Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

TÂM THƯ


Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsam-Buddhassa
Bức Tâm Thư
của
Phm Thiên Nhân
Kính gửi: Tất cả Tỳ-kheo thuộc hệ phái Nguyên Thủy trên toàn thế giới.
Về việc: Phân định Chánh Kinh Nguyên Thủy Pali và các tà kinh ngụy tạo khác bằng một phương thức hết sức đơn giản nhưng hiệu quả.
Tôi, Phạm Thiên Nhân, khẩn thiết kêu gọi tất cả các Tỳ-kheo Nguyên Thủy trên toàn thế giới hãy tích cực bảo vệ tạng kinh Pali Nguyên Thủy duy nhất của Phật Pháp bằng cách sau khi suy xét cẩn trọng những điều dưới đây hãy mạnh dạn lược bỏ, không tụng đọc, in dẫn, giới thiệu câu “Như vầy tôi nghe Evam me sutam trong các kinh Trung Bộ, Trường Bộ và Pali Nguyên Thủy, vì các lý do sau đây:
- Thứ nhất: Trong chánh Kinh và chánh Luật, không có bất kỳ một chứng cớ nào cho thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có di giáo về điều này. Một khi Ngài đã không dạy nhưng người sau tự ý thêm vào là gây hại chứ không có lợi.
- Thứ hai: Cũng trong chánh Kinh và chánh Luật, không có bất kỳ một chứng cớ nào cho thấy các Thánh Tăng A-la-hán và bản thân tôn giả Ananda tuyên bố xác chứng kinh văn phải có câu này. Vì sao? Vì trong tạng Luật không có câu này nhưng mọi người đều biết nó được trùng tuyên bởi ngài Upali. Vì vậy, dù tạng Kinh không có câu này, mọi người cũng thừa biết vai trò trùng tuyên kinh tạng Pali là của ngài Ananda.
- Thứ ba: Rất nhiều bài kinh trong Tương Ưng, Tăng Chi, Tiểu Bộ cũng đều không có câu này. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mọi người vẫn dễ dàng phân biệt đâu là Kinh Nikaya, đâu là Luật Patimokkha.
- Thứ tư: Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ 1, Đức Như Lai đã di giáo: “Này Ananda, nếu chúng Tăng muốn, sau khi Ta diệt độ có thể hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt chi tiết”. Sự hủy bỏ các học giới nhỏ nhặt chi tiết còn được phép, huống hồ ở đây không phải là học giới mà chỉ là một chi tiết nhỏ nhặt, dư thừa, không có căn cứ, không cần thiết; thậm chí nó lại là “cửa ngõ” cho những kẻ gián điệp lợi dụng điều này để tạo ra các tài liệu giả phá hoại Phật Pháp. 
- Thứ năm: Lược bỏ điều Đức Thế Tôn không di giáo sẽ giúp phân biệt rõ hơn tạng kinh gốc Pali duy nhất và các văn kiện ngụy tạo xuất hiện sau này, vì chúng đều dựa vào đây để xác tín các văn bản giả hiệu nhằm đánh lừa mọi người.
- Thứ sáu: Nhờ xóa bỏ như vậy sẽ giúp mọi người dễ dàng nhận diện rõ hơn các văn thư chế tác sau này. Từ nay các văn liệu nào có câu “Như vầy tôi nghe” đều là tài liệu ngụy tạo của người đời sau giả danh ngài Ananda để du nhập pháp giả. Qua đây mọi người sẽ thống nhất gọi các “vũ khí” giả mạo này là “cuốn”, “tập”, “sách” hoặc “bản” thay vì “kinh” như hiện nay. Ví dụ: cuốn Hoa nghiêm, tập Lăng già, bản A di đà, sách Pháp hoa v.v…
- Thứ bảy: Các tài liệu ngụy tạo sau này sẽ không dám lược bỏ câu “Như vầy tôi nghe” vì như thế là tự phủ nhận các luận văn của các luận sư gốc Bà-la-môn. Bởi lẽ hầu hết các bộ luận của Đại thừa đều biết khai thác câu “xác chứng” này để hợp thức hóa sự giả trá của chúng và tạo đức tin nơi những kẻ ngây thơ. 
- Thứ tám: Thực chất câu “Như vầy tôi nghe” là một mắt xích trong kế hoạch phá hoại đạo Phật của các gián điệp gốc ngoại học. Nó chính là vũ khí tiền trạm của các gián điệp ngoại học tung vào Phật giáo nhằm mở đường cho hàng loạt các kinh văn ngụy tạo ra đời sau này, và theo đây những người mất cảnh giác dễ bị cuốn mê theo sự dẫn dắt vòng vo của các luận sư gốc Bà-la-môn để rồi dễ dàng tin nhận các tà văn này.
- Thứ chín: Nếu không nghĩ như trên, có thể nghĩ rằng ngài A-nan tiên tri trước được sự giả mạo của các ngoại đạo sư và đây là kế dụ địch để các ngoại đạo sa bẫy. Sau này khi duyên lành đã đủ những vị kế thừa chỉ cần loại bỏ “bẫy” này thì sẽ làm rõ hơn sự khác biệt giữa chánh kinh và tà kinh.
Với các lý do chánh đáng nêu trên rất mong toàn thể Tăng Bảo Tỳ-kheo thuộc truyền thống Nguyên Thủy Chánh Tông hãy suy xét kỹ lưỡng và đồng lòng thực hiện lời đề nghị của nêu trên.
Chánh Pháp thuộc về những ai có chánh tín và có trí tuệ biết phân biệt rõ chánh và tà, thật và giả đối với Tam Bảo.
Nay kính.
Phạm Thiên Nhân

NGỤY KINH A HÀM XÚI TỰ TỬ




DẪN: Như được biết, kinh Nikaya tiếng Việt do HT Thích Minh Châu dịch từ nguyên bản chữ Pāli, do vậy theo xếp loại khoa học, đây là bản kinh cấp 2 <Pāli --> Việt>.

Cũng theo nguyên tắc khách quan khoa học, bản kinh Nikaya Việt của HT Minh Châu đáng tin cậy hơn bản kinh A Hàm Việt của Bắc Tông. Vì sao? Vì bản A Hàm Việt của Bắc Tông là kinh cấp 3, vì qua 3 lần phiên dịch <Sanskrit --> chữ Hán --> chữ Việt>. Thực tế "Tam sao thất bổn" có nghiã là ba lần sao chép thì đã mất đi ý nghĩa gốc.

Sau này Đại Thừa lập lờ đánh lận con đen, in ngoài bìa kinh A Hàm là dịch từ chữ Pāli. Thực ra đây là kiểu lấp liếm nhằm đánh lừa người khác. Bài so sánh hai bản kinh tương đương trong Pali và A Hàm dưới đây cho thêm minh chứng về sự khác biệt của hai tạng kinh này.
Phân tích so sánh
P106. Kinh Bất Động Lợi Ích &
A75. Kinh Tịnh Bất Động Đạo
Chánh kinh Pāli: (Lời ngài Ananda bạch Đức Thế Tôn) “-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Chính mười y cứ sự này sự kia, bạch Thế Tôn, sự vượt thoát dòng nước mạnh đã được Thế Tôn nói lên. Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là Thánh giải thoát?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Những dụchiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, những sắc pháp hiện tại và những sắc pháp tương lai, những Bất động tưởng, những Vô sở hữu xứ tưởng, và những Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, cái gì thuộc tự thân, là tự thân. Ðây là bất tử tức là tâm giải thoát không thủ trước”. Này Ānanda, đây là đạo lộ về lợi ích Bất động được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích Vô sở hữu xứ được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích Phi tưởng phi phi tưởng xứ được Ta thuyết giảng, là sự vượt qua dòng nước mạnh do y cứ sự này sự kia được Ta thuyết giảng, Thánh giải thoát được Ta thuyết giảng.”
Tà kinh A Hàm: “Đức Thế Tôn đáp: “Này A-nan, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay là sắc của đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay là dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay là sắc tưởng của đời sau và bất động tưởng, vô sở hữu tưởng, vô tưởng tưởng, tất cả các tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt, đó là hữu thân. Nếu là hữu thân thì đó là sanh, đó là già, đó là bệnh, đó là chết.
“Này A-nan, nếu có pháp này thì diệt trừ tất cả, không để lưu dư,không để có trở lại. Như vậy thì không sanh, không già, không bệnh, không chết.”
Phân tích: Theo chánh kinh Pali, ngài Ananda và các Tỳ-kheo sau khi nghe xong Đức Thế Tôn thuyết về mười căn cứ sự giúp Tỳ-kheo vượt thoát dòng nước khổ ưu, ngài đã hỏi Phật về Thánh Giải Thóat. Đức Phật đã trả lời về Tâm Bất Động không chấp thủ trước các pháp như trích dẫn ở trên.
Trong khi đó A Hàm thật vô lý, các pháp “bất động tưởng, vô sở hữu tưởng, vô tưởng tưởng”, tất cả đều là “tưởng” thì làm sao đó là pháp “hữu thân” cho được!
Còn nếu hiểu ‘hữu thân” là “có thân” lại càng chết, vì “nếu có pháp này thì diệt trừ tất cả, không để lưu dư…” có nghĩa rằng thì là phải trừ diệt hữu thân để không còn sanh, không già, không bệnh, không chết ư? Bụt A Hàm dạy vừa khác với Đức Phật Thích Ca trong chánh kinh Pali vừa nguy hiểm quá.
So sánh bấy nhiêu cũng đủ cảnh giác với các kinh A Hàm rồi.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU HỌC PHẬT

NGHIỆP TRÂU HẠNH BÒ


Tu sĩ Bà-la-môn Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, là một người nổi tiếng chấp chặt truyền thống ăn chay của đạo mình.
Một hôm ngài tìm đến gặp cháu đích tôn của tướng quân Sīha, cao giọng dạy dỗ:
_ Này chắt Sīha, “ăn chay, nằm đất mới là tu”, sao ngươi còn ăn mặn?
Cháu đích tôn tướng quân Sīha chấp tay lễ phép:
_ Thưa ngài, nói vậy trâu, bò, dê, lừa chúng cũng biết tu rồi chăng?
Bà-la-môn Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, ngắc ngứ nhưng vẫn cứng giọng:
_ À... ừ... nhưng vẫn còn hơn lũ cọp, beo, sư tử sát sanh ăn thịt.
Cháu tướng quân Sīha từ tốn:
_ Thưa, đúng thế. Vì sao? Vì chúng không biết ăn “tam tịnh nhục”. Tuy vậy, giữa thú với thú, người ta còn phân biệt động vật cấp cao - động vật cấp thấp, huống hồ giữa con người. Hẳn ngài biết điều này!
Bà-la-môn Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, lúc lắc đầu húng hắng ho như muốn tống cục ngẹn trong cổ.
Cháu tướng quân Sīha nói tiếp:
_ Xin lỗi, cháu nói hơi quá, nhưng cũng vừa đủ cho những kẻ chỉ dựa vào cách ăn rau cỏ đã vội lớn tiếng dạy đạo đức, thậm chí còn mắng chửi người khác.
Bà-la-môn Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, đưa cuốn sách cũ nát cho Cháu tướng quân Sīha, giọng ngoan cố:
_ Ngươi mở to mắt đọc cuốn thánh kinh này. Trong đó đấng giáo chủ đã hết lời ca ngợi ăn chay, mạt sát bọn ăn mặn.
Cháu tướng quân Sīha điềm nhiên trả lời:
_ Ngài cứ việc giữ lấy đức tin và tập quán của ngài. Chỉ có điều đừng xuyên tạc rằng đó là lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để phỉ báng người khác. Cháu cũng có hàng chục dẫn chứng trong kinh nguyên thủy Nikaya và luật Patimokha xác định Đức Thế Tôn và các Thánh A-la-hán đều thọ “tam tịnh nhục”.
Ngay lúc ấy, vị Đại Phạm Thiên Sīha hiện ra trên bầu trời với ánh sáng chói lòa, cất tiếng rền vang như sấm động:
_ Này Punna Koliyaputta, cái gì của Bà-la-môn hãy trả về cho đạo Bà-la-môn! Cái gì của Đạo Phật phải trả về cho Đạo Phật! 
Tu sĩ Bà-la-môn Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, trợn tròn mắt hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, liền ba chân bốn cẳng ôm cuốn kinh giả chạy mất.

MahaSīhas

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

BẬT MÍ NHỮNG BÍ MẬT KINH HOÀNG VỀ THẦN CHÚ ĐẠI THỪA BÀ LA MÔN


´ HỎI: Vì sao trong kinh Nguyên Thủy Pāli Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni không chủ trương dạy về thần chú, thậm chí Ngài xem nó là pháp môn tà đạo; thế nhưng trong truyền thống Đại Thừa, nhất là Mật Tông, và ngay cả trong kinh A Hàm lại phổ biến pháp môn này?
Các câu thần chú Húm ma ni bát mê hồng của Mật Tông, hoặc Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha trong Bát Nhã Tâm Kinh có ý nghĩa như thế nào? Chúng có khác gì với các câu thần chú của Bà-la-môn giáo?
! Luận sư ĐẠI THỪA trả lời: Thực tình mà nói, chẳng có một ai thống kê được chính xác dù chỉ một phần trăm, thế nhưng hãy cứ tin rằng Phật pháp có tám mươi bốn ngàn pháp môn cơ mà. Nếu chỉ thêm một pháp môn niệm thần chú trong muôn ngàn pháp khác thì nhằm nhò gì. Vả lại càng có nhiều thuốc, càng chữa được cho nhiều người chứ có hại ai đâu mà lo.
Trong phần đầu kinh Thủ Lăng Nghiêm, rõ ràng còn ghi lại sự việc Phật đã dùng thần chú cứu cho ông A-nan-đà thoát khỏi sự quyến rũ dục ái của Ma Đăng Già như thế này:
“…Bấy giờ tướng vô kiến đảnh của Phật, phát ra một vầng sáng rực rỡ không gian trong ánh sáng báu có đức Hóa Phật ngự tòa sen báu nghìn cánh, tuyên nói thần chú Thủ Lăng Nghiêm: "Án A Na Lệ. Tỳ Xá Đề. Bệ Ra Bạt Xà Ra Đà Rị. Bàn Đà Bàn Đà Nễ. Bạt Xà Ra, Bàn Ni Phấn, Hổ Hồng Độ Rô Ung Phấn, Tóa Bà Ha”. Phật bảo Bồ-tát Văn Thù đem chú đó diệt trừ tà chú của Ma-Đăng-Già.” (Nguồn Internet)
Mặc dù, cho đến nay, vẫn chưa có một ai dám công khai công nhận rằng nhờ đọc thần chú ấy mà diệt được dục ái và chứng minh cho thiên hạ thấy công năng thần lực của nó, nhưng đã là kinh văn do chính các tổ sư gốc Bà-la-môn kết tập và dạy rành rành như thế, chẳng lẽ lại không tin?
Ấy thế mà vẫn có những kẻ ương ngạnh nhất định không dám tin vào thần chú. Họ chỉ một chiều tin vào ba cái máy vớ vẩn rồi còn lớn tiếng nói rằng: thời buổi khoa học này mọi thứ dễ dàng chứng minh thật giả lắm.
Họ còn cả gan thách thức các tổ sư Thủ Lăng Nghiêm hãy ngồi vào các máy đo cảm xúc, tha hồ niệm thần chú; trong khi các Ma Đăng Trẻ của họ xức nước hoa thơm phức, ưỡn qua ẹo lại, nói vài câu “ma chú” là biết ngay thần chú Thủ Lăng Nghiêm của các ngài linh ứng hay vũ khí của các yếu nữ có uy lực hơn.
Chuyện cứ như đùa, thế nhưng đến nay vẫn chưa có một sư phụ nào dám chấp nhận thách thức để chứng minh thần chú Lăng Nghiêm là diệu pháp diệt dục linh nghiệm. Tôi nêu việc này để các thầy Lăng Nghiêm liệu chừng mà ca ngợi thần chú, không khéo có ngày nóng mũi chấp nhận thử lửa, ngồi vào ba cái máy nhạy cảm ấy thì xúc động đậy lắm. 
À, có làm thì phải trung thực, công khaichứ giả dối thì cũng có nhiều rồi! Chẳng thế có người đã phán ‘tôn giáo là mảnh đất màu mỡ cho những tay tổ bịp’, kể cũng không oan!
Cho nên kinh Thủ Lăng Nghiêm và mấy câu chú thuật của các tổ sư gốc Bà-la-môn có đem ra thực nghiệm, lỡ bị phơi trần hết linh nghiệm, khiến các tín đồ Phật giáo nhất loạt đào thải chúng vào nhà kho viện bảo tàng thì nguy.
Tuy vậy, lại có người dạy rằng ý nghĩa tượng trưng của thần chú Thủ Lăng Nghiêm là phải biết dùng lý trí rực sáng mà rọi vào tình dục đen tối. Nói thật, chú Cuội trên cung trăng cũng có thể luận bàn suông như thế được.
Hơn nữa, nếu mọi chuyện dễ dàng như vậy, hẳn thái tử Tất Đạt Đa đã chẳng phải mất công xuất gia, tầm sư học đạo, khổ hạnh tu dở sống dở chết, dốc chí công phu thiền định làm gì cho nhọc sức.
Dù có tu hành nghiêm chỉnh hay không nghiêm chỉnh cũng thừa biết, nếu diệt dục ái dễ như việc mấy ông ảo thuật gia móc trong túi vài cục gạch, hô một tiếng biến thành vài cục kẹo để dụ bọn con nít; hẳn Đức Thế Tôn đã chẳng phải tốn hơi liên tục kêu gọi các tu sĩ nỗ lực tinh tấn làm gì. Thậm chí, những lời cuối cùng của Ngài vẫn còn nhắc nhở: Các pháp hữu vi là vô thường, các Tỳ-kheo, hãy tinh tấn chớ có phóng dật kia mà.
Hay quý ngài nào lớn tiếng dạy ‘lý chú thuật rực sáng trước tình dục đen tối’, cứ ngồi luôn vào máy dò xúc cảm để xem cái lý trí của các ngài có rực sáng trước năm trần của các Ma Đăng Trẻ được không? Để xem các ngài có mạnh hơn con chim cáy đã được Đức Phật lấy làm ví dụ như trong kinh Trung Bộ không? Nói như thế nào phải làm được như vậy; hoặc làm được như thế nào hãy nói như thế ấy mới hay.
Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thẳng là như thế này: chúng ta phải tin tưởng hoàn toàn nơi sự kết tập và xiển dương của các tổ sư gốc Bà-la-môn như Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước…
Chớ có nghĩ các ngài là gián điệp nằm vùng, vì tất cả các kinh văn do các ngài kết tập và xiển dương đều có ghi rành rành “Như vầy tôi nghe”, chứ có kinh nào dám viết “Như vầy tôi không thèm nghe” đâu mà không tin. Còn luận của các ngài thì nhiều như núi, chỉ một mực khen nức nở các kinh ấy không sót một từ, đọc tới đâu mê mẩn cả người tới đấy.
Thử hỏi, ngay như các đệ tử Tỳ-kheo Nguyên Thủy Nhị thừa đối với kinh Pāli có làm được như thế không? Hay ngược lại, cũng bắt chước các luận sư gốc Bà-la-môn của Đại Thừa mà chê tới chê lui kinh điển Pāli là tục đế, là thường pháp?  
Một khi các Phật tử đã có được đức tin cuồng nhiệt vào thần chú, chắc chắn họ sẽ không còn phải đắn đo, cân nhắc, phân vân gì nữa. Các Bồ-tát gốc Bà-la-môn nhà mình vốn hiền khô và thật dễ thương. Các ngài không có thâm ý nham hiểm gian ngụy như một số các sa-môn, Bà-la-môn đương thời Đức Phật đâu. Chỉ có Đạo Phật ở Ấn Độ mới bị tấn công và phá rối mà thôi.
Tất nhiên, không nên cả tin nhưng cũng chớ có đa nghi. Nhìn ra bên ngoài, các cuộc thánh chiến triền miên giữa các tôn giáo kéo dài hàng thế kỷ là do các tín đồ mâu thuẫn nhau, chứ các tổ sư gốc Bà-la-môn nhà mình không có như vậy đâu. Các ngài khôn ngoan hơn nhiều.
Rõ ràng việc học chú thuật do các ngài kết tập cho Phật giáo tốt hơn nhiều lần cảnh cầm gươm giáo chém giết lẫn nhau. Còn chuyện giết người không gươm giáo là vấn đề khác, không nên nhắc đến ở đây. 
Đã gọi là “thần chú” có nghĩa nó là ngôn ngữ của thần linh, là câu chú của thần thánh, có oai lực thần tiên không thể nghĩ bàn. Vì vậy không thể lấy quy tắc ngôn ngữ của bất kỳ dân tộc nào mà lý giải được. Hãy cứ tin như thế mới trở thành tín đồ của thần chú được.
Tuy vậy cũng đã có người, hình như, nhờ giao cảm với thần thánh, hoặc được mặc khải ơn trên, hoặc được thần cơ giáng bút lên đồng xuống cốt gì đó, nên đã “dịch” được câu thần chú “Om Mani Padme Hum” dài hơn như thế này này: “Hãy dùng trí tuệ kết hợp Thân-Khẩu-Ý lại hoàn hảo để hiểu tính Không như viên ngọc quý” (?)
Còn người khác đã dịch câu thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh “Yết đế, yết đế ba la yết đế…” như thế này: “Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!”.
Ai đã hiểu được tính Không hoặc đi qua và qua tới đâu không biết, chỉ thấy tiếc một điều: giá như họ cũng dịch được hàng chục, hàng trăm trang thần chú trong các kinh A-hàm, Lăng Già, Lăng Nghiêm thì đỡ khổ biết bao.
Thú thực, ngay cả đến tôi đây khi nghe đám đệ tử tụng chú Lăng Nghiêm, chú Đại Bi cứ như “vịt nghe sấm” hay “đàn gảy tai trâu” chứ nhất định không hiểu gì cả. Cuối cùng chỉ còn biết cố tin và tự nhủ: chắc các Tổ sư cũng bị “điếc” như mình, nên bấy lâu nay có sư tổ nào dịch được một trang thần chú nào đâu.
Thế nhưng cũng đáng trách cho ai đó dám bảo rằng họ đã được vị Thần Trí Tuệmách bảo và khuyên phải dịch “câu dại thần chú, dại minh chú, dại vô đẳng đẳng chú của dại Bồ-tát Quán tự tại là như thế này: ‘Đáy giếng, đáy giếng, ếch ngồi đáy giếng, Bà-la-môn đào giếng, bỏ cả đám vào đây’”.
Đúng là lếu láo! Dịch khơi khơi như vậy chỉ có mấy người ngu mới tin.
Tóm lại thần chú là chú của thần linh, chúng ta là con cháu của các ngài thì cứ việc nhắm mắt mà tin để được đi theo các ngài. Sướng như thế còn đòi hỏi gì nữa?
{
] TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG trả lời: Nói cho đúng, trong kinh Nguyên Thủy “Tiểu Thừa” Pāli, Đức Thế Tôn cũng có dạy rất nhiều về thần chú.
Không ít lần Đức Phật đã chỉ rõ nguyên nhân phát sinh thần chú là do con người bị ràng buộc bởi sự mê tín, đã đánh mất tinh thần tự lực, ý chí tự cường của chính bản thân mình trước những nghịch cảnh bất ưng nên đành phải dựa dẫm, bám víu vào một điểm tựa từ bên ngoài:
Do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc nên đi tìm phía bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú để đoạn diệt khổ này (Kinh Tăng Chi 3, Đại Phẩm (VI), bài kinh “Một Pháp Môn Quyết Trạch”, trang 220)
Vì vậy, theo truyền thống Nguyên Thủy “Tiểu Thừa”, trong bài kinh Phạm Võng, Trường Bộ 1, trang 19, Đức Thế Tôn xem việc tụng chú chỉ là một trò “du hí không chơn chánh” chẳng khác nào như múa, hát nhạc, ngâm vịnh, nhịp tay, mãi võ, đấu bò, đá gà v.v…
Không những thế, Ngài còn dạy rõ trong Tiểu Kinh Xóm Ngựa (Trung Bộ 1): Này các Tỷ-kheo, bởi vì Ta thấy có người sống theo chú thuật nhưng vẫn có tâm tham dục, có tâm sân hận, có tâm phẫn nộ, có tâm giả dối, có tâm não hại, có tâm tật đố, có tâm xan lẩn, có tâm man trá, có tâm xảo trá, có tâm ái dục, có tâm tà kiến, nên này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người sống theo chú thuật chỉ tùy thuộc vào hạnh sống theo chú thuật”.
Chính vì lẽ đó, Đức Phật đã xem chú thuật như một chiếc dép cũ rách và đã vất bỏ từ lâu. Các tín đồ thần chú không tin điều này ư? Thì đây, trong kinh Tương Ưng đã có những minh chứng cụ thể hơn nữa.
Trong bộ kinh này, Đức Thế Tôn đã phải nhiều lần thẳng thừng từ chối sự cúng dường phi pháp của các Bà-la-môn như Aggika Bhàradvàja, Kasi Bhàradvàja và Sundarika với cùng một lý do rõ ràng, dứt khoát:
“Ta không có hưởng thọ,
Vì tụng hát kệ chú,
Thường pháp không phải vậy,
Ðối vị có tri kiến.
Chư Phật đã loại bỏ,
Tụng hát các kệ chú,
Chân thật niệm Chánh pháp…”
(S.i,166), (S.i,167) & (S.i,172)
Hẳn nhiên “niệm Chánh pháp” là Chánh Niệm tức Bốn Niệm Xứ, chứ không phải là niệm thần chú!
Lại nữa, trong Kinh Tăng Chi tập 3, Chương 6, Phẩm Dhamika, trang 138, Đức Phật đã phân biệt rõ sự khác biệt giữa một Bà-la-môn và một Sa-môn đệ tử Phật, trong đó một bên lấy chú thuật làm điểm tựa, còn một bên lấy giới hạnh:
Ðối với Bà-la-môn, này Bà-la-môn, tài sản là mong muốn, trí tuệ là cận hành, chú thuật là điểm tựa, tế tự là xu hướng, cứu cánh là Phạm thiên giới…
Ðối với Sa-môn, này Bà-la-môn, nhẫn nhục nhu hòa là mong muốn, trí tuệ là cận hành, giới hạnh là điểm tựa, không có sở hữu là xu hướng, Niết-bàn là cứu cánh”.
Như vậy rõ ràng dùng bùa chú để đi tới giác ngộ là cách nói của Bà-la-môn giáo, của ngoại đạo. Ngược lại người đệ tử Phật phải biết dùng trí tuệ để đi tới giải thoát - đó là cách nói chân chánh theo lời dạy của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni:
“Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có Ðạo sư tên là Araka thuộc ngoại đạo đã ly tham đối với các dục. Này các Tỷ-kheo, Ðạo sư Araka có đến hàng trăm đệ tử. Ðạo sư Araka thuyết pháp cho các đệ tử như sau: "Này Bà-la-môn, ít oi là đời sống của loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử.
Ví như, này Bà-la-môn, giọt sương trên đầu ngọn cỏ, khi mặt trời mọc, mau chóng biến mất, không tồn tại lâu dài…  Ví như, này Bà-la-môn, khi trời mưa nặng hạt, bong bóng nước trên nước mau chóng biến mất, không tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này Bà-la-môn, như bong bóng nước là đời sống của loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử…
Nay, này các Tỷ-kheo, ai nói một cách chơn chánh, phải nói như sau: "Ít oi, là đời sống loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với trí tuệ, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, hãy sống Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử”  (Tăng Chi tập 3, Chương 7, Đại Phẩm, bài kinh Araka, trang 473).
Suy rộng ra những lời dạy trên cho thấy giữa bùa chú và trí tuệ có sự mâu thuẫn loại trừ lẫn nhau: ở đâu có bùa chú ở đó không có trí tuệ, ở đâu có trí tuệ ở đó không có bùa chú.
Nhưng ngay cho dù chú thuật đối với các Bà-la-môn có là điểm tựa, là pháp môn đưa tới giác ngộ, là một trong năm đức tánh căn bản của họ (bao gồm: huyết thống, trì chú, đẹp trai, đức hạnh, học rộng), thế nhưng chính những Bà-la-môn cũng sẵn sàng từ bỏ trì chú để giữ lại những đức tánh khác.
Trong bài kinh Sonadanda (số 4, TrB1), sau khi Bà-la-môn trưởng lão Sonadanda đã từ bỏ yếu tố dung sắc, chỉ còn giữ lại bốn đức tánh (huyết thống, trì chú, đức hạnh, học rộng), Đức Thế Tôn đã hỏi tiếp:
“- Này Bà-la-môn, trong bốn đức tánh này, có thể bỏ qua một đức tánh nào, chỉ có ba đức tánh thôi, mà vẫn có thể gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là lời nói chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Tôn giả Gotama, có thể được. Tôn giả Gotama, trong bốn đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ chú thuật. Thật vậy, chú thuật làm được gì?...”
Thế đấy, ngay như các Bà-la-môn mà còn sẵn sàng ném bỏ trì chú, thứ “chẳng làm được gì”, ấy thế mà các đệ tử Đại Thừa và Mật Tông, tin theo các luận sư Bà-la-môn, lại quơ lấy đồ phế thải của họ rồi thi nhau tụng hót: “Yết đế, yết đế, ba la tăng, yết đế… là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú”, đã thế còn dám “bắt” ba đời chư Bụt phải nương theo cái pháp “Ba-la-mật” rỗng không hư ngụy (!?)
Thật đáng sợ thay, các đệ tử của trì chú đã không biết rằng cõi dữ, đọa xứ, địa ngục đang mở rộng cửa để chờ đón mình.
Đến đây, các tín đồ của chú thuật thuộc Đại Thừa giáo và Mật Tông giáo còn phân vân muốn biết các câu thần chú thực sự có xuất xứ từ đâu, xin mời đọc kỹ bài kinh Canki, số 95, Trung Bộ 2, thuộc tạng Pāli. Trong bài kinh này thanh niên Bà-la-môn Kapathika đã hỏi Đức Thế Tôn,
Thưa Tôn giả Gotama, câu chú thuật (mantapadam) của các cổ Bà-la-môn y cứ tiếng đồn, truyền thống và Thánh tạng. Và ở đây, các vị Bà-la-môn chắc chắn đi đến kết luận: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm”. Ở đây, Tôn giả Gotama đã nói gì?”
Đức Phật đã hỏi lại, Nhưng này Bharadvaja, có một Bà-la-môn nào giữa các vị Bà-la-môn đã nói như sau: "Tôi biết việc này, tôi thấy việc này. Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm"? (Ví như có người nào dám công khai thừa nhận và chứng minh một cách trung thực sự linh ứng diệt dục ái của thần chú Thủ Lăng Nghiêm, hoặc đã nhờ “yết đế, yết đế” mà đoạn trừ tham-sân-si, diệt tận khổ đau hoàn toàn? TĐTV)
Dĩ nhiên Bà-la-môn Kapathika không thể lừa dối được Bậc Tam Minh nên đã phải thừa nhận: “Thưa không, Tôn giả Gotama”.
Sau đó Đức Phật đã chỉ rõ (nguyên văn), “Thuở xưa những vị ẩn sĩ, giữa các Bà-la-môn, những tác giả các chú thuậtnhững nhà tụng tán các chú thuật, đã hát, đã nói lên, đã sưu tầm những Thánh cú và nay, những Bà-la-môn hiện tại cũng đã hát lên, nói lên giống như các vị trước đã làm
Ví như này, Bharadvaja, một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy; cũng vậy, này Bharadvaja, Ta nghĩ rằng, lời nói của các Bà-la-môn cũng giống như chuỗi người mù: người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. Này Bharadvaja, Ông nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, có phải lòng tin của các vị Bà-la-môn trở thành không có căn cứ?”
Cũng vậy, người trước không thấy ý nghĩa thiết thực hiện tại của thần chú “Húm ma ni… Yết đế…”, người giữa cũng không thấy, người sau cũng không thấy; nhưng từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ các đệ tử Mật Tông đến các tu sĩ Đại Thừa, tất cả cứ ôm lấy đức tin và ôm lưng nhau nhắm mắt tụng đọc thần chú “bát mệ hồng... bà la tăng...”. Như vậy có phải lòng tin của các tín đồ niệm chú là không có căn cứ?
Trong đoạn kinh trên, chỉ cần thay cụm từ “Bà-la-môn hiện tại” bằng “Đại Thừa sư” hoặc “Mật Tông tăng” sẽ thấy lời dạy của Đức Phật tuy đã hơn hai ngàn năm trăm năm nhưng đến nay vẫn còn mang tính thời sự nguyên vẹn.
Trên đây là vài dẫn chứng trong Kinh điển Nikāya, còn trong tạng Luật Pātimokkha cũng có nhiều những minh chứng tương tự. Ở đây chỉ đơn cử hai trường hợp điển hình(1)
Thứ nhất trong phần Phần Phân tích giới Tỳ-kheo II, chương thứ 10 Ưng Học, đoạn [871], Đức Phật kể chuyện về một ông Bà-la-môn dạy chú thuật cho một ông vua, và Đức Phật đã đọc bài kệ:
Cả hai không thấy Pháp,
không biết điều lợi ích,
vị dạy bài chú thuật,
vị học đều sai trái.”
Rõ ràng cả hai kẻ dạy và học chú thuật đều sai trái, vì không thấy chánh Pháp, không thấy được điều lợi ích thật sự của chánh Pháp nên mới làm như vậy.
Còn trường hợp thứ hai cụ thể hơn, dành cho những ai đang tu tập luyện âm “hum, hum” trong câu thần chú “Hum ma ni bát mệ hồng” biết rõ pháp tu này từ đâu. Họ hãy mở tạng Luật, Đại phẩm, chương I - Trọng Yếu, tụng phẩm 1, đoạn [4] “Phần Nói Về Cội Cây Si Của Những Người Chăn Dê”, sẽ thấy rõ kiểu tu hành này chính là từ mấy ông Bà-la-môn ngoại đạo chứ không của ai khác.
Tạng chánh Luật còn ghi nguyên văn như vầy: “Khi ấy, có vị Bà-la-môn nọ thuộc nhóm chuyên luyện về âm “hum, hum” đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã tỏ vẻ thân thiện với đức Thế Tôn, sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi đã đứng ở một bên. Khi đã đứng một bên, vị Bà-la-môn ấy đã nói với đức Thế Tôn điều này:
- Này ngài Gotama, (khả năng) đến đâu (mới gọi) là Bà-la-môn? Việc trở thành Bà-la-môn có bao nhiêu điều kiện?
Sau khi hiểu được ý nghĩa sự việc ấy, rồi chính vào lúc ấy đức Thế Tôn đã thốt lên lời cảm hứng này:
Vị Bà-la-môn nào / ác pháp đã ngăn trừ / vị thoát điều ô nhiễm / không làm tiếng “hum hum,” / bản thân đã thu thúc / thông thạo bộ Vệ Đà / sống theo đời Phạm hạnh, / đúng pháp, vị ấy thuyết / lời nói của Phạm Thiên, / không gì trong thế giới / vượt qua được vị ấy” (Hết trích)
Thế đấy, tu theo kiểu luyện âm “hum hum” còn bị Đức Phật chê là không xứng đáng với một vị Bà-la-môn, huống hồ tu theo kiểu “Hum ma ni bát mệ hồng” thời làm sao xứng đáng là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho đượcLàm sao nó là pháp môn của Bậc A La Hán Chánh Đẳng Giác?
Trong kinh Nikāya và Luật Pātimokkha còn rất nhiều những minh chứng cụ thể khác nữa. Nhưng thiết nghĩ, bấy nhiêu cũng đã quá đủ cho một người có trí tuệ hiểu rõ bản chất và nguồn gốc của pháp môn niệm chú, và cũng hiểu rõ vì sao Đức Thế Tôn đã không chủ trương dạy về thần chú. Trong khi đó, ngược lại, các kinh văn do các luận sư gốc Bà-la-môn kết tập và xiển dương, sau khi Phật nhập diệt hàng trăm năm, lại phổ biến pháp môn này.
Cũng cần lưu ý thêm, ngay trong tạng kinh A-hàm được xem là bộ kinh “Nguyên Thủy” nhất theo truyền thống Phật giáo phương Bắc, thế nhưng chúng cũng đã bị các dịch giả gián điệp thẳng tay lược bỏ các bài kinh quan trọng (như bài kinh Canki ở trên) để thay vào đó hàng chục trang thần chú của ngoại học, và đây cũng chỉ là một trong hàng ngàn những cải biến xuyên tạc của họ đối với kinh văn gốc. 
Tất nhiên, một khi đã cải biên thêm bớt tạng A Hàm với nhiều thâm ý phá hoại, những kẻ ngụy trá phải tiêu hủy bản chính gốc để không ai có thể phát hiện ra âm mưu thủ đoạn của họ. Chính vì lẽ đó, các tạng kinh gốc bằng tiếng Sanskrit đã bị thủ tiêu biến mất không còn một cuốn.
Cũng may, nhờ Phật giáo còn lưu truyền những tạng kinh Nguyên Thủy chánh thống Pāli để dựa vào đó so sánh đối chiếu, nên những người con Phật vốn chân chất Từ Bi mới có thể hình dung nổi đã có những dã tâm ác hiểm nhằm phá hoại Phật giáo đến như thế nào.
Tin lời Phật trong kinh gốc hay tin các tu sĩ gốc Bà-la-môn kết tập các kinh…dị sau này cùng với các câu chú thuật vô nghĩa lý là tuỳ vào trình độ tư duy và nhận thức của mỗi người Phật tử. Tuy nhiên, cần phải nhớ rõ một điều, trước sau như một, Đấng Như Lai Chánh Đẳng Giác không thể nói hai lời:
“Từ đêm, này các Tỷ-kheo, Như Lai được chánh đẳng giác, đến đêm Như Lai nhập Niết-bàn, trong thời gian ấy, điều gì Như Lai nói, nói lên, tuyên bố, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy, được gọi là Như Lai” (Tăng Chi 1, chương 4, trang 592).
Vì thế nếu trước sau có sự mâu thuẫn khác biệt, đó là do đã có những kẻ đời sau cố tình gắn vào miệng Phật những điều Ngài không bao giờ nói nhằm thực hiện những ý đồ xấu xa riêng tư của họ.
Thử hỏi, một bậc Đạo sư đã biết như vậy, đã nói như vậy, đã dạy như vậy; có lẽ nào vài trăm năm sau, khi xuất hiện trong kinh Thủ Lăng Nghiêm của Đại Thừa lại quay ngược hoàn toàn, mượn mấy câu thần chú nhảm nhí “không chơn chánh” của các ông Bà-la-môn để dạy cho ngài A-nan? Hẳn, chỉ có những tâm hồn ngây thơ vô số tội, bị giam cầm trong ngục tù của tà tín mới dám tin càn như vậy!
Về một phương diện khác, đã có một tín đồ trung thành của chú thuật khoe rằng hàng ngày nhờ đọc thần chú Thủ Lăng Nghiêm mà mấy mươi năm không bệnh. Ông thầy trì chú này cần ghi nhớ thêm, dù suốt đời ông có khỏe như voi chăng nữa, nhưng chưa chắc là nhờ vào thần chú. Chẳng lẽ tất cả những người niệm chú cũng đều được khỏe mạnh như vậy? Ngược lại, còn biết bao người khác cũng được vô bệnh mấy mươi năm nhưng họ có biết niệm một câu thần chú nào đâu?
Hẳn nhiên, nhiều người trong số họ có kiến thức tối thiểu về bệnh học (tâm bệnh và thân bệnh) sẽ dễ dàng hiểu được lời dạy hợp lý sau đây của Đức Phật: “Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu!” (S.iii,1).
Và Đức Thế Tôn cũng đã chỉ ra nghiệp báo của bệnh hoạn: “Con đường ấy đưa đến nhiều bệnh hoạn, này Thanh niên, tức là tánh hay não hại các loài hữu tình với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao” (Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt, Trung Bộ 3).
Chính vì lẽ đó, thật vô cùng dễ hiểu vì sao Đức Phật đã không bao giờ dạy rằng con đường ít bệnh là nhờ đọc thần chú "Án A Na Lệ. Tỳ Xá Đề...”.  
Lại nữa, cho dù thân tứ đại của kẻ sùng bái thần chú ấy có được nhiều năm không bệnh, nhưng chắc chắn tâm năm uẩn của người này có bệnh. Vì tâm bệnh nên mới phải đi tìm phía bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú để đoạn diệt khổ này”.
Một khi bậc Tam Minh thấu suốt nhiều đời kiếp và có Tha Tâm Thông thấu rõ tâm can của những kẻ dù có sống theo chú thuật nhưng tâm vẫn còn tham, còn sân, còn phẫn nộ, giả dối, não hại, tật đố, xan lẫn, man trá, xảo trá, ái dục, tà kiến; thì đây chính là những tâm bệnh của các tín đồ niệm chú chứ làm sao khác được.
Bên cạnh đó, đối với một Phật tử có chánh kiến, biết quán sát nhân quả nghiệp báo, sẽ thấy rõ thêm nhiều khía cạnh nguy hiểm khác nữa của pháp môn niệm chú.
Thật vậy, đối với những người hàng ngày cứ tụng niệm những câu vô nghĩa mà chính mình và mọi người không hiểu, như vậy là họ đang huân tập một hành nghiệp si mê với khẩu nghiệp nói lời phù phiếm. Các hành nghiệp đen này sẽ tạo thành nghiệp thức đen tương ứng.
Với một nghiệp thức si mê phù phiếm làm nhân, nếu kiếp sau những tín đồ niệm chú có được tái sanh làm người, thì cũng bị liệt tuệ, đần độn hay điên dại bẩm sinh, suốt ngày cứ lảm nhảm những câu vô nghĩa mà chính họ và người khác đều không hiểu.
Một khi các câu thần chú nhảm nhí vô nghĩa lý của các ông Bà-la-môn đã gieonhân si mê phù phiếm, tất nhiên phải gặt hái quả phù phiếm si mê chứ làm sao thoát khỏi được quy luật nhân quả nghiệp báo.
Mỗi người con Phật hiểu được điều này, hẳn phải noi theo gương Phật, mạnh tay ném bỏ các câu thần chú tà vạy để cứu mình và cứu cho mọi người.
Trên thế gian đã có không ít những tín đồ trung thành của thần chú. Những người này vẫn một lòng ôm giữ đức tin của mình để lôi kéo những người khác tin tưởng vào sự thánh thiện của họ nhờ tụng đọc thần chú. Đây là quyền tự do tín ngưỡng của những người không tin Phật, không chấp nhận lời Phật.
Thế nhưng, nếu họ mang danh là đệ tử Phật, khoác áo của Phật, đang thọ hưởng phước thừa của Phật, thì họ là một trong hai hạng đệ tử sau đây:
1/ Họ là những người có lòng tin nơi Đức Phật nhưng lại quá ngây thơ mê tín, tin luôn cả những kẻ ngoại học xâm nhập vào Phật giáo để gieo rắc những pháp môn ngoại lai nhằm phá hoại đạo Phật.
Đối với những người này cần phải tỉnh giác nhận thức rằng, một Bậc Chánh Đẳng Giác đã bao lần nêu rõ niệm chú là tà pháp, và trước lúc nhập Niết-bàn Ngài còn di giáo rõ ràng (nguyên văn):
“Này Ānanda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ānanda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ānanda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy)” (Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ 1).
Lại nữa: Chú thuật của Bà-la-môn, này các Tỷ-kheo, được che dấu khi thực hành, không có hiển lộ. Tà kiến, này các Tỷ-kheo, được che dấu khi thực hành, không có hiển lộ… Pháp và Luật được Thế Tôn tuyên thuyết, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu (Tăng Chi 1, chương 3, trang 516).

Một khi Đức Thế Tôn đã di giáo như vậy, đã tuyên bố như vậy, làm sao lại có chuyện Ngài phải mượn pháp môn chú thuật của Bà-la-môn để cho các ông tổ sau này theo đó dạy “mật chú, mật tông” kiểu che dấu, không có hiển lộ cho riêng một ai?
Rõ ràng các Bà-la-môn mật truyền đã cố công dựng thêm một “mật tông, mật phái” trong Phật giáo nhằm biến chất phá hoại Tam Bảo và gây thêm chia rẽ trong Tăng đoàn.
Một người con Phật chân chính, khi ý thức được điều này, hẳn sẽ phải từ bỏ tà pháp niệm chú mà quay trở về với chánh đạo. Thế nhưng, nếu họ vẫn tiếp tục bám giữ xiển dương cho pháp môn niệm chú, thì họ là hạng người thứ hai.
2/ Đó là những kẻ tà tín đến độ mù quáng vẫn còn muốn cố chấp vào truyền thống lai căng của mình, hoặc vì quá tham danh tiếc lợi, không nỡ từ bỏ đạo vị, quyền chức đang thọ hưởng, để rồi nhắm mắt tiếp tục tự lừa dối chính mình, lừa dối bậc Đạo sư và lừa dối mọi người.
Không có khó khăn gì để kiểm chứng điều này. Một người Phật tử thông minh chỉ cần cận kề và chú tâm quán sát những ông thầy thần chú một thời gian sẽ thấy lời Phật dạy trong kinh gốc đúng như thế nào? Họ sẽ thấy các câu thần chú đã giúp những người đang ca ngợi cho nó diệt được tham, diệt sân, diệt si đến đâu? Cây kim lâu ngày còn phải lộ ra, huống hồ ở đây là những phiền não lậu hoặc.
Chính vì thế, hỡi những tín đồ chú thuật, hãy mau mau tỉnh giác quay đầu về nguồn, đừng tiếp tục lấy “vải thưa mà che mắt Thánh”.
Còn chuyện thần thông phù phép từ các câu bùa chú thì sao? Những ai còn phân vân điều này, hãy thẩm suy kỹ lời Phật dạy trong bài kinh Kevaddha, số 11, Trường Bộ I, sẽ rõ:
“Này Kevaddha, có ba pháp thần thông này Ta đã tự mình giác ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là ba? Tức là biến hóa thần thông, tha tâm thần thông, giáo hóa thần thông”.
Với hai loại thần thông đầu, cho dù là có thật chăng nữa, nhưng một kẻ giả dối, thích lường gạt cũng có thể nói với người có lòng tín thành: "Này Tôn giả, có một chú thuật gọi là Gandhhārī. Nhờ chú thuật hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân... có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên" (Sđd).
Hoặc kẻ lừa bịp có thể nói với người cả tin: "Này Tôn giả, có một chú thuật gọi là Maniko, nhờ chú thuật này, Tỷ-kheo nói lên tâm, nói lên tâm sở, nói lên sự suy tầm, và nói lên sự suy tư của các loài hữu tình khác, của các người khác... " Thế này là ý của Ngươi, như vậy là tâm của Ngươi" (Sđd).
Chính vì Đức Thế Tôn biết rất rõ tất cả các loại thần thông cùng sự nguy hại của nó, cho nên Ngài đã phán định rõ: “- Này Kevaddha chính vì Ta thấy sự nguy hiểm trong sự biến hóa thần thông mà Ta nhàm chán, hổ thẹn, ghê sợ biến hóa thần thông”… “Này Kevaddha chính Ta thấy sự nguy hiểm trong sự tha tâm thần thông mà Ta nhàm chán, hổ thẹn, ghê sợ tha tâm thần thông” (Sđd).
Vì sao thần thông biến hóa và tha tâm thần thông lại đáng “nhàm chán, hổ thẹn, ghê sợ”? Vì ngoài sự nguy hiểm bởi những kẻ giả dối mạo nhận gây ra, thì những loại thần thông này không giúp con người giải thoát khỏi khổ đau bởi dục.
Thật vậy, dù thần thông biến hóa đến đâu chăng nữa, nhưng nếu phải mất công tu luyện nhiều năm để biết bay bổng như những loài có cánh nhưng vẫn không biết thắng vượt hấp lực của tham-sân-si; thử hỏi “thần lực” này có khác gì những con chim yếu đuối không thắng nổi sức hút của quả đất, cuối cùng cũng phải giãy chết đành đạch trên mặt đất?
Còn kiểu thần lực ngồi phơi trần giữa trời tuyết giá nhưng không chỉ dạy cách dập tắt ngọn lửa tà dục trong lòng, xét cho cùng, thần thông ấy có hơn gì những con hải cẩu không biết mặc áo quần, cứ nằm phơi mình như nhộng rồi lại quấn lấy nhau trên những tảng băng ở Nam cực?
Còn chuyện biết tâm người khác nhưng không làm chủ được tâm mình, không chỉ dạy cho người khác biết cách diệt trừ dục ái, triền cái, kiết sử để rồi đau khổ vẫn hoàn đau khổ, thời có lợi ích gì cho ai? 
Trong thực tế, nếu có ai đó vẫn chưa hiểu ra sự nguy hiểm của các kiểu chú thuật tạo ra hai loại thần thông đầu, họ vẫn còn muốn tiếp tục tìm hiểu chúng, thì các vị cần phải tận mắt chứng kiến, phải quán sát kỹ lưỡng xem chúng có thực hay không. Chỉ mới xem sách hoặc nghe đồn mà đã vội tin, coi chừng lại bị lường gạt bởi những trò xảo thuật giống như những màn trình diễn của những anh chàng ảo thuật gia cũng nên.
Chính vì thế, trong kinh văn Nguyên Thủy, Đức Phật chỉ sử dụng thần thông trong những trường hợp rất đặc biệt (như để đối phó với ngoại đạo hoặc chế phục A-tu-la chẳng hạn). Nhưng sau này Ngài nghiêm cấm các Tỳ-kheo thị hiện thần thông, bởi lẽ nó hoàn toàn không phù hợp với mục đích chân chánh của một chánh pháp dùng trí tuệ để đi tới giải thoát.
Thậm chí, nghiêm khắc hơn, trong tạng Luật, Tiểu Phẩm 2, Chương Tiểu sự, đoạn [33], Đức Phật đã khiển trách Đại Đức Pidolabharadvaja, người đã dùng thần thông thắng cuộc thi để lấy bình bát bằng gỗ đàn hương của một gia chủ. Đức Phật đã ví kẻ dùng thần thông mưu cầu những việc như thế chẳng khác nào như người đàn bà khoe chỗ kín vì tiền bạc. Sau đó Ngài còn bảo Tỳ-kheo đập bỏ chiếc bình bát ấy.
Riêng đối với loại thần thông thứ ba, Đức Phật xác định rõ: -Này Kevaddha, thế nào là giáo hóa thần thông? Ở đời có Tỷ-kheo giáo hóa như sau: "Hãy suy tư như thế này, chớ có suy tư như thế kia; hãy tác ý như thế này, chớ có tác ý như thế kia; hãy trừ bỏ điều này, hãy chứng đạt và an trú điều kia(Sđd) (Đương nhiên không có chuyện “hãy niệm chú như thế này, hãy niệm chú như thế kia”. TĐTV).
Người nào muốn tìm chân lý thoát khổ, muốn tránh khỏi bị tà pháp dụ dỗ, hãy đọc kỹ bài kinh này rồi suy ngẫm để thấy thực sự chỉ có loại thần thông giáo hóa mới chính là thứ thần thông ích lợi nhất và thiết thực nhất.
Thực vậy, chính nhờ có “thần thông” này mà một tu sĩ chân chính mới có thể dạy cho người khác biết ly tham là ly khổ, diệt sân là diệt khổ, đoạn si là đoạn khổ. Giáo dục giúp đỡ cho người khác ý thức được sự nguy hiểm của tham-sân-si, từ đó cắt trừ phiền não lậu hoặc, cứu thoát khỏi khổ đau, đạt được an lạc ngay trong hiện tại, rõ ràng bản thân điều này đã là một thứ thần thông thiết thực rồi còn gì?
Ngoài ba thứ thần thông nêu trên còn một loại thần thông khác cũng đã được Đức Thế Tôn phân tích thêm. Đó là thứ "thần thông ký thuyết" tức các loại thần thông lý thuyết được ghi lại trong truyền thuyết hoặc trong kinh văn ngụy tạo. Nếu không cẩn thận phân định rõ mục đích ý nghĩa các loại thần thông này, những người cả tin sẽ không tránh khỏi mắc bẫy của các tay tổ bịp.
Thực ra không có gì dễ dàng hơn việc chứng đắc các loại thần thông ký thuyết này. Bởi lẽ, chỉ cần một ngòi bút như Ngô Thừa Ân - tác giả Tây Du Ký - cũng có thể tạo ra hàng trăm, hàng ngàn kiểu đi mây về gió, khè lửa gọi mưa, biến ảo khôn lường.
Quả thực chúng cũng đầy hấp dẫn, mê ly và lôi cuốn không thua gì mớ thần thông siêu việt trong các kinh văn ngụy tạo. Chỉ cần với một chút trí tưởng tượng phóng túng cũng có thể tạo ra ngay một mớ các thần thông ký thuyết kiểu này, và cũng chỉ cần một chút xíu trí tuệ thôi cũng “chứng đắc” ngay liền!
Chính vì thế, những ai không ý thức được thực chất của các loại thần thông ký thuyết, rồi cũng chẳng hơn gì những đứa con nít tin vào 72 phép thần thông của con khỉ Ngộ Không, hoặc những kẻ hoang tưởng tin vào phép tàng hình biến hóa thành con “dê chúa” của chú Trư Bát Giới.
Cứ ôm giữ niềm tin ngây thơ ấy, coi chừng có lúc chính họ phải trở thành những nạn nhân của những tổ sư bùa chú mà không biết. Trong thực tế cũng đã có nhiều bà, nhiều cô nhẹ dạ phải bán nhà cửa tài sản, gia đình ly tán, chỉ vì mê muội hiến thân cho mấy ông thầy bùa chú vô lương tâm ma mãnh.
Tục tĩu nhất trong cái thế giới của chú thuật hoang đàn là những kẻ tà hạnh rủ nhau luyện thần chú mật phái theo kiểu “âm dương hòa khí”, “nam nữ phối hợp song tu”. Thực chất đây chỉ là những hoạt động của các Ma-đăng-già trá hình đội lốt tôn giáo. Và đương nhiên, đã là tà đạo thì các thần chú dù có linh ứng tới đâu cũng không thể cứu các tín đồ tà dục này tránh khỏi thảm họa lây lan của bệnh tật do quan hệ bừa bãi, hoặc bị suy kiệt sức lực vì phóng túng đồi trụy.
Thế nhưng, những Ma-đăng-già ấy vẫn chưa kinh khủng bằng những kẻ điên rồ nhắm mắt học đòi theo những kiểu bùa ma chú quỷ như bùa lỗ ban lỗ bít, chú thiên linh cái linh đực... Linh ứng đâu không thấy chỉ thấy những kẻ cuồng tín bị quả báo nhãn tiền phải đền mạng vì cái tội giết người để luyện chú quỷ bùa ma. Thật không sao tưởng nổi!
Hỡi những Phật tử còn nặng lòng đam mê thần thông thần chú, hãy nhớ kỹ lời dạy sau đây của Đức Thế Tôn để khỏi phải dẫm lên bước chân mù quáng của Sunakkhatta, kẻ say đắm thần thông vô nghĩa:
"- Này Sunakkhatta, các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau. Này Sunakkhatta, như vậy thời các pháp thượng nhân thần thông là gì mà cần phải thực chứng? Này kẻ ngu kia, hãy thấy lỗi lầm của Ngươi như vậy là như thế nào!” (Kinh Ba Lê, số 24, Trường Bộ 2).
Nếu đam mê thần thông là lỗi lầm của kẻ ngu si mê tín, thì chạy theo bùa chú chính là cái quái thai liền đầu của nó. Nếu tôn giáo là mảnh đất màu mỡ cho những tay đại bịp trổ ngón nghề bịp bợm, thì bùa chú chính là những trái cấm độc hại hủy diệt những kẻ si mê dại khờ.
Trên đây mới chỉ nêu lên một vài khía cạnh biến thái tai hại của bùa chú để mọi người cảnh giác. Nhưng thiết nghĩ bấy nhiêu cũng quá đủ cho những người có trí hiểu rõ lý do vì sao các tổ sư gốc Bà-la-môn lại cố công dựng đứng cái thây ma này để ném nó vào trong Mật Tông và Đại Thừa. Nếu họ không nhằm phân hóa biến chất lũng đoạn Phật giáo, thì pháp môn thần chú còn mang mục đích gì nữa?
Chỉ có những ai không nắm vững ý Phật lời Kinh mới không biết, từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Đức Thế Tôn đã cực lực lên án kiểu lừa bịp này.
Chính vì thế, những Phật tử nào tin Phật Thích Ca hơn tin các ông thầy bùa chú Bà-la-môn, không muốn tự đọa mình vào địa ngục tà pháp, hãy học theo gương Bậc Đạo Sư, thẳng tay vất bỏ những trò “du hí không chơn chánh” ra khỏi Phật giáo càng sớm càng tốt.
Mọi người con Phật hãy luôn ghi nhớ và thực hành lời dạy của Đức Phật dành cho cư sĩ Mahamana về mười điều không nên tin. Và phải nhớ thêm rằng, một đức tin đơn thuần nếu không đi kèm với trí tuệ sẽ dễ dàng trở thành tà tín, mê tín hoặc cuồng tín.
Chính vì lẽ đó, theo truyền thống kinh văn “Tiểu Thừa”, trong 37 Phẩm Trợ Đạo có hai pháp Năm Căn và Năm Lực, trong đó Tín Căn phải có Tuệ CănTín Lựcphải có Tuệ Lực đi cùng không thể thiếu được là vì vậy.  
Xin đừng quên ý nghĩa bài học như một kinh nghiệm lịch sử về sự cả tin của vuaAn Dương Vương dẫn đến tình cảnh mất nước nhà tan, giết mình, giết con. Xin hãy nhớ, chỉ có một cách ngụy trá duy nhất là phải giả kết thân, làm nội ứng gián điệp, Trọng Thủy mới tước được nỏ thần thật, tráo bằng nỏ thần giả, mới phá tan được thành trì của kẻ khác.
Cho nên, dù Đạo Phật không chống phá một ai, nhưng cũng đừng vì thế mà ngây thơ cho rằng trong lịch sử Phật giáo không thể có những kẻ vì kỳ thị tín ngưỡng hoặc thâm thù giai cấp sẵn sàng làm những “Bồ-tát Trọng Thủy” để đánh tráo pháp thật, đưa vào pháp giả nhằm mục đích phá Phật, hoại Pháp, hại Tăng.
Quả đúng như Đức Thế Tôn đã tiên tri trong chánh kinh “Tiểu Thừa” Tương Ưng 2, trang 386: “Khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm Diệu Pháp biến mất”.
Vì ngu si nên mới ham thích cả thuốc mê, thuốc độc; vì ngây thơ nên mới nghĩ rằng tất cả cũng đều là “thuốc” để rồi coi thường vất bỏ thuốc quý của Phật.
Vì khờ dại nên mới mê tín tin rằng tất cả đều là pháp của Phật, kinh của Phật, để rồi mù quáng quay lại khinh chê chính những lời dạy đích thực của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phật Pháp không bao giờ mạtChỉ có trí tuệ mạt nên mới không còn biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy, tin điều đáng tin khiến cho Chánh Pháp NIKAYA và Chánh Luật PATIMOKKHA bị lu mờ, phủ lấp, che khuất; ngược lại tà pháp, tà đạo thì được cổ xúy, ca ngợi, xiển dương.
Hỡi những tâm hồn ngây thơ lầm lạc, thời kỳ đen tối đã qua rồi!
Hỡi những đức tin mù quáng si mê, đã đến lúc các câu thần chú Bà-la-môn chui vào làm mưa làm gió trong Phật giáo phải bị đào thải! Và nếu “cái gì của Caesar phải trả lại cho Caesar”, thì giờ đây những gì của Bà-la-môn cũng phải trả về cho đạo Bà-la-môn.
Xin đừng để Diệu pháp phải biến mất vì sự khờ dại của mình và cũng chớ để cho những kẻ ác ngu dại làm cho Diệu pháp biến mất nơi người khác!
PHẬT HỌC CAO CẤP

-o-o-o-

(1) Chú thích: Các dẫn chứng trong tạng Kinh Nikāya theo bản dịch của HT Thích Minh Châu, trong tạng Luật Pātimokkha theo bản dịch của TK Nguyệt Thiên.