Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

Sự thật đằng sau câu chuyện về "ĐẠI SƯ THẾ À" của Đại Thừa Bàlamôn

DẪN: Đại Thừa truyền dại nhau 'tấm gương' của vị thiền sư chỉ có biết 'thế à' để ra vẻ thõng tay an nhiên trước mọi oan gia thế sự. Nhưng hậu quả cuả kiểu triết lý rởm đời nửa vời này là gì? Mời đọc bài dưới đây sẽ rõ.
-------------
Có người đặt một hài nhi trước mặt vị thiền sư:
_ Đây là con của ông, phải nuôi nó!
_ Thế à! Thiền sư điềm nhiên lãnh thọ.
Năm năm sau, người ấy trở lại:
_ Đứa bé không phải con ông, hãy trả lại!
_ Thế à! Thiền sư thở khì.
Năm tháng sau, người khác đến:
_ Ông là kẻ sát nhân, phải đi tù!
_ Thế à! Thiền sư thều thào.
Năm tuần sau, quan tòa hỏi:
_ Có kẻ thấy ông giết người?
_ Thế à! Thiền sư hào hển.
Năm ngày sau, đao phủ hét:
_ Giết người phải đền mạng!
_ Thế à! Thiền sư tròn mắt.
“Phập!”
Năm giây sau, tên sát nhân chạy đến:
_ Ta mới là kẻ giết người.
Quan toà, đao phủ và mọi người đều thản nhiên “Thế à!” rồi quay lưng bước đi.
Tuy vậy, để tưởng nhớ công hạnh của vị thiền sư, người đời sau chỉ truyền tai nhau phần đầu của câu chuyện và bỏ qua phần cuối.
Khốn thay, một nửa bài học vẫn chưa phải là bài học!
_______________
TRÍCH THÁNH KINH NIKAYA:
Kinh Người Ngu, Tăng Chi 1, Chương 3
PHẬT DẠY: “--Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người NGU được biết đến. Thế nào là ba?
-Không như lý suy tư, đặt câu hỏi;
-không như lý suy tư, trả lời câu hỏi;
-khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, không có chấp nhận.
Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người NGU được biết đến.
Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người HIỀN TRÍ được biết đến. Thế nào là ba?
- Như lý suy tư, đặt câu hỏi;
- Như lý suy tư, trả lời câu hỏi;
- khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, liền chấp nhận.
Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người HIỀN TRÍ được biết đến” <Hết trích>
Ý KIẾN CON PHẬT:
“- Thành tựu với ba pháp, này các Dại thừa sinh, người NGU được biết đến. Thế nào là ba?
Không như lý suy tư, đặt câu hỏi, chỉ có biết “Thế à!”.
Không như lý suy tư, trả lời câu hỏi, chỉ biết có “Thế a!”.
Khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, không có chấp nhận, chỉ có biết “Thế hả!”.
Thành tựu với ba pháp này, này các Dại thừa sinh, người NGU được biết đến.”
Trích Kinh Vương tử Vô Úy, số 58, Trung Bộ 2
Đức Thế Tôn nói với Vương tử Vô Úy:
“-- Cũng vậy, này Vương tử, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai KHÔNG NÓI lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai KHÔNG NÓI lời nói ấy.
Và lời nói nào Như Lai biết là NHƯ THẬT, NHƯ CHÂN, tương ứng với MỤC ĐÍCH, và lời nói ấy khiến những người khác KHÔNG ƯA, KHÔNG THÍCH, Như Lai ở đây BIẾT THỜI giải thích lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại KHÔNG NÓI lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, KHÔNG TƯƠNG ỨNG VỚI MỤC ĐÍCH, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai KHÔNG NÓI lời nói ấy.
Và lời nói nào Như Lai biết là NHƯ THẬT, NHƯ CHÂN, tương ứng với MỤC ĐÍCH, và lời nói ấy khiến những người khác ƯA VÀ THÍCH, ở đây, Như Lai BIẾT THỜI giải thích lời nói ấy.
Vì sao vậy? Này Vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình.” <Hết trích>
Ý KIẾN CON PHẬT:
Không còn gì hay hơn, đầy đủ hơn, ý nghĩa hơn lời dạy của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni trong chánh kinh NIKAYA. Vì thế phải im lặng, chắp tay thọ trì.
Thậm chí ngay cả đến thốt hai từ “Thế à” cũng không dám, bởi như vậy là phạm thượng với Bậc Chánh Biến Tri Minh Hạnh Túc.
Thanh Văn Con Phật nghĩ như vậy có đúng không, thưa các bậc Hiền trí Đại tuệ?
THANH VĂN ĐẠO SƯ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét