Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

PHẬT ÔNG HAY BỤT BÀ???


Cư sĩ Chánh Tạng vừa mở cuốn Kinh Nikaya vừa hỏi cư sĩ Chánh Truyền:
_ Này hiền huynh, trong kinh Đa Giới, Trung bộ 3, Đức Phật Thích Ca đã dạy rành rành là một vị thành tựu chánh kiến “biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: Sự kiện này có xảy ra: Khi một nam nhân có thể thành một A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy có xảy ra”.
_ Pháp nhĩ như thị! Pháp là như vậy!
_ Nhưng tại sao trong Đại thừa giáo và Mật tông giáo lại có chuyện “Phật bà” Quan Âm?
_ Vì trước khi thành Phật, “bà” Quan Âm đã kịp “chuyển hệ”, nhưng người đời sau không biết nên không thay đổi cách xưng hô cho “bà”.
_ Phật có dạy thế không?
_ Không.
_ Vậy ai nói?
_ Tôi!
_ Ông làm luận sư Bà-la-môn được rồi đấy! Nhưng này, trước đó, Đức Phật Thích Ca cũng đã nói rõ một vị thành tựu chánh kiến “không thể đề cao một Đạo sư khác” và vị ấy “biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi cùng trong một thế giới (lokadhatu), hai A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể xuất hiện (một lần) không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới, một A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra”.
_ Đúng thế! Bất cứ thứ gì duy nhất mới quý. Có thứ hai, thứ ba là mất nhiều giá trị.
_ Vậy, tại sao trong cùng một thế giới ngày nay nhưng Đại thừa lại có thêm “kinh vạn Phật”, rồi “kinh” Kim Cang có tới “tám trăm bốn ngàn vạn ức trăm triệu chư Phật như lai”, kinh khủng hơn trong “kinh 42 Chương” có câu: “Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn”?
_ Ông đi tìm những ai đang thọ trì các “kinh” ấy mà hỏi!
_ Chưa hết, tại sao trong các chùa thuộc Phật giáo biến thái lại xuất hiện quá nhiều các tượng Phật khác nhau như Phật Di lặc, Phật A di đà, Phật bà Quan âm, Phật Thiên thủ thiên nhãn, Phật Dược sư, Phật Tỳ lô giá na, Phật vân vân và vân vân? Thậm chí có chùa còn thờ cả “ông” Đấu Chiến Thắng Phật tức con khỉ Tôn Ngộ Không và chẳng còn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni là sao?
_ Ông đến các chùa đó mà hỏi! Còn tôi chỉ nói rằng những điều ông vừa nêu hoàn toàn đúng với lời tiên tri của Bậc Chánh Biến Tri trong kinh Tương Ưng!
_ Ngài tiên tri thế nào?
_ Ông hãy lóng tai và ghi nhớ kỹ, Đức Thế Tôn đã dạy: “Này Kassapa, Diệu pháp không biến mất cho đến khi nào tượng pháp không hiện ra ở đời. Và Kassapa khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời Diệu pháp biến mất. Ví như, này Kassapa, vàng (thật) không biến mất khi nào vàng giả chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào vàng giả hiện ra ở đời, thời vàng (thật) biến mất… Ở đây, khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm Diệu pháp biến mất” (*).
_ Đúng là tiên tri thật! Rõ ràng vì chỉ có ác ngu si mới chế “Phật giả” thay cho Phật thật, và cũng vì thậm ngu si nên nghe sao tin vậy, không biết phân biệt thật giả, đúng sai. Hai cái ngu này hội tụ, Diệu pháp làm sao còn được? Tôi nói như thế có đúng không?
_ Mô Phật! Ông làm thẩm phán được rồi đấy!
CHÁNH TÔNG ĐẠO SƯ
____________________
(*) Xem Tương Ưng tập 2, trang 386

KHAI TỬ BỤT THẤT A DI ĐÀ


Tại lễ khai mạc khóa “Bụt thất - Tịnh độ niệm A Di Đà”, các em thiếu niên trong nhóm Gia Đình Phật Tử được giao nhiệm vụ phụ trách văn nghệ giúp vui. Đặc biệt, trong phần đầu chương trình, có vở kịch “Đồng Lõa” do chính các em tự biên tự diễn.
Trên sân khấu, một em đóng vai quan phủ đang vấn tội một em khác trong vai quan huyện bị bắt và truy cứu với tội danh “thiếu tinh thần trách nhiệm, tư lợi, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Quan phủ hạch tội:
_ Này bị cáo, tại sao tất cả tù nhân, kể cả trọng án, trong huyện của ông đều được giải thoát về tư dinh của ông để được du hí thoải mái, sau khi họ chỉ cần niệm danh hiệu của ông mười lần? Đã thế những người dân lương thiện, nhưng không biết niệm tên ông, lại bị bỏ lờ không cứu, “sống chết mặc bay”? Ông hành xử theo công lý của luật pháp nào thế?
Bị cáo vẫn giữ giọng cao ngạo:
_ Thưa đại nhân, vì tôi phát đại nguyện noi theo gương Bụt A-di-đà. Nếu ngài khép tội tôi, vậy ai bắt tội A-di-đà?
Vị quan phủ nghiêm giọng:
_ Người làm sai, đã có pháp luật sửa trị theo đúng luật nhân quả công bằng. “Bụt” mà làm sai, bất chấp luật nhân quả, thì dứt khoát đó là Bụt giả, Bụt dỏm. Sao ông quá vô minh tin càn như thế?...
Bỗng nhiên ánh sáng, âm thanh trên sân khấu vụt tắt. Tất cả khán giả đứng dậy la ó, phản đối ban tổ chức và quay sang vỗ tay hoan hô quan phủ nhiệt tình. Mọi người chờ mãi không thấy màn kịch tiếp tục, bèn đồng loạt rủ nhau ra về, khiến cho vị trụ trì vừa tuyên bố khai mạc khoá “Bụt thất” lại phải lật đật tuyên bố bế mạc ngay tức thời.
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ CHÁNH TÔNG

XÁ LỢI... BỊP


Một nhóm trẻ ngồi trong chùa tám chuyện với nhau. Bé Nam khơi mào:
_ Này các bạn, mấy bữa rày chuyện người chết để lại “xá lợi” hơi bị nhiều đấy.
Bé Trung trề môi:
_ Ôi dào! Vàng, kim cương người ta còn giả được. Các cậu đừng tin ba cái thứ tào lao đó.
Bé Bắc tham gia:
_ Đúng vậy. Mấy người ở lò thiêu nói người bị sạn thận hoặc điên khùng là có nhiều ‘xá lợi’ nhất.
Bé Nam tròn mắt:
_ Bị đá trong thận còn hiểu được. Nhưng sao người điên lại có nhiều ‘xá lợi’?
Bé Bắc cười khì:
_ Người điên đi lang thang, thấy mấy hòn sỏi đẹp cứ tưởng kim cương, đem giấu trong túi. Mọi người không để ý, đem thiêu, cuối cùng còn mấy viên cuội.
_ Nếu người chết không điên, nhưng người thân của họ mánh khoé, giấu trong quan tài đá cuội. Thế là có ngay vài kí ‘xá lợi... bịp’. Bé Trung góp ý.
Bé Bắc gật gù:
_ Nếu là ‘xá lợi’ thật thì phải là loại đá không có trên trái đất này. Còn ba thứ cuội lóng lánh thì... xin lỗi tớ ra bãi rác nhặt cả đống.
Bé Nam kết luận:
_ Thời đại con người sắp lên tới sao Hỏa rồi mà nhiều người cứ tưởng còn ăn lông ở lỗ nên lừa bịp nhau. Bọn mình chớ có tin, kẻo lại rơi vào bẫy của các tay tổ bịp.
Bé Bắc và Trung vỗ tay tán đồng rồi cả ba vào trong chánh điện lễ Phật.
BÉ NĂM PHẬT TỬ

CHUYỆN BỒ TÁT ĐỊA TẠNG GIỜ MỚI KỂ


Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

KHAI TỬ BỤT THẤT A DI ĐÀ


Tại lễ khai mạc khóa “Bụt thất - Tịnh độ niệm A Di Đà”, các em thiếu niên trong nhóm Gia Đình Phật Tử được giao nhiệm vụ phụ trách văn nghệ giúp vui. Đặc biệt, trong phần đầu chương trình, có vở kịch “Đồng Lõa” do chính các em tự biên tự diễn.
Trên sân khấu, một em đóng vai quan phủ đang vấn tội một em khác trong vai quan huyện bị bắt và truy cứu với tội danh “thiếu tinh thần trách nhiệm, tư lợi, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Quan phủ hạch tội:
_ Này bị cáo, tại sao tất cả tù nhân, kể cả trọng án, trong huyện của ông đều được giải thoát về tư dinh của ông để được du hí thoải mái, sau khi họ chỉ cần niệm danh hiệu của ông mười lần? Đã thế những người dân lương thiện, nhưng không biết niệm tên ông, lại bị bỏ lờ không cứu, “sống chết mặc bay”? Ông hành xử theo công lý của luật pháp nào thế?
Bị cáo vẫn giữ giọng cao ngạo:
_ Thưa đại nhân, vì tôi phát đại nguyện noi theo gương Bụt A-di-đà. Nếu ngài khép tội tôi, vậy ai bắt tội A-di-đà?
Vị quan phủ nghiêm giọng:
_ Người làm sai, đã có pháp luật sửa trị theo đúng luật nhân quả công bằng. “Bụt” mà làm sai, bất chấp luật nhân quả, thì dứt khoát đó là Bụt giả, Bụt dỏm. Sao ông quá vô minh tin càn như thế?...
Bỗng nhiên ánh sáng, âm thanh trên sân khấu vụt tắt. Tất cả khán giả đứng dậy la ó, phản đối ban tổ chức và quay sang vỗ tay hoan hô quan phủ nhiệt tình. Mọi người chờ mãi không thấy màn kịch tiếp tục, bèn đồng loạt rủ nhau ra về, khiến cho vị trụ trì vừa tuyên bố khai mạc khoá “Bụt thất” lại phải lật đật tuyên bố bế mạc ngay tức thời.
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

BỒ TÁT GIỚI PHÁ DIỆT PHẬT PHÁP VÀ XÚI BỒ TÁT CON VÀO ĐIẠ NGỤC


Cẩn thận đọc giới khinh thứ 48 của Bồ-tát giới sẽ thấy
Nguyên văn “48.- GIỚI PHÁ DIỆT PHẬT PHÁP 70
Nếu Phật tử do lòng tốt mà xuất gia, lại vì danh tiếng cùng tài lợi, giảng thuyết giới của Phật cho Quốc vương và các quan, làm những sự gông trói các Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ningười thọ giới Bồ Tát như cách của ngục tù và binh nô? Như trùng trong thân sư tử tự ăn thịt sư tử, chớ chẳng phải trùng ở ngoài đến ăn. Cũng thế các Phật tử tự hủy phá Phật pháp, không phải ngoại đạo hay Thiên ma phá được. Người đã thọ giới của Phật, nên hộ trì giới luật của Phật như ấp yêu con một, như kính thờ cha mẹ, không được hủy phá. Người Phật tử khi nghe ngoại đạo, người ác dùng lời xấu hủy báng giới pháp của Phât, thời đau đớn không khác nào cả ba trăm cây dáo nhọn đâm vào tim mình, hay cả nghìn lưỡi dao, cả vạn cây gậy đánh bổ vào thân mìnhThà tự cam vào ở địa ngục đến trăm kiếp, chớ không muốn nghe lời hủy báng giới pháp Phật do bọn người ác. Huống là không lòng hiếu thuận, tự mình hủy báng phá giới pháp của Phật, hay làm nhơn duyên bảo người khác hủy phá. Nếu cố phá giới pháp, Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.”
Chín giới như vậy, cần nên học, hết lòng kính trọng phụng trì.
Chú thích 70 (trang 37 trong sách Bồ-tát giới):  “Người xuất gia được giảng thuyết Bồ Tát giới cho Quốc vương và các quan đã thọ giới, nhưng không được ở trước quan chức trị phạt phi pháp. Nếu đệ tử có lỗi chỉ nên theo luật mà trị phạt, không nên gông, trói như ngục tù, làm thương tổn thể thống người xuất gia. Lại lấy sự ấp yêu con một của mẹ hiền và sự thờ kính cha mẹ của con thảo để tỷ dụ lòng của Phật tử hết sức kính mến giới luật.
Phân tích phản biện
Như trong phần phản bác giới trọng thứ 10 ở trên có trích dẫn đoạn kinh ‘Phạm Võng’, số 1, Trường Bộ 1, Đức Phật dạy khi có kẻ khen ngợi hay xúc phạm Tam Bảo, người con Phật cũng không vì thế thích thú hay nóng giận, mất bình tĩnh; bởi như vậy sẽ có thể làm mồi cho ác ma.
Ngược lại, Bồ-tát giới lại kích động: ‘Người Phật tử khi nghe ngoại đạo, người ác dùng lời xấu hủy báng giới pháp của Phât, thời đau đớn không khác nào cả ba trăm cây dáo nhọn đâm vào tim mình, hay cả nghìn lưỡi dao, cả vạn cây gậy đánh bổ vào thân mình’. Kẻ bị tức giận chi phối, trí tuệ sáng suốt vắng mặt, sẵn sàng trả đũa báo thù rửa hận, để rồi rơi vào bẫy của ác ma. Đó là lý do Bồ-tát giới kích động!
Kẻ vẽ ra Bồ-tát giới thừa biết sau này không chỉ người ngoài mà chính những người trí trong Phật giáo sẽ phát hiện những tà vạy của Bồ-tát giới và lên tiếng phản đối. Kẻ vẽ ra Bồ-tát giới kích động kiểu này nhằm dọn đường cho các Bồ-tát con sẵn sàng làm mọi chuyện vì ‘thà tự cam vào ở địa ngục đến trăm kiếp, chớ không muốn nghe lời hủy báng giới pháp Phật do bọn người ác’. Một Hòa thượng giả danh chỉ cần dựa vào luật này kích động các Bồ-tát con cuồng tín là tức khắc có chuyện nguy hiểm ngay liền.
Thật vậy, Đại thừa giáo cũng như những tôn giáo khác, có những đệ tử sáng suốt nhưng cũng có những đệ tử chỉ biết nhắm mắt tin theo ông thầy. Một pháp sư giả danh chỉ cần trưng dẫn giới này rồi kêu gọi các tín đồ cuồng nhiệt khác ‘Thà tự cam vào ở địa ngục đến trăm kiếp, chớ không muốn nghe lời hủy báng giới pháp Phật do bọn người ác’ là... địa ngục hiện ra ngay tức thời.
Không đúng ư? Không lẽ các Bồ-tát con để không muốn nghe lời huỷ báng Bồ-tát giới và tam tạng Đại Thừa, sẵn sàng giết những kẻ phê phán dù có phải vào địa ngục cũng cam?
Trong lịch sử Đại Thừa giáo cũng đã có thời kỳ phái này phái kia tàn hại lẫn nhau, nguyên nhân cũng do mọi người bị kích động bởi các pháp luật cuồng tín của các tổ sư gián điệp. Đó chính là lý do vì sao kẻ vẽ ra Bồ-tát giới xúi dại các Bồ-tát con sẵn sàng lao vào địa ngục.
Thế nhưng, kẻ vẽ ra Bồ-tát giới có thực sự quý trọng Phật Pháp không? Hoàn toàn không! Vì sao? Bởi, đối với những kẻ cố tâm ‘gông trói các Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni, người thọ giới Bồ Tát như cách của ngục tù và binh nô’ hoặc ‘tự mình hủy báng phá giới pháp của Phật, hay làm nhơn duyên bảo người khác hủy phá’, tội ác đến như vậy mà Bồ-tát giới cũng chỉ ban cho tội nhẹ, cùng lắm tự sám hối là xong. Hẳn nhiên Bồ-tát giới đã không coi trọng Phật giáo, xem thường tội ác đối với Chánh Tam Bảo nên mới ban cho ‘khinh cấu tội’ như vậy.
Sự tà vạy lồ lộ như vậy, cho nên kẻ đời sau phải vẽ thêm chú thích 70 để khỏa lấp. Thế nhưng sự ngụy biện thì bao giờ cũng sơ hở và dấu đầu hở đuôi. Trước vị ‘Quốc vương và các quan đã thọ giới’ làm sao những người này lại để cho kẻ ác làm những điều tàn hại người khác, tàn hại Phật giáo, làm sao để cho người nào dựa vào uy quyền của mình trị phạt phi pháp Phật tử, ngay cho dù kẻ ác đó là kẻ đã xuất gia? Đã vậy, không lẽ vua quan Bồ-tát cho kẻ xuất gia làm các điều trên và chỉ phạt kẻ tàn ác, tàn hại Phật giáo ‘khinh cấu tội’?
Tóm lại Bồ-tát giới và các chú thích là ngụy lý thì bao giờ cũng phi lý và vô lý, thế nhưng nó lại rất nguy hiểm khi nó biết kích động sự cuồng tín trong tôn giáo.
NGHIÊN CỨU LUẬT HỌC

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

THIỀN TÔNG PHẢI PHẢN QUANG TỰ KIỂM ĐỂ KHÔNG ĐỌA ĐỊA NGỤC VÌ TÀ KIẾN


Trong phần đầu bài viết “Tranh Chăn Trâu”, thiền sư Thích Thanh Từ dạy như sau: “Người đạt lý Thiền thì siêu vượt cả hình thức tôn giáo, vượt cả tư cách thông thường của con người, giống như chim bay trong hư không, qua rồi không để lại dấu vết. Còn người chấp sự thì kẹt câu lầm lời, như rùa bò kéo lê cái đuôi. Ví dụ có người hỏi Tổ Lâm Tế: "Thế nào là Phật?”. Ngài đáp: "Cục cứt khô”. Qua lời đáp này, đối với người thông thì biết Tổ dùng lời để phá chấp danh từ ngôn ngữ của người mê, nên không kẹt. Nhưng đối với người không thông thì chấp lời văn, cho rằng Tổ thô lỗ, bất kính Phật. Cũng giống như rùa bò ở chỗ đất sình đuôi nó kéo lết dưới đất, đi tới đâu cũng kéo một lằn, không thoát khỏi dấu vết”.
] Phản chiếu:
-- Theo lý Thiền siêu việt và gương Tổ sư siêu phàm như trên, nếu có ai hỏi: “Thế nào là Tổ sư Lâm Tế và Thiền sư Thích Thanh Từ?”, người đắc thiền phải đáp: “Cục cứt ướt và con chó điên”.
Người khác hỏi: “Thế nào là người đắc thiền?”. Người không đắc thiền nhưng tuân theo hạnh Tổ, nương theo lý Thiền buộc phải trả lời: “Cẩu đẻ”.
Qua lời đáp này, đối với người thông thì biết người đắc thiền và người không tu thiền dùng lời để phá chấp danh từ ngôn ngữ của người mê, nên không kẹt. Nhưng đối với người không thông thì chấp lời văn, cho rằng người đắc thiền và kẻ không tu thiền thô lỗ, bất kính Tổ và Thiền sư. Cũng giống như rùa bò ở chỗ đất sình đuôi nó kéo lết dưới đất, đi tới đâu cũng kéo một lằn, không thoát khỏi dấu vết.
Như vậy, dù thông hay không thông cũng hiểu thêm một “triết lý thâm sâu” nữa của Thiền Tông: biết dạy cho người khác mắng chửi mình, đạo sư và tông phả của mình - đó mới là ông Tổ triệt ngộ.
-- Còn theo tư-cách-thông-thường-của-con-người, nếu có ai hỏi: “Thế nào là Phật?”; người không-siêu-vượt-hình-thức-tôn-giáo phải trả lời: “Như Lai Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”.
Qua lời đáp này, đối với người thông tất hiểu rõ mười danh hiệu của Đức Thế Tôn và sẽ có thân - miệng - ý cung kính thích ứng đối với Bậc Ân Sư hy hữu vĩ đại. Nhưng đối với người không thông có thể hỏi tiếp: “Mười danh hiệu này như thế nào?”.
Người không-phá-chấp-danh-từ-ngôn-ngữ đáp: “Hãy giữ giới hạnh thanh tịnh và cẩn trọng đọc kinh Nikaya sẽ biết! Ngoài ra, trong tạng kinh này, Đức Phật cũng đã chỉ rõ những kẻ có các danh hiệu khác cần phân biệt rõ ràng.
Ví dụ: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người mù? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có mắt để có thể với mắt như vậy, thâu hoạch được tài sản chưa được thâu hoạch hay làm cho tăng trưởng tài sản đã được thâu hoạch; không có mắt để có thể với mắt như vậy, biết được pháp thiện và pháp bất thiện, có tội và không tội, pháp liệt và thắng, pháp thuộc thành phần đen và trắng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người mù.” (Tăng Chi tập 1, trang 229).
Và trong kinh Tăng Chi tập 2, trang 579, những kẻ không biết phân biệt đúng các pháp còn được mang danh hiệu ám độn ngu si”. 
Lại nữa, trong kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, Trường Bộ 2, Đức Phật đã chánh biến tri danh hiệu của các “vị” khác nữa: “Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có mười tuổi, không có phân biệtmẹ hay bá mẫu hay thúc mẫu, vợ con của sư trưởng, chị dâu của cha. Thế giới rơi vào thông dâm như dê, gà, heo, chó và chó rừng (Đương nhiên, lúc này, loài người đều siêu vượt cả hình thức tôn giáo, vượt cả tư cách thông thường, không còn bị mắc kẹt, chấp sự phân biệt “Tổ sư Lâm Tế - Thiền sư Thích Thanh Từ” với “cục cứt ướt và con chó điên” gì cả).
Chính vì thế, còn danh xưng nào thích hợp hơn những danh hiệu này: “Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, (vẫn) không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy [Tương Ưng tập 3, trang 251, bài kinh số 113 này sắp sau kinh (S.iii,137)]”
Đến đây đã quá rõ ràng! Thế nhưng nếu những người tu thiền không chịu “bất lập văn tự, trực chỉ chân tâm”, không muốn thực hành theo đạo vô phân biệt của mình, mà lại muốn khởi nghi tình để gắn sừng cho thỏ, vẽ lông cho rùa, phân bua phải trái đúng sai theo kiểu nhị thừa, thì người chấp vào kinh văn có thể bỏ qua một bên, không cần thiết phải trả lời, cũng “giống như chim bay trong hư không, qua rồi không để lại dấu vết”.
Có chăng, chỉ cần nhắc pháp môn này là “Hồi Quang Phản Chiếu” để ai đó biết “hồi đầu thị ngạn” tự cứu lấy mình, may ra có thể thoát khỏi địa ngục vì tội tà kiến xúc phạm Thánh Nhân.
_________________
Ghi chú
Kinh “Tôn Giả Kimbila” (Tăng chi tập 3, trang 97-99)
“Như vầy tôi nghe: Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbila, tại rừng Trúc. Rồi Tôn giả Kimbila đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không còn tồn tại lâu dài?
- Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống không cung kính, không tùy thuận Pháp; sống không cung kính, không tùy thuận chúng Tăng; sống không cung kính, không tùy thuận học pháp; sống không cung kính, không tùy thuận không phóng dật; sống không cung kính, không tùy thuận tiếp đón.
Này Kimbila, đây là nhân, đây là duyên khiến cho khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp không tồn tại lâu dài.
Do nhân gì, do duyên gì khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?
- Ở đây, này Kimbila, khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận Pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận Học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp được tồn tại lâu dài” <Hết trích>
] Ý KIẾN CHÁNH BỐN THIỀN: 
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy như thế, nhưng những người con đời sau tin Ngài nhưng tin luôn cả những “tổ sư gián điệp”. Cho nên những tệ tử này nhắm mắt tin luôn theo đạo “vô chấp”, “vô tướng”, “vô tự”, “vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo”, “vô chứng, vô đắc”, “vô phân biệt” tất cả. 
Nhưng họ lại có nhiều thứ phải phân biệt: có Bát Nhã Ba La Mật mà ba đời chư Phật còn phải y theo (?), có thiền láo, thiền hỗn, thiền võ, thiền say, thiền bút, thiền ôm, thiền ấp, thiền lười v.v… và v.v...
Nguy hại nhất trong những tà thiền, tà hạnh đó là họ đã bất kính đối với cả bậc Đạo Sư thiêng liêng đáng kính. Đối với họ, Diệu Pháp đã biến mất từ khi có “giáo ngoại biệt truyền”
CHÁNH BỐN THIỀN

LÝ DO PHẬT RA ĐỜI TRONG CHÁNH KINH VÀ TÀ KINH


Kinh Tăng Chi 4, Chương 10, VIII. Phẩm Ước Nguyện
(VI) (76) Không Thể Tăng Trưởng

"1. - Này các Tỷ-kheo, nếu BA PHÁP không có mặt ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật được Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Thế nào là ba?

2. SANH, GIÀ và CHẾT. Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp này không hiện hữu ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời.

Vì rằng, này các Tỷ-kheo, ba pháp này có mặt ở đời, do vậy Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, do vậy, Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng được nêu rõ ở đời.

3. Này các Tỷ-kheo, không ĐOẠN TẬN BA PHÁP thời không có thể đoạn tận sanh, thời không có thể đoạn tận già, thời không có thể đoạn tận chết. Thế nào là ba?

4. Không đoạn tận THAM, không đoạn tận SÂN, không đoạn tận SI. Do không đoạn tận ba pháp này, không có thể đoạn tận sanh, không có thể đoạn tận già, không có thể đoạn tận chết…" <Hết trích>


Ý KIẾN CON PHẬT

Theo bài kinh trên nhân duyên để Đức Phật ra đời là giúp đoạn trừ khổ đau của SANH - GIÀ - và CHẾT trên cơ sở đoạn trừ THAM - SÂN - SI bằng con đường TÁM CHÁNH ĐẠO. Lý do và phương pháp cụ thể rõ ràng, nhất quán.

Thế nhưng, vài trăm năm sau xuất hiện “kinh Pháp Hoa” nảy nòi chuyện nhân duyên Bụt ra đời là nhằm “khai thị ngộ nhập tri kiến Phật”, bởi “chúng sanh đồng Phật tánh”. Sự cải biến này có nhiều thâm ý:

- Tầm thường hóa danh hiệu Phật, bởi chúng sanh nào cũng có sẵn “Phật tánh”, đều có thể thành “Phật”. Mọi người mặc nhiên thừa nhận “Con chó có Bụt tánh”, “Khỉ Ngộ Không thành Đấu Chiến Thắng Phật”.

- Tầm thường hóa “tri kiến Phật” vì ai cũng có thể hội nhập được.

- Kích thích tà thượng mạn nơi những kẻ tin theo khi nghĩ mình cũng có thể leo cao thành Bụt. Nhất là khi được cả Bồ-tát Thường Bất Khinh cúi đầu “lạy các ngài, tôi không dám khinh thường các ngài. Các ngài rồi cũng sẽ thành Phật”???

- Chính từ đây, những kẻ ngụy trá tự tác xưng danh và những kẻ mê tín tin theo họ. Mọi người sẵn sàng quỳ lạy bất kỳ kẻ nào được ca xưng là “Phật sống”, “Phật tái sanh”, “Phật gia”, “Tiểu Phật”…

- Thấu cáy phỉ báng danh hiệu Phật vì “chúng sanh đều có Phật tánh”. Chúng sanh là những loài nào?

Chỉ một ý nhỏ trong “kinh Pháp Hoa” còn chứa đựng nhiều thâm ý xuyên tạc phá hoại, huống hồ cả cuốn “kinh” này còn kinh hoàng khủng khiếp đến đâu. Việc đưa ra ánh sáng tất cả tà pháp xin để danh cho các vị thiện trí thức.

HOÀNG GIA

VÌ VỌNG NGỮ


Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

SIÊU CHÍNH TRỊ


Sư Bắc hỏi sư Nam:
_ Tại sao trong giới luật Patimokkha, Đức Phật cấm các Tỳ-kheo quan hệ qua lại với các vua quan, hoặc dính líu với các thế lực đương quyền, thậm chí không được bàn luận chuyện thế sự?
_ Lo diệt tham-sân-si đã hết ngày, còn thì giờ đâu liên hệ với vua quan, với thế sự? Vả lại, nếu ông ủng hộ, dựa dẫm vào một thế lực này, khi một thế lực khác chống đối hoặc thay thế, liệu họ có để cho ông yên? Ngược lại, nếu ông tách khỏi những tranh chấp ấy, không xu thời theo bên nào và cũng không gây nguy hiểm đối bất cứ ai, mọi người sẽ tin tưởng và đều muốn ủng hộ ông.
Sư Bắc như ngộ ra điều lý thú, vỗ mạnh tay lên trán:
_ À, thì ra dù qua bao triều đại đổi thay, Phật giáo không áp bức, ép buộc bất kỳ ai nhưng vẫn là quốc giáo tại các quốc gia Nam truyền là vì vậy. Trong khi đó, tại các nước khác, nhiều Tăng Ni bày đặt tham gia chuyện thế sự khiến các thế lực khác ganh tỵ, xúc xiểm, đến độ có lúc gặp các vua quan tàn bạo, họ ra tay diệt tận Phật giáo không thương tiếc. Hóa ra Đức Phật không làm chính trị nhưng lại hơn cả những nhà đại chính trị khoác áo tôn giáo.
_ Huynh đã biết một pháp khiến Tỷ-kheo được lớn mạnh rồi đó.
_ Nhưng, có những thế lực quá tàn ác, họ giết cả những người hiền lương thì sao?
_ Câu hỏi ấy để dành cho vua quan, cho quân đội lương thiện.
An Hạnh
____________________
Ghi Chú: 
Kinh Tăng Chi tập 3, Chương 7, III. Phẩm Vajjì (Bạt Kỳ)
(IV) (22) Công Việc
1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp không làm suy giảm này... Ta sẽ giảng...
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy pháp không làm suy giảm?
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích làm thế sự, không hoan hỷ làm thế sự, không đam mê làm thế sự, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích phiếm luận, không hoan hỷ phiếm luận, không đam mê phiếm luận, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích ngủ nghỉ, không hoan hỷ ngủ nghỉ, không đam mê ngủ nghỉ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích quần tụ, không hoan hỷ quần tụ, không đam mê quần tụ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không có ác dục vọng, không bị chi phối bởi ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không bè bạn ác dục vọng, không thân tín ác dục vọng, không cộng hành với ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không dừng ở nửa chừng giữa sự đạt đến những quả vị thấp kém và những quả vị thù thắng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp không làm suy giảm này được duy trì giữa các Tỷ-kheo, khi nào các Tỷ-kheo được dạy bảy pháp không làm suy giảm này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
------------------------
LUẬT TRÍCH LỤC

 Ưng đối trị 48: Cấm xem động binh
"Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào đi để xem quân đội động binh thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ngoại trừ có nhân duyên như thế.”

 Ưng đối trị 49: Ngụ trong binh đội
"Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Nếu có nhân duyên nào đó khiến vị tỳ khưu ấy đi đến nơi binh đội, vị tỳ khưu ấy nên cư ngụ trong binh đội hai ba đêm; nếu vượt hơn số ấy thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”

 Ưng đối trị 50: Cấm xem tập trận
"Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Nếu trong khi cư ngụ ở binh đội hai ba đêm vị tỳ khưu đi đến nơi tập trận, hoặc nơi đóng quân, hoặc nơi dàn binh, hoặc đội chủ lực thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”

 Ưng đối trị 92: Cấm Tỳ-kheo vào hậu cung của vua
"Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào khi chưa được báo tin trước mà vượt qua ngưỡng cửa (phòng ngủ) của đức vua dòng sát-đế-lỵ đã được đội lên vương miện lúc đức vua chưa đi khỏi lúc báu vật (hoàng hậu) chưa lui ra thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
(Theo bản dịch của Tỳ-kheo Nguyệt Thiên Indacanda)

KHỈ LÀM TRÒ


Trên Thiên đình, Đại Phạm Thiên và Ngọc Hoàng đang đàm đạo với nhau. Đại Phạm Thiên lên tiếng:
_ Dưới dương trần có mấy ông sư đã mặc áo Phật nhưng không lo tu hành, cứ hô hào người khác đấu tranh chính trị làm gì thế nhỉ?
_ Vì họ xem chính trị quan trọng hơn diệt trừ tham-sân-si. Và chức hội chủ, đàn chủ của họ quan trọng hơn giới-định-tuệ.
_ Thế sao họ không cởi quách y áo gởi lại cho chùa, ra đời tha hồ làm chính trị - chính em, chẳng ai phê phán họ?
_ Nếu vậy, cũng chẳng có ai thèm nghe họ. Ngài không thấy mấy con khỉ muốn làm trò cũng phải mượn áo người đấy ư?
Tiểu Thiên
___________
Ghi Chú 
Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp không làm suy giảm này... Ta sẽ giảng... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy pháp không làm suy giảm?
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích làm thế sự, không hoan hỷ làm thế sự, không đam mê làm thế sự, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm….
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích phiếm luận, không hoan hỷ phiếm luận, không đam mê phiếm luận, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm…” (Trích bài kinh “Công Việc” số 22, Tăng Chi tập 3, Chương 7, III. Phẩm Vajjì (Bạt Kỳ))
Tuy nhiên, tại một số nước, luật pháp bắt buộc các công dân phải đi bầu cử. Thiết nghĩ, các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni tại đây cũng nên tuân thủ luật pháp của quốc gia mình.
Bởi lẽ, cầm lá phiếu đi bầu cử ở đây không có nghĩa là làm chính trị, không có nghĩa là ưa thích làm thế sự, mà chỉ là tuân theo quy định chung của luật pháp sở tại.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

ĐẠO PHẬT VÀ CHÍNH TRỊ


Một chính trị gia vào tận trong rừng sâu để “lên lớp” cho vị tu sĩ ẩn lâm:
_ Ngài không làm chính trị - đó cũng là một thái độ chính trị.
Tu sĩ mỉm cười:
_ Vô lý! Chẳng lẽ không làm vệ sinh, đó cũng là một thái độ vệ sinh? Không làm tướng cướp, đó cũng là một thái độ tướng cướp? Không làm vũ nữ, đó cũng là thái độ vũ nữ? Xin đừng gắp lửa bỏ tay người.
Vị chính khách bẻ sang hướng khác:
_ Nhưng lịch sử cho thấy tôn giáo và chính trị luôn gắn liền nhau, không thể tách rời.
_ Nếu có như thế thì đó là chuyện của tôn giáo và chính trị. Đạo Phật không phải là tôn giáo, lại càng không phải là chính trị. Đạo Phật là con đường, là nếp sống giải thoát khỏi những điều đó.
Chính trị gia vẫn chưa chịu ngưng:
_ Thế sao có nhiều nhà sư được ca ngợi vì đã tham gia việc quân, việc nước, việc triều chính?
_ Nếu trước đó họ đã trả lại y áo cho Tam Bảo rồi trở ra đời lo thế sự, đây là nghiệp duyên của mỗi người, không nên lạm bàn. Và nếu họ có công đức thuộc “Bốn trọng ân”, người Phật tử cũng phải nhớ ơn họ. Nhưng cần xác định cho rõ: nếu họ còn đắp y mà làm thế sự, thì họ không phải là những tu sĩ đạo Phật làm chính trị, mà là những nhà chính trị mượn áo của đạo Phật. Trong Bát Chánh Đạo không có chánh chính trị, không có chánh quân sự.
_ Nhưng ngài cứ độc trú biệt cư thế này, có lợi ích gì cho ai?
_ Bản thân cuộc sống không màng danh lợi cũng là một bài pháp rồi! Ông không thấy lợi ích cũng phải!
_ Ngài sống ẩn cư trong rừng, có ai biết đến để hỏi pháp?
_ Đừng sợ không ai biết, chỉ sợ hạnh không tròn. Hương của giới thanh tịnh còn ngược gió tung bay nữa kia! Ngược lại, giới hạnh giữ không tròn, ham mê giữa chợ đời, càng dễ bị cuốn trôi. Riêng đối với tôi, có ai đến hỏi đạo thì được, chứ tranh luận thì... xin lỗi, tôi không có thời gian.
Nhà chính trị lại một lần nữa lái đề tài:
_ Giặc ngoại xâm đến đây, ngài có còn thời gian để tu hành?
_ Câu hỏi ấy ông nên dành cho vua quan, cho quân đội. Nhưng ông nên nhớ, tàn ác đến như vua Asoka, khi đã giác ngộ Phật pháp, lại trở thành lương thiện không ai bằng. Chúng tôi tu hành cũng là để duy trì những giá trị hướng thiện tuyệt vời này, để biến thù thành bạn, đổi giặc thành anh em. Tuy vậy, đối với những người đi tìm sự yên tĩnh để chiến đấu với chính bản thân mình, chống bốn lũ giặc sanh-già-bệnh-chết, đôi khi họ xem miệng lưỡi của kẻ khác cũng không thua gì giặc cướp. Trong những trường hợp như vậy, cách tốt nhất là… “tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”. 
Vừa nói xong, vị tu sĩ ẩn lâm vội vàng chắp tay xoay người hướng về phía thất liêu, chạy vắt giò lên cổ cứ như bị ma đuổi.  
Vẫn chưa chịu thôi, lần thứ hai vị chính khách rủ thêm người bạn làm luật sư, cả hai cùng tìm đến tận thất của tu sĩ ẩn lâm để nói chuyện cho ra lẽ. Vừa đến nơi, cả hai đã thấy ngay trước cửa thất một tấm bảng lớn với dòng chữ rõ ràng“TA KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI vì Ta tôn trọng nhận thức và cuộc sống của người đời, và Ta không bắt người đời theo ý của Ta. CHỈ CÓ ĐỜI TRANH LUẬN VỚI TA vì người đời không tôn trọng nhận thức và cuộc sống của Ta, và còn muốn bắt Ta theo ý của họ. Thật bất công!”.
Cả hai vị khách không mời mà đến nhìn nhau rồi quay lui. Khu rừng lại trở về sự bình yên vốn có của nó.
_________________
Ghi Chú:
Trích Kinh Kosambiya, số 48, Trung bộ 1:
“… Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có tâm bị thế sự đời này ràng buộc, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo có tâm bị thế sự đời sau ràng buộc, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Tỷ-kheo sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược… ”
Kinh Tăng Chi tập 3, Chương 7, III. Phẩm Vajjì (Bạt Kỳ)
(IV) (22) Công Việc
1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp không làm suy giảm này... Ta sẽ giảng...
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy pháp không làm suy giảm?
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích làm thế sự, không hoan hỷ làm thế sự, không đam mê làm thế sự, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích phiếm luận, không hoan hỷ phiếm luận, không đam mê phiếm luận, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích ngủ nghỉ, không hoan hỷ ngủ nghỉ, không đam mê ngủ nghỉ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích quần tụ, không hoan hỷ quần tụ, không đam mê quần tụ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không có ác dục vọng, không bị chi phối bởi ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không bè bạn ác dục vọng, không thân tín ác dục vọng, không cộng hành với ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không dừng ở nửa chừng giữa sự đạt đến những quả vị thấp kém và những quả vị thù thắng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp không làm suy giảm này được duy trì giữa các Tỷ-kheo, khi nào các Tỷ-kheo được dạy bảy pháp không làm suy giảm này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Kinh Tăng Chi tập 5, Chương 10, VII. Phẩm Song Đôi
(XI) (69) Những Ðề Tài Câu Chuyện (1)
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana trong khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, rất nhiều Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại hội trường. Các vị này đang chú tâm trong nhiều câu chuyện phù phiếm sai khác sau đây: Câu chuyện về vua, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về quân đội, câu chuyện về sợ hãi, câu chuyện về chiến trận, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về đồ nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng, câu chuyện về thị trấn, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về ma quỷ, các câu chuyện sai khác về thế giới, về biển lớn, các câu chuyện về hữu và phi hữu.
2. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, các Thầy nay ngồi hội họp ở đây, nói chuyện về vấn đề gì? Câu chuyện gì đang bàn giữa các Thầy bàn xong?
- Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất trở về, chúng con ngồi hội họp tại hội trường, và chúng con đang chú tâm trong nhiều câu chuyện phù phiếm sai khác sau đây: Câu chuyện về vua, câu chuyện về ăn trộm... các câu chuyện về hữu và phi hữu.
- Này các Tỷ-kheo, thật không xứng đáng cho các Thầy, là những thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, lại có thể sống chú tâm trong nhiều câu chuyện sai khác, như câu chuyện về vua... câu chuyện về hữu và phi hữu. Này các Tỷ-kheo, có mười đề tài để nói chuyện này. Thế nào là mười?
3. Câu chuyện về ít dục, câu chuyện về biết đủ, câu chuyện về viễn ly, câu chuyện về không tụ hội, câu chuyện về tinh tấn, câu chuyện về giới, câu chuyện về định, câu chuyện về tuệ, câu chuyện về giải thoát, câu chuyện về giải thoát tri kiến.
Này các Tỷ-kheo, có mười đề tài để nói chuyện này.
4. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy tiếp tục nói những câu chuyện liên hệ đến mười đề tài để nói chuyện này, thời các Thầy có thể với ánh sáng (của mình) đánh bạt ánh sáng của mặt trăng, mặt trời, những vật có đại thần lực, có uy lực, còn nói gì của các du sĩ ngoại đạo.
______________
Trích lục kinh theo bản dịch của HT Minh Châu