân đại dại”. Dám chết vì đạo, một kẻ cuồng tín cũng làm được. Sống lợi ích cho đạo: không hại mình, không hại người, không hại cả hai; lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thế giới thì chỉ có bậc Hiền trí Thanh văn mới làm nổi.
SIÊU CẤP PHẬT HỌC

ĐẠI DẠI 5: DẠI TÀ TÍN - TÀ NGUYỆN - TÀ HÀNH


Dại Nhân: _ Này Tiểu Thiên, chính ta được đọc trong kinh Tiểu Thừa Trung Bộ 3, bài kinh Hành Sanh, số 120, Đức Thế Tôn đã dạy: với những ai mong muốn sanh vào những nơi quyền quý như gia đình vua chúa, gia đình Bà-la-môn hoặc các cõi chư Thiên, nếu họ cứ “chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy” thời cũng sẽ được toại nguyện. Ta một lòng tín-nguyện-hạnh về Tây Phương Cực Lạc, há chẳng theo lời Phật Thích Ca hay sao?
Tiểu Thiên: _ Nhưng trước đó Đức Thế Tôn đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng, vị ấy phải đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Chánh pháp, chánh đạo muốn diệt khổ cũng phải tuân theo quy luật nhân quả như thế. Chỉ có tà pháp, tà đạo mới không tôn trọng luật nhân quả mà thôi.
Thử nghĩ mà xem, ông A buôn lậu ma túy, bà B bán hàng quốc cấm nên cả hai đâm ra lo sợ, nhưng nhờ tin và niệm “A mi tò phò” nên được an tâm khi hành sự và cứ như thế họ tiếp tục làm càn. Nếu khi họ mạng chung, theo đại nguyện của ông A Di Đà, nhất quyết họ cũng được thong dong vãng sanh tịnh độ, thế còn biết bao nạn nhân của họ thì sao? Như vậy còn gì là luật nhân quả, là công bằng, là nghiệp báo?
Dại Nhân: _ Nhưng riêng bản thân ta không làm điều gì xấu ác, chỉ chí tâm niệm hồng danh và một lòng nguyện sanh về miền Tây Phương để hưởng cảnh Lạc Cực. Ta cứ “chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy” thời cũng được chứ sao, có gì trái với luật nhân quả?
Tiểu Thiên: _ Tất nhiên là được! Nhưng ông nên nhớ, nếu không có đầy đủchánh tín, chánh giới, chánh văn, chánh thí, chánh tuệ; nói chung không có chánh công đức, chánh phước báo; thì coi chừng ông sẽ hưởng thọ sung sướng trong nguy hiểm.
Dại Nhân: _  Nguy hiểm thế nào và vì sao?
Tiểu Thiên: _  Bởi vì đối với các loài giòi bọ, côn trùng thời một đống phân hôi thối cũng là những hoàng cung, cung điện, thiên đàng, cực lạc của chúng chứ có thua gì ai? Chúng cũng cảm thấy sung sướng an lạc, cũng tắm mình trong cảnh “trời Tây” chứ có đau khổ gì đâu? Nếu ông có Thiên nhĩ thông, hẳn ông sẽ nghe tiếng chúng luôn miệng hót như chim Ca-lăng-tần-già: “Ôi sung sướng thay, hạnh phúc thay, tuyệt vời thay, kỳ diệu thay cõi hạnh phúc cực lạc là đây!”.
Dại Nhân: _ Nhưng pháp môn này do chính Đức Thế Tôn đã giới thiệu cho bà Vi-đề-hi kia mà?
Tiểu Thiên: _ Những kẻ gián điệp muốn phá đạo Phật không biết nói như thế hay sao? Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni không bao giờ giới thiệu một pháp môn phi pháp, phi luật, phi nhân quả, và đầy dẫy những phi lý, phi căn bản như thế.
Ông nên nhớ, ngay trong thời Đức Phật, ngay trong vùng Phật du hóa nhưng đã có những kẻ nham hiểm như Potaliputta, Sonakàyana, Sanjaya, Verañja, Lohicca, Paccaniikasàta, Pancasàlà, Vassakàra, Sangarava, Assalayana, Uttara, Vekhanassa, Magandiya, Niganthaputta Saccaka, Ambattha, Subha Todeyyaputta, Bà-la-môn ở Thùna… dám ngang nhiên giả danh Phật, giả lời Phật, hại đệ tử Phật. Có kẻ cũng ngụy trá nói với mọi người rằng đích thân họ được nghe chính Đức Thế Tôn dạy thế này, bảo thế kia để lường gạt mọi người bằng những tà pháp, tà niệm của họ.
Cho nên, ông cứ nhắm mắt tin rằng pháp môn Tịnh độ, xuất hiện sau thời Phật hàng trăm năm tại Trung Quốc, cũng chính là pháp môn được Phật Thích Ca tán thán, điều này chứng tỏ ông đã quá ngây thơ, cả tin đến độ mù quáng! 
Tóm lại, mong ông hãy “hồi đầu thị ngạn”, liệu chừng mà chánh tín, chánh giới, chánh văn, chánh thí, chánh tuệ. Chứ đừng tà tín – tà nguyện – tà hành.
SIÊU CẤP PHẬT HỌC

ĐẠI DẠI 4: DẠI TỪ DẠI BI, DẠI ĐỘ THA... MỒI


Dại Nhân: _ Này Tiểu Thiên, ngươi phải biết Bụt A Mi Tò Phò như một chiếc thuyền to, thế nên tảng đá dù lớn đến đâu, nặng cỡ nào thuyền cũng chở nổi. Vì vậy, một kẻ dù gây nhiều ác nghiệp cũng được cứu rỗi, độ thoát dễ dàng.
Tiểu Thiên: _ Nhưng tảng đá to có nổi hay chìm cũng chẳng chết ai. Ngược lại, bao nhiêu nạn nhân vô tội bị kẻ ác nhân hại chết, nếu họ không tín-nguyện-hành thì có nguyện lực nào tiếp rước cho họ?
Những linh hồn đáng thương ấy vất vưởng về đâu? Sao A Mi Tò Phò lại đại ích kỷ, dại độ, dại tha… mồi đến thế?
Dại Nhân: _ Ngài Angulimala là tướng cướp nhưng vẫn được cứu rỗi và trở thành A-la-hán thì sao?
Tiểu Thiên: _ Thì vì ngài Angulimala đã quyết tâm hoàn lương, với tâm nguyện thà chết chứ không tạo thêm ác nghiệp, nên khi bị đánh đập, hành hạ, tra tấn, đâm chém của biết bao trận đòn thù, ngài vẫn âm thầm cắn răng chịu đựng, không một tiếng oán than đánh trả.
Chính Đức Thế Tôn đã phải an ủi sách tấn ngài phải cố tâm chịu đựng, vì nếu không như thế ông ta sẽ bị nấu sôi ngàn năm trong địa ngục. Đã trả nợ sòng phẳng cho nhân quả và quyết tâm tu hành thì phải được giải thoát. Làm gì có chuyện phi nhân quả “buông đao lập địa thành Phật”, “thuyền to chở ác lớn” dễ dàng như thế!
Ông liệu chừng mà tin mấy ông tu sĩ gốc Bà-la-môn và pháp môn “mì ăn liền” của họ! Mang tà kiến, coi thường luật nhân quả, tội đọa địa ngục đấy!
Dại Nhân: _ Nhưng theo sớ giải những người cùng hung cực ác vẫn có thể yên ổn được tiếp dẫn về cõi Độ Tịnh, nhưng phải sanh vào hạng ‘hạ phẩm hạ sanh’ để tiến tu, và họ vẫn được sung sướng ở trong ‘hoa sen’ tới 12 đại-kiếp, tức 15 tỉ 360 triệu năm!
Tiểu Thiên: _ Chuyện ấy có thật không, chỉ có chú Cuội trên cung trăng mới dám khẳng định. Nhưng cho dù có chuyện đó, một kẻ cực kỳ tàn ác lại được hưởng ‘sung sướng, an vui’ dài hạn, còn các nạn nhân của họ thì sống chết mặc bay, thử hỏi nhân quả nghiệp báo ở chỗ nào? Triết lý nhân bản đạo đức ở chỗ nào? Lý lẽ như vậy có lợi cho ai, hại cho ai? Với người trí bấy nhiêu thôi cũng đủ biết nó là ngụy giáo của kẻ đời sau đưa vào để phá hoại Phật giáo.
SIÊU CẤP PHẬT HỌC

ĐẠI DẠI 3: DẠI TÍN NGUYỆN HÀNH

Dại Nhân:  _ Nam Mô A Mi Tò Phò, Dại Trí Thế, Âm Quan Dại Bồ-tát. Cả đời con buôn lậu xì ke ma tuý, hành bao ác nghiệp, hại bao nhiêu người; nhưng con chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước ngài, kiên nhẫn đến 11 niệm. Miễn sao con không phạm ngũ nghịch tội và huỷ báng pháp của các ngài.
Theo dại nguyện thứ 18 của ngài, con sẽ được ngài cứu rỗi an toàn về Phương Tây Lạc Cực. Vậy, con xin nguyện suốt đời tín - nguyện - và hành… buôn lậu, tiếp tục hành ác nghiệp để sống có tiền ăn chơi, chết vẫn được du hý thiên đàng.
Tiểu Thiên: _ Mô Phật !?
Dại Nhân: _ Nam Mô A Mi Tò Phò, Dại Trí Thế, Âm Quan Dại Bồ-tát. Mẹ con tuy cho vay nặng lãi, bố con tuy buôn bán đại lọc lừa, em con tuy đại trộm cướp, chị gái con tuy hành đại tà hạnh; nhưng tất cả không ai sợ địa ngục vì đều nguyện sanh về cõi nước của ngài.
Tất cả đều nghe danh hiệu ngài, chuyên nhớ đến bãi đáp an toàn của ngài và dâng cúng tiền tạo nhiều công đức: xây nhiều chùa, đắp nhiều tượng cho các ngài. Tất cả họ đều chí tâm hồi hướng, muốn sanh về nơi có ngài che chở. Theo dại nguyện 19, 20 của ngài, họ đều được toại nguyện.
Vậy con xin sách tấn gia đình tiếp tục tín-nguyện-và hành… tà hạnh để còn sống thì được các ngài phù hộ độ trì, chết vẫn được các ngài tiếp rước an toàn.
Tiểu Thiên: _ Mô Phật! Thiên tai! Thiên tai!
Dại Nhân: _ Nam Mô A Mi Tò Phò, Dại Trí Thế, Âm Quan Dại Bồ-tát. Tất cả những nạn nhân của gia đình con dù chúng hành nhiều thiện nghiệp, giữ gìn giới hạnh nghiêm chỉnh, nhưng chúng không biết ngài, không niệm hồng danh ngài thời ngài chẳng dại gì mất công tiếp độ chúng.
Các dại nguyện khác của ngài đều “marketing” tiếp thị chào hàng hay như thế; vậy mà chúng vẫn không tín-nguyện-hành theo ngài nên ngài đã mặc kệ chúng. Vậy mới đúng với luật nhân quả, thật công bằng. Đáng đời! Đáng kiếp!
Tiểu Thiên: _ Mô Phật! Phật ở mô?
-------------------------
GHI CHÚ
"  Nguyên văn nguyện thứ 18 của A-di-đà
Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
!  Nguyện thứ 18 của Diêm Vương A Ya Ma  
Lúc tôi thành Diêm Chúa, thập phương sát sanh, chí tâm diệt chủng, kể cả kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp; nhưng không muốn sanh về cõi âm phủ, nhẫn đến 10 niệm tên tôi thôi, nếu bị sanh, thời tôi không ở ngôi U Minh Giáo Chủ.
"  Nguyên văn nguyện thứ 1của A-di-đà
Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ-đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
!  Nguyện thứ 1của Diêm Vương A Ya Ma  
Lúc tôi thành Diêm Chúa, thập phương chúng sanh phát tâm diệt chủngkhông tu các công đức, không muốn sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi có cùng đại chúng hiện thân trước người đó hay khôngchẳng ai chứng minh được, cho nên tôi cứ nguyện bừa cho những kẻ ngu tin theo”
"  Nguyện thứ 20 của A-di-đà:
Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi, và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
!  Nguyện thứ 20 của Diêm Vương A Ya Ma:
Lúc tôi thành Diêm Chúa, thập phương sát sanh nghe danh hiệu tôi, không cần nhớ cõi nước tôi, và chẳng tu các công đức, chí tâm làm ác, nhưng không muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi U Minh Giáo Chủ.
SIÊU CẤP PHẬT HỌC

ĐẠI DẠI 2: DẠI 'KHÔNG'

Dại Nhân: _ Chữ “Không” trong Bát Nhã của Đại Thừa, được các tổ sư gốc Bà-la-môn xiển dương mang thâm ý rất cao siêu, vượt lên trên quan niệm phân biệt nhị biên kém cỏi tầm thường của hàng Thanh văn Tiểu Thừa.
Tiểu Thiên: _ Cao siêu thế nào?
Dại Nhân: _ Nó không phải là không-có, cũng không phải là không-không, cũng không phải là không-không và không-có…
Tiểu Thiên: _ Như vậy là quá cha phân biệt rồi còn gì! Ông nên nhớ, trong kinh Nguyên Thuỷ Nikaya, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni cũng đã dạy như thế nhưng hơi khác một chút.
Dại Nhân: _ Thật ư? Bài kinh gì? Khác thế nào?
TT:Kinh Phạm Võng, số 1, Trường Bộ 1. Đức Phật dạy thế này: Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn, Bà-la-môn đần độn ngu si. Vị này, vì đần độn ngu si, khi bị hỏi vấn đề nay hay vấn đề khác, liền dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: ... Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế…tất cả những vị này đều bị bao trùm bởi lưới của sáu mươi hai luận chấp này, dầu chúng nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây”.

DẠI LÝ TUYỆT ĐỐI
Tiểu Thiên: _ Chân lý là sự thật hiển nhiên, là thực tiễn có giá trị vĩnh hằng.
Nó phải đúng cho tất cả mọi người mới được gọi là chân lý.
Nó phải đúng qua tất cả mọi thời đại mới được gọi là chân lý.
Nó phải đúng ở tất cả mọi nơi mới được gọi là chân lý.
Chân lý chỉ có một chứ không có hai, vì thế trong kinh Nguyên Thủy, Tứ Thánh Đế mới được Đức Phật gọi là Chân Lý Của Bậc Thánh Nhân.
Dại Nhân: _ Nhưng… đó mới chỉ là chân-lý-tương-đối thôi, vì sau đó, trong Đại Thừa giáo, Bồ-tát Lông Thỏ còn phát triển chân lý thứ hai cao siêu hơn nhiều. Nó chính là chân-lý-tuyệt-đối.
Tiểu Thiên: _  Như vậy, chân-lý-tuyệt-đối của Đại-thừa-thãi phải hiểu theo một nghĩa hoàn toàn khác.
Dại Nhân: _ Khác thế nào?
Tiểu Thiên: _ Chân là cái chân, lý là lý lẽ; chân lý là lý lẽ của cái chân. Tuyệt đối hiểu đúng như thế là chân-lý-tuyệt-đối.
SIÊU CẤP PHẬT HỌC

ĐẠI DẠI 1: DẠI THỪA THIỀN


Tiểu Thiên: _ Xin chỉ cách an tâm.
Dại Nhân: _ Đem tâm của ngươi ra đây, ta an cho.
Tiểu Thiên: _ Đem tâm của ông ra đây, tâm của tôi ở trên đó!
Dại Nhân: _ Ta không có tâm, phân chi trên-dưới. Ngươi biết đâu dưới-trên.
Tiểu Thiên: _ Dưới “không tâm” là cỏ, trên “tâm không” là hai cái sừng. Tâm tôi trên đó (Lại một con bò cái thứ hai, Tiểu Thiên nghĩ thầm).
Dại Nhân: _ Tâm ta không trụ vào đâu. Đâu là cỏ? Đâu là sừng?
Tiểu Thiên: _ Khác gì kẻ hôn mê, điên dại. Tâm họ trụ vào đâu? Họ có biết phân biệt đâu là sừng, đâu là cỏ? (Lại một con bò cái thứ ba).
Dại Nhân: _ Tâm ngươi động, lưỡi ngươi động. Lưỡi ta động, tâm ta không động.
Tiểu Thiên: _ Bò nhai cỏ: lưỡi nó động, tâm không động (Lại một con bò cái thứ tư).
Dại Nhân: _ Sao ngươi biết tâm bò không động? Bộ ngươi là bò chắc?
Tiểu Thiên: _ Người biết tâm bò vì người có tư duy. Bò mới không biết tâm bò vì có chịu “động não” đâu mà biết.
Dại Nhân: _ (Im lặng, ngồi kiết già)
Tiểu Thiên: _ Lại thêm một con ếch muốn to bằng con bò.
Dại Nhân: _ Ngươi đừng láo! Chính Đức Phật cũng nhờ hành thiền mà đạt trí tuệ.
Tiểu Thiên: _ Tại sao các tu sĩ ngoại đạo cũng biết hành thiền nhưng không đạt trí tuệ Tam Minh như Đức Phật? Đó là vì Ngài biết phân biệt thiền có chánh thiền, tà thiền; định có chánh định, tà định. Muốn có chánh thiền, chánh định thì “định phải tu kèm với tuệ”, mà muốn tu tuệ phải có đầy đủ: giới, văn, thảo luận, chỉ và quán.
Giới của ông đâu khi còn ăn phi thời? Văn của ông đâu khi đã “bất lập văn tự”? Thảo luận của ông đâu khi “tâm không biết động”? Quán xét, suy tư, phân tích của ông đâu khi tất cả phải “thấy vọng liền buông”?
Dại Nhân: _ Đó mới chỉ là trí tuệ hữu hạn thôi! “Bởi vì những ai ưa pháp Tiểu Thừa, vẫn còn ngã, nhân, chúng sinh, thọ, giả”; kinh Kim Cang dạy thế. Ngươi biết thế nào là trí tuệ vô hạn của các Tổ?
Tiểu Thiên: _ Biết! Biết rất rõ! Vì ngoài chánh tuệ là tà tuệ. Tất cả sự định tâm không dựa trên trí tuệ “hữu hạn” đó đều bị rơi vào tà định. Có tà định thì sẽ có tà tuệ.
Tất cả kiểu “trực chỉ chân tâm”, “không niệm thiện - niệm ác” để ngăn trừ vọng niệm cũng giống như pháp tu của các tu sĩ ngoại đạo khác. Chúng chỉ có các đối tượng định tâm khác nhau mà thôi, và thực chất nó mới chỉ là chi phần “Chỉ” chứ chưa đủ bốn chi phần còn lại là giới, văn, thảo luận và Quán.
Chính vì không biết những điều “hữu hạn” ấy mà sư tổ giả danh Phật, sáng tác kinh Kim Cang, đã phải thú nhận tà-tuệ-vô-hạn của mình: “độ bao nhiêu (niệm) chúng sanh nhưng vẫn không thấy (mình và) chúng sanh được độ”. Công phu cả đời nhưng tham-sân-si vẫn còn nguyên.
Cứ nhìn các ngôi chùa nguy nga đồ sộ, các nhà thờ Tổ tráng lệ như cung điện của các thiền sư thì thấy rõ.
PHẬT HỌC SIÊU CẤP

CON NGOAN KÍNH CHA HIỀN. NGHỊCH TỬ PHỈ BÁNG TỪ PHỤ VÀ 11 TAI HỌA


Như trong bài kinh “Giới Phân Biệt” (số 140, Trung Bộ 3) còn ghi lại, Tôn giả Pukkusati tuy đã xuất gia quy y với Thế Tôn nhưng chưa có duyên may gặp được Đức Phật.

Do vậy khi Tôn giả được gặp chính Đức Thế Tôn tại nhà người thợ gốm Bhaggava, Tôn giả đã không nhận ra.

Nhưng sau khi nghe Đức Thế Tôn giảng dạy, Tôn giả Pukkusati đã nhận biết ngay bậc ĐẠO SƯ ĐÁNG TÔN KÍNH đang ở trước mặt mình.

Dù trước đó, Tôn giả Pukkusati vẫn lịch sự và nhã nhặn, thế nhưng sau khi biết Ngài là Đức Thế Tôn, Tôn giả Pukkusati đã phải sám hối vì sự “NGU ĐẦN, SI MÊ và KHÔNG KHÉO LÉO” vì đã “xưng hô với THẾ TÔN với danh từ HIỀN GIẢ”.

Nguyên văn đoạn chánh kinh ghi lời của Tôn giả Pukusati và Đức Phật:

“-- Con đã rơi vào một LỖI LẦM, bạch Thế Tôn, vì rằng, NGU ĐẦN, SI MÊ và KHÔNG KHÉO LÉO như con, đã nghĩ rằng con có thể xưng hô với Thế Tôn với danh từ HIỀN GIẢ. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận cho con LỖI LẦM ấy là một LỖI LẦM để con có thể ngăn ngừa trong tương lai.

-- Này Tỷ-kheo, thật vậy, Ông đã rơi vào một LỖI LẦM, vì rằng NGU ĐẦN, SI MÊ và KHÔNG KHÉO LÉO vì Ông đã nghĩ rằng Ông có thể xưng hô với TA với danh từ HIỀN GIẢ. Nhưng này Tỷ-kheo, nếu Ông thấy một lỗi lầm là một lỗi lầm, và như Pháp phát lộ, thời Ta chấp nhận lỗi lầm ấy cho Ông. Vì rằng, này Tỷ-kheo, đây là sự tăng ích trong giới luật của bậc Thánh, khi nào một ai thấy lỗi lầm là một lỗi lầm, như Pháp phát lộ, để ngăn ngừa trong tương lai.” <Hết trích>

Ý KIẾN:

Thế đấy, Tôn giả Pukusati vì chưa từng diện kiến Đức Thế Tôn nên khi gặp mặt đã “xưng hô với Thế Tôn với danh từ HIỀN GIẢ”, dù vậy đây vẫn là “một lỗi lầm, ngu đần, si mê và không khéo léo”.

Những ai thực sự trân quý nghĩa HY HỮU các danh xưng “Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”, và trân trọng nghĩa cứu khổ VÔ GIÁ của Pháp Bảo; cũng đều thấy đó là một LỖI LẦM dù vô ý.

Ấy thế mà sau này nhiều kẻ tuy mang danh con Phật, nghĩ rằng đang tu theo Pháp Phật, thế nhưng nghe theo các tổ sư gốc Bà-la-môn gián điệp, tin theo ‘giáo ngoại biệt truyền’ để rồi dám XÚC PHẠM, PHỈ BÁNG cùng cực ĐẤNG TỪ PHỤ THIÊN NHÂN SƯ khi vô phân biệt Bụt với cục cứt khô <Lâm Tế>, Bụt là que chùi đít <Vân Môn>, khi trả lời ngu xuẩn ‘con chó có Bụt tánh’ <Triệu Châu>, khi tà kiến tin rằng mọi chúng sanh (súc sanh, ma quỷ) cũng có ‘Phật tánh, thành Phật ’v.v... và v.v...

Đây không chỉ là lỗi lầm mà còn là TỘI ÁC! Tội ác phỉ báng PHẬT BẢO, tội ác nêu GƯƠNG TAI HỌA cho những kẻ tin theo.

Những ai còn ngu muội tin theo hoặc bênh vực hoặc bao che cho TỘI ÁC này hãy đi đến các hội chúng thù ghét Đạo Phật nhất, để xem họ có thừa lý lẽ và dám 'phá chấp' như các tổ Đại Thừa Bà La Môn không?

Những kẻ này hãy nhớ thêm: bao che cho cái ác, đó cũng là một tội ác.

Dưới đây là lời Phật dạy đối với kẻ “mắng nhiếc, chỉ trích, quở trách các bậc THÁNH” sẽ gặp một trong mười một TAI HOẠ.

Kinh “TAI HỌA”, Tăng Chi tập 4, Chương 11, I. Phẩm Y Chỉ

“Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nào mắng nhiếc, chỉ trích, quở trách các bậc Thánh là những vị đồng Phạm hạnh, thời không có sự kiện, không có cơ hội rằng người ấy không gặp một trong mười một tai họa.

Thế nào là mười một?

1. Không chứng điều chưa chứng, 2. đã chứng được thời mất đi, 3. Diệu pháp không được tỏ rõ, 4. hay là tự kiêu trong Diệu pháp, 5. hay là không hoan hỷ sống Phạm hạnh, 6. hay phạm một tội ô uế, 7. hay từ bỏ Phạm hạnh và hoàn tục, 8. hay là thọ bệnh nặng, 9. hay là đạt đến điên cuồng loạn tâm, 10. hay là bất tỉnh khi mệnh chung, 11. sau khi thân hoại mạng chung rơi vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục.

Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nào mắng nhiếc, chỉ trích, quở trách các bậc Thánh là những đồng Phạm hạnh, thời không có sự kiện, không có cơ hội rằng người ấy không gặp một trong mười một tai họa này.” <Hết trích>

Phỉ báng, quở trách bậc Thánh còn như thế, huống hồ phỉ báng Phật. Mong rằng những ai còn ngu đần, si mê, không khéo léo hoặc ác khẩu cùng cực vì nghe theo ác ma quay lại phỉ báng Đức Thế Tôn, hãy mau mau tỉnh ngộ, sám hối tội lỗi, may ra còn kịp cứu lấy mình.

NGHIÊN CỨU HỌC PHẬT

Kẻ ngu không phân biệt, cả hai chánh và tà


1 PHỈ BÁNG = 1000 NĂM ĐỊA NGỤC + 1 KIẾP NGHÈO HỦI

Đó là nghiệp báo khổ đau của người hủi Suppabuddha do ác ý vô minh đã phỉ báng ĐỨC PHẬT ĐỘC GIÁC TAGARASIKHI.

Điều này đã được chính Đức Phật Thích Ca kể lại trong Kinh UDENA - Phật Tự Thuyết, số 49, khi các Tỳ-kheo thưa hỏi về sanh thú của Suppabuddha.

Dưới đây là trích đoạn nguyên văn bài kinh:

“- Bạch Thế Tôn do nhân gì, do duyên gì, người hủi Suppabuddha lại là người nghèo đói, là người ăn xin, là người khốn cùng?

- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, người hủi Suppabuddha là con một nhà triệu phú ở Rājagaha khi đi ngang qua một khu vườn, vị ấy thấy Đức Phật Ðộc Giác Tagarasikhi đang đi vào thành khất thực. Thấy vậy, vị ấy SUY NGHĨ: "Ai là người hủi này lại đi dạo chơi" và vị ấy NHỔ NƯỚC MIẾNG và XÂY LƯNG PHÍA TRÁI rồi bỏ đi. Do hành động này của vị ấy được thuần thục, nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm, vị ấy bị nấu trong ĐỊA NGỤC. Do sự thành thục thêm nữa của nghiệp ấy, chính tại Rājagaha này, vị ấy là một người NGHÈO ĐÓI, là người ĂN XIN, là người KHỐN CÙNG!

Nay vị ấy do y cứ vào PHÁP - LUẬT được NHƯ LAI thuyết giảng, vị ấy được lòng tin, vị ấy được giới, vị ấy được nghe Pháp, vị ấy được từ bỏ, vị ấy được trí tuệ, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh thiện thú, Thiên giới, đời này, được cộng trú với chư Thiên ở cõi Ba Mươi Ba. Tại đấy, vị ấy chói sáng hơn các chư Thiên khác về dung sắc và danh xưng.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

Như người có mắt nhìn,
Cố gắng tránh lồi lõm,
Cũng vậy kẻ trí tránh,
Ðiều ác giữa đời này.” (Hết trích)

Rõ ràng quả báo của người hủi Suppabuddha không sao tránh khỏi một khi đã gieo nhân bất thiện.

Với những kẻ diệt chủng vô luân, cướp hiếp mạt hạng, nếu Suppabuddha có vì quá bất mãn nhổ nước miếng khinh bỉ vẫn không sao. Thế nhưng nếu trước những vua quan quyền thế đức độ mà phỉ báng sai trái, có thể bị tù đày hoặc roi phạt như chơi. Đây là điều thường thấy.

Vua quan còn như thế, huống hồ với Chư Phật và các Thánh Tăng A La Hán. Bởi, các Đức Phật và Thánh Tăng đều phạm hạnh thanh tịnh, phước báo tròn đủ, đạo quả viên mãn, chính vì thế phỉ báng các Ngài tất phải gánh chịu quả báo nặng nề.

Đáng tiếc thay nhiều người đang nghĩ mình là con Phật, thế nhưng lại tin theo ÁC MA, quay lại khinh chê giáo Pháp Nguyên Thủy của Đức Thế Tôn, phỉ báng ĐỨC PHẬT và các Thánh Tăng A LA HÁN Thanh Văn Nhị Thừa.

Đã có một trưởng lão viết sách công khai chê bai kinh điển Nguyên Thuỷ là sơ khai, hạn hẹp. Vị này còn huỷ báng các Tỳ-kheo Thanh Văn như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, A-nan... chẳng khác nào như những người mù điếc, không hiểu gì cả khi dự pháp hội Hoa Nghiêm cao siêu của Đại Thừa được ‘Phật’ thuyết trong vòng 21 ngày NGAY SAU KHI Ngài vừa mới chứng đạo???

Hắn là ác ma đã che mờ trí tuệ của vị trưởng lão và những ai tin theo Hoa Nghiêm. Tất cả đã không nhận thức được một điều hết sức phi lý, đó là mới 21 ngày ngay sau khi Phật vừa mới chứng đạo, lúc này năm anh em ông Kiều Trần Như còn chưa có, lấy đâu ra có các Thánh Tăng A La Hán Thanh Văn để họ hùa theo ác ma phỉ báng các Ngài???

Các vị cần nhớ thêm: đạo quả A La Hán chỉ sau đạo quả Phật Độc Giác, và Suppabuddha chỉ có một mình SUY NGHĨ và hành động phỉ báng Phật mà còn bị như thế. Trong khi đó vị trưởng lão viết sách phổ biến rộng rãi, khiến những người tin theo cùng khinh chê giáo pháp Nguyên Thuỷ và các Thánh Tăng A La Hán. Nghiệp chướng tội báo này nói sao cho xiết!

Tóm lại mong các vị hãy nhận thức rõ tội lỗi của mình để mau mau sám hối, gấp quay về đúng với Chánh Pháp NIKAYA - Chánh Luật PATIMOKKHA của Đức Thế Tôn, tu hành nghiêm chỉnh, tích cực sửa sai, nỗ lực phổ biến đúng Chánh Pháp để cứu giúp cho những người khác, tạo lập công đức, may ra còn kịp cứu lấy mình.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

KIM CANG HỘ PHÁP

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

HỎI THIỀN TÔNG

ĐỨC PHẬT DẠY:
1) -- “Ở đây, này Tỷ-kheo, Bậc Hiền trí, Ðại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Bậc Hiền trí, Ðại tuệ (Trích kinh “Con Đường Sai Lạc”, Tăng Chi 2, Chương 4, Phẩm Chiến Sĩ, tr. 159)
] Ý kiến
Huệ Khả tự chặt tay có làm hại mình không? 
Bồ Đề Đạt Ma thản nhiên tọa thị cho Huệ Khả tự hủy hoại mình như vậy có hại người không? 
Cả hai có là Bậc Hiền trí, Đại tuệ không? 
Cả hai có nêu những tấm gương hại mình hại người cho những kẻ tin theo không?
ĐỨC PHẬT DẠY:
2) -- “Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, người tinh cần tinh tấn sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết” (Tăng Chi 1, Chương 1, trang 73)
3) Trích kinh Devadaha, số 101, TB3. Đức Thế Tôn hỏi ngoại đạo: "- Chư Hiền Nigantha, các Ông nghĩ thế nào? Khi các Ông tha thiết tinh tấn, tha thiết tinh cần, trong khi ấy có phải các Ông thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ? Còn trong khi các Ông không tha thiết tinh tấn, không tha thiết tinh cần, trong khi ấy có phải các Ông không thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ?
"- Thưa Hiền giả Gotama, khi chúng tôi tha thiết tinh tấn, tha thiết tinh cần, trong khi ấy chúng tôi thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ. Còn trong khi chúng tôi không tha thiết tinh tấn, không tha thiết tinh cần, trong khi ấy chúng tôi không thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ” <HT Minh Châu dịch Việt>
] Ý kiến: Huệ Khả theo “giáo ngoại biệt truyền” càng tinh tấn chặt tay càng sống đau khổ, vậy pháp của Bồ Đề Đạt Ma có vụng thuyết không? 
Bồ Đề Đạt Ma và Huệ Khả có giống các Nigantha không? 
Ngược lại các Thanh Văn Tỳ-kheo càng tinh tấn, càng an vui hỷ lạc cả thân lẫn tâm, vậy Chánh Pháp Nguyên thủy có khéo thuyết không?
PHẬT HỌC SIÊU CẤP