Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Tội do tâm khởi, có do tâm diệt?


Trong truyền thống Đại Thừa giáo có câu kệ dạy sám hối như sau:
Tội do tâm khởi, do tâm diệt,
Tâm đã tịnh rồi, tội liền tiêu.
Tội tiêu tâm tịnh, thảy đều không.
Đó mới thực là chân sám hối
Theo đây, giả sử giữa một xóm đông người, có ông nọ đốt căn nhà của mình, nói rằng “căn nhà này do tôi dựng khởi, tôi có quyền đốt đi”. Thử hỏi ông ta làm như vậy có được không? Nếu không, tại sao?
Một bà mẹ có quyền nói “những đứa con này do tôi đẻ ra, nên tôi được giết chúng” không? Nếu không, tại sao?
Một ông tăng hiếp dâm đứa bé gái mang thai, xong ông ta cũng ‘chân sám hối’, nói rằng tâm ông đã tịnh rồi, tội liền tiêu, thảy đều không ư?
Một kẻ vô lương tâm sau khi gây tội cũng thản nhiên như không, tâm của hắn cũng “tịnh” rồi, tội của hắn cũng tiêu ư?
Những kẻ diệt chủng giết người xong vẫn thản nhiên vì nghĩ rằng chẳng có tội tình gì, còn hàng triệu nạn nhân của họ với những nỗi đau cùng cực, tất cả “thảy đều không” hay sao?
Chân sám hối theo kiểu Đại thừa có khác gì với sự thản nhiên vô tâm như không của những kẻ vô lương tâm, hay của những kẻ tán tận lương tâm? Nó nguy hại như thế nào cho những người tin theo và cho cả xã hội?
Ai chấp nhận “chân sám hối” theo kiểu Đại Thừa có chấp nhận cho kẻ ác nhân diệt sạch gia đình họ, hãm hiếp người thân của họ, rồi hắn cũng biết ‘chân sám hối’ để tất cả đều không không?
Tóm lại, “chân sám hối” của Đại Thừa chính là ngụy sám hối, là tà sám hối, là lươn lẹo sám hối của các luận sư Bà-la-môn ác hiểm đưa vào nhằm phá hoại Đạo Phật, biến chất những kẻ tin theo.
Còn sám hối chân thật của những người chân chánh phải như thế này:
Tội do tâm khởi, do nhân quả diệt,
Nhân quả trả rồi, tội mới tiêu.
Tội tiêu tâm tịnh, nhân quả có.
Đó mới thực là chân sám hối
Thích Công Lý
(Ảnh internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét