Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

ĐÂU THÁNH, ĐÂU LIỆT? ĐÂU CHÁNH, ĐÂU TÀ?


DẪN: Ai đọc và hiểu trích đoạn Chánh kinh "TỰ HOAN HỶ" <DN 28> dưới đây, cũng sẽ tự hoan hỷ để trả lời câu hỏi trên:
Tôn giả Xá Lợi Phất trình với Đức Phật:
11. Lại nữa, bạch Thế Tôn, điểm này thật là vô thượng: Thế Tôn thuyết pháp về vấn đề tiến bộ trong sự tu hành (Patipāda = đạo hành). Bạch Thế Tôn, có bốn loại đạo hành như thế này: Hành trì khổ chứng ngộ chậm, hành trì khổ chứng ngộ mau, hành trì lạc chứng ngộ chậm, hành trì lạc chứng ngộ mau.
Bạch Thế Tôn, ở đây, thế này là hành trì khổ, chứng ngộ chậm. Bạch Thế Tôn, sự hành trì cả hai phương diện đều được xem là hạ liệt, vừa khổ vừa chậm.
Bạch Thế Tôn, ở đây, thế này là hành trì khổ, chứng ngộ mau. Bạch Thế Tôn, sự hành trì này vì khổ nên được gọi là hạ liệt.
Bạch Thế Tôn, ở đây, thế này là hành trì lạc, chứng ngộ chậm. Bạch Thế Tôn, sự hành trì này vì chậm nên được gọi là hạ liệt.
Bạch Thế Tôn, ở đây, thế này là hành trì lạc, chứng ngộ mau. Bạch Thế Tôn sự hành trì này cả hai phương diện đều được xem là cao thượngvừa lạc vừa mau.
Bạch Thế Tôn, như vậy là tối thượng về vấn đề đạo hành (tiến bộ trên đường tu hành).
...
20... Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không có đam mê các dục lạc, dục lạc này là đê tiện, hèn hạ, thuộc phàm phu, không xứng bậc Thánh, không có lợi ích. Thế Tôn cũng không đam mê tu hành khổ hạnh, khổ hạnh này là khổ, không xứng bậc Thánh, không có lợi ích. Thế Tôn có thể đạt được nếu Ngài muốn, một cách dễ dàng, một cách đầy đủ, sự hạnh phúc ngay trong hiện tại, do bốn Thiền định đem lại.” <Hết trích>
] Ý kiếnTheo trên, sự hành trì tu tập nào dù nhanh hay chậm nhưng phải chịu khổ đau đều bị Đức Thế Tôn chê là hạ liệt vì nó gây đau khổ. Đây là lối tu hành của kẻ phàm phu tục tử.
Những ai noi theo đạo lộ của các ‘Tổ chặt tay’, ‘Tổ giã gạo’, ‘Tổ hành xác’; hãy xem lại các ngài tu hành khổ sở như vậy, có bị Đức Phật chê là hạ liệt không?
Họ hãy đọc lại Chánh Định tức Bốn Thiền - Bốn Thánh Định của Đức Phật, được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong kinh luật gốc, để biết tu theo đúng lời Phật, để thấy rõ đầy đủ hỷ lạc từ đầu tới cuối, cả đời này lẫn đời sau.
PHẬT DẠY:Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ.
Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.
Xả lạc, xả khổdiệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.” <Kinh NIKAYA>
Như vậy ai ngu? Ai trí? Ai thắng? Ai liệt? Hành đạo nào vừa hỷ vừa lạc? Hành đạo nào vừa khổ vừa ưu? Hành đạo nào thắng? Hành đạo nào liệt?
Rõ ràng chỉ có đại si mê cuồng tín mới còn dám tin theo ‘giáo ngoại biệt truyền’.
THÍCH GIÁO NỘI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét