Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Chỉ Quán gắn liền cột chặt

QUÁN là quán sát, quán xét, quán tầm, quán tưởng. Ví dụ như quán thân trên thân, quán thọ trên các thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên các pháp <Đây là CHÁNH NIỆM>

CHỈ là ngưng, dừng, ngăn lại; như trong từ 'đình chỉ, tịnh chỉ...' Ví dụ khi chú tâm vào hơi thở, vào các oai nghi hành động sẽ giúp ngăn, dừng, ngưng vọng niệm. <Đây là TỈNH GIÁC thuộc pháp tu CHỈ>
Nhưng trong BỐN NIỆM XỨ, cũng như các pháp tu khác của Đức Phật, đều có CHỈ QUÁN song hành liền chặt, như hai mặt của đồng tiền vậy.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Pháp hoa đại lừa

Qua hàng chục thế kỉ kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay Pháp Hoa được Đại Thừa giáo xem như kinh vua, bởi... người ta đọc bằng đức tin hơn là lý trí.
Dẫn chứng: Ngay phần đầu cũng đã sờ sờ sự ngụy tạo nhưng không ai phát hiện: thời Phật Thích Ca trước sau Tăng chúng chỉ một ngàn hai trăm năm mươi vị A La Hán <1.250>, thế nhưng Pháp Hoa Đại thừa nổ thành mười hai ngàn vị A La hán <12.000>. Con số nhiều gấp mười lần mà không ai thấy, thì Pháp Hoa là kinh vua <bịp> chứ còn gì nữa.

Truyền thống ăn chay Bàlamôn

Các Bàlamôn chay thường rêu rao 'ăn chay từ bi', ăn chay không sát sanh; nhưng thực tế lại hoàn toàn khác hẳn. Các Bàlamôn xưa và nay làm sao có được 'Phật nhãn' như Đức Thế Tôn. Họ càng mạt sát 'ăn mặn' là càng tự phỉ báng chính mình

Câu hỏi cho kinh Nalakapana

Một đoạn Chánh Kinh ngắn cũng không dễ trả lời. Các tiến sĩ Phật học nào huênh hoang đòi 'tu thành Phật' hãy lấy kinh sách của mình giải đáp


Pháp Hoa tà giáo rành rành

Niu pháp liên ma
Chân Ngôn
Bà lão hàng xóm quê mùa vừa thấy hai bé gái trong Gia Đình Phật Tử thế hệ mới đi ngang qua, liền vồn vã gọi lại. Bà cụ vừa khoe cuốn sách cũ nát trong tay, vừa ghé vào tai bọn trẻ nói với vẻ quan trọng:
_ Mấy cháu ráng tụng kinh này vì “Dù cho tạo tội hơn núi cả. Niệu Pháp Hoa Liên tụng mấy hàng” là xong ngay!
Đứa gái nhỏ chẳng thèm để mắt tới quyển sách, chắp hai tay nói ngay:
_ Thưa bà, sao bà không vào trại giam đưa cho các tù nhân để cứu họ? Phật pháp bất ly thế gian pháp kia mà? Tụng vài hàng mà được hết núi tội, được ra tù, phạm nhân nào không ham?
Bé gái lớn phụ họa:
_ Nếu đúng như thế, nó chỉ có lợi cho kẻ gây tội ác, còn các nạn nhân của họ thì sao, thưa bà? Cứ xong ngay tất cả để người ta mặc tình làm ác, mặc tình tạo tội thì nhân quả chỗ nào, trí tuệ giáo dục cải hoá chỗ nào? Cho nên bà phải gọi nó là Pháp Niệu Liên Ma mới đúng!
Bé gái nhỏ tiếp lời:
_ Thưa bà, giả sử có kẻ hãm hại gia đình bà cùng tất cả người thân của bà, hắn tạo ‘tội hơn núi cả’ như vậy, nhưng nhờ tụng Niệu Pháp Liên Ma vài hàng là xong ngay. Bà nghĩ sao?
Bà lão hàng xóm giật mình tỉnh ngộ:
_ Ừ nhỉ! Các cháu nói chí lý!
Ngay tức khắc bà lão thẳng tay ném cuốn kinh giả vào sọt rác. Cả ba bà cháu nhìn nhau trìu mến như những người thân quen từ muôn kiếp nào.

Lý của Bậc Thánh

Pháp 12 CHI PHẦN NHÂN DUYÊN là Thánh Lý, tức là LÝ của bậc THÁNH. Dù là lý luận, lý lthuyết, lý lẽ nhưng đều nhằm mục đích giúp người thọ trì thóat khổ.
Hãy nghiên cứu kĩ Thánh Lý này để thấy rõ hơn Diệu Pháp cứu khổ của Đức Phật

Pháp hoa tà vạy

Đã là tà kinh ngụy pháp, đồ giả hàng dỏm thì đụng tới đâu lòi ngay cái rởm tới đó. Khốn thay khi không có CON MẮT TRÍ TUỆ̣ thì muôn đời cũng không nhận ra.

Hầu hết các tam tạng Đại Thừa đều cùng một kiểu tuyên truyền: chỉ cần tin theo kinh tạng Đại Thừa, bồ tát Đại giáo thì tội ác đến đâu cũng tiêu tan. Ngược lại nếu phản bác lại Đại Thừa thì tội sa địa ngục.
Đây là kiểu cai trị 'cây gậy và củ cà rốt' của các chủ chăn đối với những tín đồ nô lệ ngây thơ liệt tuệ.

Câu hỏi về Pháp Nhân Duyên

Mọi giải thích Phật Pháp chỉ có giá trị khi có căn cứ, chứng minh bằng 'mỗi mỗi từ, mỗi mỗi chữ' trong Chánh Kinh và Chánh Luật.



Dành cho giảng sư, tiến sĩ Phật học giải thích


Nước miếng cá sấu hay Đạo đức giả

Một bé trai hỏi bố:
_ Vì sao có câu “nước mắt cá sấu”, hả bố?
_ Vì mỗi lần nhai nuốt các con vật khác, cá sấu đều chảy nước mắt. Cụm từ ấy còn để ám chỉ những kẻ đạo đức giả, cũng thích ăn tươi nuốt sống kẻ khác nhưng lại cứ làm ra vẻ từ bi, thương xót kẻ khác.
_ Cũng giống như mấy ông Bà-la-môn thời Đức Phật, “ăn chay vô số, vô lượng chúng sanh” nhưng lại cứ tìm cách vu cáo, bài xích cách ăn tam tịnh nhục của đạo Phật, phải không bố?
_ Đúng vậy! Chỉ có điều họ và con cháu của họ hăng hái chửi người khác đến độ văng cả nước bọt nên còn có thành ngữ “nước miếng cá sấu” là vì thế.
Giả Chay
----------------------------
Pháp Trích Lục
Trích kinh “Cho Các Vật Khả Ái”, Tăng Chi 2, Chương 4, V. Phẩm Vua Munda, trang 382:
Một thời, Thế Tôn trú ở Vesālī, rừng Ðại Lâm, tại giảng đường có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của gia chủ Ugga người Vesālī, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi gia chủ Ugga, người Vesālī đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ Ugga, người Vesālī bạch Thế Tôn:
… Bạch Thế Tôn, con nghe như sau từ miệng Thế Tôn, con có nhận lãnh như sau từ miệng Thế Tôn: "Ai cho vật khả ý, nhận được điều khả ý". Bạch Thế Tôn, con có thịt heo nấu chung với trái táo, thật là khả ý. Mong Thế Tôn nhận lấy, vì lòng từ ái (chúng con)!
Và Thế Tôn nhận lấy, vì lòng từ ái…” (HT Minh Châu dịch)
Trích tạng Luật Patimokkha, Phân Tích Giới Tỳ-kheo, Chương Pārājika thứ nhì:
[137] Vào lúc bấy giờ, nhiều vị Tỳ-khưu trong lúc đi xuống từ núi Gijjhakūṭā đã nhìn thấy phần thịt ăn còn thừa của sư tử (sīhavighāsaṃ) nên đã cho nấu chín rồi thọ dụng. Các vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. Các vị đã trình sự việc ấy lên Đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, (trong trường hợp) phần thịt ăn còn thừa của sư tử thì vô tội.
Vào lúc bấy giờ, nhiều vị Tỳ-khưu trong lúc đi xuống từ núi Gijjhakūṭā đã nhìn thấy phần thịt ăn còn thừa của loài cọp ... (như trên)... đã nhìn thấy phần thịt ăn còn thừa của loài beo ... (như trên)... đã nhìn thấy phần thịt ăn còn thừa của loài linh cẩu ... (như trên)... đã nhìn thấy phần thịt ăn còn thừa của chó sói nên đã cho nấu chín rồi thọ dụng. Các vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ... (như trên)...
- Này các Tỳ-khưu, (trong trường hợp) vật thuộc về loài thú thì vô tội.” (Bản dịch của TK Nguyệt Thiên)

Kinh Pháp Cú và năm pháp

Chỉ một câu kệ trong Kinh Pháp Cú thôi cũng chỉ dạy biết bao điều hay giúp tu tập giải thoát

Con nít mới tin


Oan ba đời, lời ma đạo

Dưới ánh chiều tà, sau khi thiền tịnh độc cư xong, sư Nhỏ từ chỗ ngồi đứng dậy đến bên sư Lớn, chắp tay hỏi:
_ Thưa huynh, câu "Y kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết” nghĩa là gì ạ?
Sư Lớn ngước mặt nhìn trời, cười khẩy:
_ Cứ bám theo kinh mà nói thì không đúng ý Phật. Rời kinh một chữ là ma đang thuyết pháp. Chân lý ở giữa các dòng kinh.
Sư Nhỏ thở dài:
_ Tội nghiệp. Đại huynh đã bị “tẩu hỏa nhập ma”, trúng kế hỏa mù, nhập đường ma đạo mà vẫn không hay biết.
Sư Lớn đỏ mặt tía tai, dứ thẳng hạt chuỗi to bằng trái chanh trước mặt sư Tiểu:
_ Tiểu huynh ngã mạn vừa chứ, tu pháp thấp mà đòi chấp pháp cao, không biết lượng sức mình.
Sư Nhỏ vẫn từ tốn:
_ Đại huynh phải nhớ rõ: trái với chánh pháp là tà pháp, ngược với chánh đạo là tà đạo, và muốn phá chánh kinh thì phải có tà kinh. Chỉ có ma vương mới không muốn phân biệt trắng đen, thiện ác, kinh giả, kinh thật để kéo con Phật xa rời những lời dạy đích thực của Ngài. Chân lý không nằm giữa các câu kinh mà nằm trong Bốn Thánh Đế. Đương nhiên Bốn Chân lý của Bậc Thánh không thể nằm trong tà kinh mà chỉ có trong chánh kinh Nguyên Thủy. Vì vậy, nói cho đúng phải là “Y kinh gián điệp, oan ba đời Phật. Ly kinh Nikaya nửa chữ, tức cùng ma nói”.
Sư Lớn giật mình, hỏi dịu giọng:
_ Còn tạng Luận thì sao?
_ Y luận mà lìa Chánh kinh lại càng điên hơn nữa. Còn ai luận hay hơn Bậc Thiện Thệ Thế Gian Giải? Chẳng lẽ các luận sư theo chân Đấng Điều Ngự Trượng Phu lại giỏi hơn Vị Thầy Trời Người?
Đại sư huynh không nói năng gì, chỉ cúi mình cung tay vái chào vị Thanh Văn tiểu đệ. Từ đó trong chùa không còn tiếng hơn thua tranh cãi.
Sư Huynh

Kinh Đại Duyên và 'đại giáo'

Qúy vị nào rành tam tạng Đại giáo, hoặc luận Vi Diệu Pháp xem trong giáo lý của mình thọ trì có chỗ nào giúp giải thích các câu hỏi 'không có Câu Giải Thoát nào cao hơn' này



Bảy Giác Chi và những kẻ 'ăn cắp pháp'

Thời Phật các ngoại đạo đã biết 'ăn cắp pháp' của Phật để dạy cho đồ chúng. Họ tệ hại ở chỗ miệng ra rả chống Phật, nhưng lén nghe Pháp, học Pháp để loè hội chúng rằng Phật biết gì, họ biết hơn cả Phật; Phật dạy gì, họ dạy hơn cả Phật vv...

Bài kinh Pháp Môn trong Tương Ưng Bộ ghi lại lời Phật dạy các Tỳ-kheo cách phản biện các ngoại đạo sư để chỉ rõ lối 'ăn cắp pháp' của họ.
Ngày nay cũng thế, nhiều người mang danh 'con Phật' nhưng không thọ trì đúng Kinh - Luật của Phật; lại tin theo ác ma giả Phật, để rồi trở thành kẻ phản đồ mà không biết. Họ hãy tự xét mình qua các câu hỏi về Pháp để biết họ có thực sự là đệ tử Phật, thừa tự Chánh Pháp của Phật không?


Im lặng để tà kinh phá Đạo Phật cũng tổn đức, vô phước

Tin theo tam tạng Đại Thừa China là đa tội, vô phước vì Phật không nói các kinh luật đại thừa này, nhưng nói Phật dạy khiến kẻ khác tin theo. Thế nhưng im lặng không nêu rõ chánh - tà, chân - ngụy để ác ma lộng hành phá hoại Đạo Pháp cũng vô phước đa tội mà thôi.

Xin chia phước, hồi hướng công đức đến các đạo hữu đã kiên trì nêu rõ Thánh Pháp Thánh Luật, vạch trần tà kinh ngụy giáo. Chắc chắn thiện nghiệp của các vị sẽ được quả phước to lớn và được dòng Pháp đẩy lên về phía giải thoát.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

Ăn chay cũng sát sanh

Nếu gõ trên Google cụm từ tiếng Anh ‘products made from animals’ (các sản phẩm được làm từ động vật), ngay tức khắc có liền 385.000.000 kết quả. Con số này không dừng lại ở đây mà càng lúc càng nhiều hơn theo thời gian.
Với hàng trăm triệu tài liệu như vậy, thật khó có thể liệt kê hết tất cả các sản phẩm được làm từ động vật mà con người đang sử dụng. Ở đây, chỉ giới thiệu sơ một bài viết trong vô vàn tài liệu ấy để thấy sự đa đạng của các sản phẩm có từ động vật.
Theo tài liệu ‘Sản phẩm từ động vật’, loài heo đã góp phần tạo nên một loạt các vật phẩm thiết yếu khác nhau, từ các loại van phẫu thuật tim cho người, da làm thành giày dép và quần áo, cho đến chất gelatin cần trong thực phẩm và không phải thực phẩm. Ngoài ra các chất liệu từ heo cũng góp phần tạo ra máy lọc nước, chất cách điện, cao su, chất chống đông, chất dẻo, sáp lau sàn, bút sáp chì màu, phấn, chất kết dính và phân bón (USDA, 2012). Mỡ heo cũng góp phần trong các loại kem cạo râu, xà-bông, đồ trang điểm v.v…
Bên cạnh heo, gia súc cũng góp phần tạo ra nhiều sản phẩm khác nữa. Mỡ gia súc đã góp phần mình làm ra giấy sáp, bút chì màu, bơ thực vật, sơn, cao su, chất bôi trơn, nến, xà-bông, son môi, kem cạo râu và các mỹ phẩm khác. Chất gelatin từ gia súc được sử dụng trong dầu gội đầu, mặt nạ và mỹ phẩm khác, bánh tráng miệng, bánh kẹo và kẹo dẻo. Da từ gia súc tạo ra ví, túi xách, đồ nội thất, giầy dép và nệm bọc trong xe v.v.. (Nguồn: http://animalsmart.org/feeding-the-world/products-from-animals)
Ngoài ra còn muôn vàn các sản phẩm khác cũng có phần từ động vật như ván ép, pháo bông, sơn móng tay, kem đánh răng, nước hoa, gối, nệm, keo dán gỗ, phim nhựa, chất khử mùi, thiết bị máy tínhv.v… và v.v…
Chỉ liệt kê sơ chừng đó thôi cũng đủ thấy có biết bao thực phẩm, vật dụng tưởng chừng như ‘chay thuần chủng’, thế nhưng hóa ra cũng được làm từ sinh mạng của các động vật mà thôi. Không ăn thịt nhưng lại sử dụng hàng trăm, hàng ngàn vật dụng có được từ động vật cũng có nghĩa là đang sử dụng từ sinh mạng của chúng, như vậy là trực tiếp hoặc gián tiếp sát sanh, chứ hoàn toàn không sát sanh ở chỗ nào. Cho nên mới nói “ăn chay cũng sát sanh” là vì vậy!
Cần nói ngay, việc nêu ra dẫn chứng trên tuyệt đối không có nghĩa ủng hộ sát sanh, khuyến khích sát sanh, mà chỉ để thấy rằng không chỉ có ăn thịt mà việc sử dụng biết bao các sản phẩm từ động vật cũng góp phần trực tiếp hay gián tiếp sát sanh mà thôi. Do vậy, việc phỉ báng những người ăn thịt sát sanh hại mạng là kiểu nói thô thiển, một chiều, và độc đoán.
Sự phỉ báng này càng trở nên ấu trĩ và ác tâm hơn khi cho rằng những ai cúng dường và thọ dụng thịt “tam tịnh” (không thấy, không nghe, không nghi ngờ vì mình mà giết) là những kẻ sát sanh hại mạng, là kẻ thèm khát thịt phá giới. Lối vu khống tàn nhẫn này chỉ là hệ quả của vô minh, tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp mà ra.
Sự vô minh, tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp này truyền thừa từ các tổ sư gốc ngoại học xâm nhập vào Đạo Phật. Thật vậy, thực tế truyền thống ăn chay vốn xuất phát từ đạo Bà La Môn, chứ không phải của Đạo Phật. Ngay từ nhiều kiếp về trước các Bà-la-môn đã dựa vào truyền thống ăn chay của mình để đả kích Đạo Phật ‘tam tịnh nhục’. Điển hình là bài kinh “Hôi Thối - Amagandha” (Sn 42, Tiểu Bộ tập 1, Kinh Tập, Chương 2 – Tiểu Phẩm) đã chứng minh điều này.
Trong bài kinh này các Bà-la-môn từ xa xưa cũng đã dựa vào chay cỏ để xỏ xiên Đạo Phật, thế nhưng Đức Phật Kassapa thời quá khứ đã rống tiếng sư tử và dạy cho các Bà-la-môn hiểu rõ thế nào mới là ‘ăn đồ hôi thối, ăn thịt không phải thối’. Những ai muốn biết rõ tại sao ‘ăn thịt không phải thối’ và ăn như thế nào mới là ‘đồ hôi thối’, hãy đọc kỹ bài kinh này, để không theo chân các Bà-la-môn ngoại học phỉ báng Chánh Tam Bảo.
Còn trong kiếp hiện tại, như trong Kinh và Luật Pali Nguyên thuỷ còn ghi lại, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni cũng đã phải rất nhiều lần phản bác sự chống phá của các Bà-la-môn chay. Ngài cũng đã phải nhiều lần rống tiếng sư tử để minh định rõ cách ăn ‘tam tịnh’ của Đạo Phật và đồng thời vạch trần lối ăn chay đạo đức giả của các Bà-la-môn.
Một trong số đó là Đại Kinh Sư Tử Hống (số 12, Trung Bộ 1). Trong bài kinh này Đức Phật đã dạy cho ngài Xá-lợi-phất về lòng từ tâm vô lượng đối với tất cả các chúng sanh li ti ‘không thấy, không nghe, không nghi’ trong từng giọt nước. Đây cũng là cách gián tiếp Đức Phật phê phán lối ăn chay đạo đức giả của các Bà-la-môn.
Vì sao như vậy? Vì trong từng giọt nước đã có vô số vô lượng các chúng sanh, vậy thì trong từng ly nước các Bà-la-môn uống, trong từng cọng rau các Bà-la-môn nhai đã có vô số vô lượng chúng sanh ‘không thấy, không nghe, không nghi’ đã phải chết trong lỗ miệng phàm phu và dưới cặp mắt phàm tục của họ, chứ đâu phải chỉ có ăn thịt mới là sát sanh, và lối ăn ‘tam tịnh nhục’ lại càng không phải như thế. Rõ ràng chỉ có Bậc A La Hán Chánh Đẳng Giác mới thấu suốt được điều này từ khi con người chưa có kính hiển vi.
Kế thừa Tuệ Nhãn này, những Phật tử Nguyên thủy chân chánh trước sau như một đều cố gắng từ bỏ  sát sanh, không khuyến khích sát sanh, không ủng hộ sát sanh, vì tất cả đều phải xem giới cấm sát sanh là trọng giới đầu tiên phải gìn giữ. Do vậy việc một chiều gán ghép những người cúng dường và thọ dụng thịt-tam-tịnh là sát sanh hại mạng, nếu không phải là kiểu vu khống tàn nhẫn thì còn là gì nữa?
Lại nữa, mình tuy ăn chay nhưng có chắc gia đình mình, cha mẹ mình, ông bà tổ tiên mình, họ hàng người thân của mình tất cả đều ăn chay hết thảy, tất cả đều không sử dụng các ‘sản phẩm mặn’ từ động vật? Chắc chắn là không, nếu vậy, mình phỉ báng khinh chê những người ăn mặn thì mình đang phỉ báng khinh thường ai đây?
Những ai cho rằng ăn chay mới không sát sanh hãy nhìn lại trên người mình, trong phòng mình, trong nhà mình, trong chùa mình thử xem mình có hoàn toàn sử dụng các vật dụng không được làm từ sinh mạng của các động vật không! Miệng tuy ăn chay nhưng sử dụng biết bao các sản phẩm từ sinh mạng động vật, liệu các vị lấy tư cách gì để lên án, coi khinh những người ăn thịt là sát sanh, nhất là những người thọ dụng “tam tịnh nhục”.
Tóm lại, mong rằng từ nay những vu khống, xuyên tạc nhẫn tâm đối với các đệ tử nguyên thủy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dẫn đến việc chia rẽ Đạo Phật thành Phật giáo chay – Phật giáo mặn, tạo thành tội phá hòa hợp Tăng phải đoạ vào địa ngục vô gián sẽ vĩnh viễn không nữa!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cư Sĩ Nam Truyền

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

CHỈ QUÁN SONG HÀNH

Trong Chánh Kinh Nikaya, Đức Thế Tôn luôn nhắc phải tu tập hai pháp CHỈ và QUÁN song hành, như hai mặt một bàn tay, không thể thiếu một. Đáng tiếc thay, sau này một vài trường phái mang danh Phật giáo chỉ một chiều hô hào tu quán, quán tâm, minh sát quán v.v... Là con Phật, muốn từng bước đi đến giải thoát không thể không hiểu rõ và tu tập hai pháp CHỈ và QUÁN rất quan trọng này
<<<<Y>>>>

SƯ GIÀ MẤT DẠY VÀ CON NGỰA THÀNH TROY TRONG PHẬT GIÁO NAM TÔNG

Tà kinh Lăng Nghiêm và tà chú

Qua hàng ngàn năm, Đại Thừa giáo xem kinh Lăng Nghiêm là loại kinh cao siêu, thượng thừa, tối thượng. Bởi, chẳng ai... hiểu nó. Thật vậy, chỉ một trích đoạn ngắn ngay đầu kinh cũng đã lồ lộ sự ngụy tạo, tà vạy, phi pháp, dấu đầu hở đuôi của kẻ vẽ ra Lăng Nghiêm. Thế nhưng khi đã một chiều tin nó là kinh do 'Phật thuyết' thì những cái đầu ngây thơ cả tin chỉ còn biết cúi gập sát đất mà thờ lạy, tụng tán, hoang truyền. Tin Phật nhưng tin luôn cả ác ma giả Phật nên mới ra cớ sự

<<<<<O>>>>>

BẬT MÍ NHỮNG BÍ MẬT VỀ MẬT TÔNG

Tiểu Kinh Đoạn Tận Ái và lâu đài Tối Thắng Điện


Các tổ Trung Hoa không có duyên may tiếp cận kinh Nguyên Thuỷ, lại cả tin vào các giả sư Bàlamôn và tam tạng ngụy tạo của họ nên đã sai đường lại càng sa đoạ. Ngay cả có duyên may tiếp cận kinh Nguyên Thuỷ nhưng không giữ gìn GIỚI HẠNH thì cũng không thể hiểu nổi.
Các vị nào huênh hoang kinh Đại Thừa cao siêu, kinh Tiểu Thừa thấp kém; hoặc cho tạng luận mới vi diệu còn tạng Kinh chỉ là thường pháp, là tục đế; hãy vào đây giải thích.
Lưu ý: tất cả những gì trong kinh Nguyên Thuỷ đều là những pháp 'thiết thực hiện tại' nhưng chỉ có 'người trí mới tự mình giác hiểu'. Trong Đạo Phật, trí tuệ và giới hạnh đi liền nhau.

ĐỊA TẠNG PHÙ ÁC HAY PHÙ THIỆN?

Qua hàng ngàn năm, hình tượng ĐịaTạng đã thống trị và nô dịch biết bao tâm hồn ngây thơ u tối. Vì ngây thơ u tối nên mới không phát hiện được những phi lý, phi pháp, phi nhân quả trong các tam tạng Đại Thừa nói chung và kinh Địa Tạng nói riêng.
Chỉ cần một chút trí tuệ xem xét một đoạn kinh ngắn trong Địa Tạng thôi cũng đủ thấy ra
tà kinh ngụy tạo của các ác ma giả Bụt 

(Ghi chú: Thời Phật Thích Ca còn tại tiền chưa có khái niệm 'Đại Thừa', nhưng kinh Địa Tạng leo lẻo xiển dương Đại Thừa, coi thường Nguyên Thủy, điều này chứng tỏ kinh Địa Tạng do kẻ đời sau vẽ ra)


ĐIỀU PHỤC TÂM

Vị nào hiểu và tu tập BẢY GIÁC CHI có thể trả lời các câu hỏi này. Muốn hiểu thì phải giữ GIỚI cho thanh tịnh và nghiền ngẫm THÁNH KINH NIKAYA. Chạy theo tà kinh ngụy tạo của các gián điệp Bàlamôn thì uổng nhiều đời nhiều kiếp


Địa Tạng hay Bịa Tạng???


Nhiều người truyền miệng cứ tụng kinh Địa Tạng, Kim Cang... là gặp tai họa, bệnh tật, xui xẻo... Nhưng nếu không tụng nữa thì an ổn, khoẻ mạnh. Lý do đơn giản là các kinh Đại Thừa Trung Hoa đều do các ác ma giả Bụt vẽ ra để phá hoại Phật Pháp.

Tất cả chúng đều có chung một đặc điểm là phần đầu cũng có 'Như vầy tôi nghe' và có vẻ như tôn vinh Tam Bảo để dụ dỗ kẻ ngây thơ dễ tin là 'kinh của Phật, pháp của Phật'; nhưng sau đó mới tới phần phá pháp, hại tăng.

Các dẫn chứng một chiều bênh vực Đại Thừa của kinh Điạ Tạng, trong khi thời Phật Thích Ca chưa có khái niệm này, cũng đủ chứng minh Địa Tạng nói riêng và các tam tạng Đại Thừa nói chung đều do kẻ đời sau bịa ra.


Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

Không tu tập BẢY GIÁC CHI làm sao đọan tận phiền não để giải thoát?

LẬU HOẶC, theo văn tự giải thích thì 'lậu' là rò rỉ, rỉ chảy; 'hoặc' là mê hoặc, não hoặc. Hiểu nôm na 'lậu hoặc' là phiền não, vô minh rỉ chảy trong tâm. Có ba 'lậu hoặc' chính: dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Đoạn trừ lậu hoặc cũng có nghiã đoạn trừ khổ đau.
Phân tích cụ thể hơn lậu hoặc là 5 TRIỀN CÁI tức năm tấm màn ngăn che trí tuệ, và 10 KIẾT SỬ tức các sợi dây trói cột vào đau khổ đời này đời sau.
Quá trình tu tập BỐN NIỆM XỨ và BÀY GIÁC CHI là quá trình đoạn trừ dần các lậu họăc. Không biết tu tập 4NX và 7GC thì không thể tránh khỏi 'tàn hại nhiệt não' của lậu hoặc. Các Trưởng lão, HT Thiền sư, Giảng sư, Tiến sĩ PH hãy trả lời vài câu hỏi đưới đây

Lăng Nghiêm: Ăn thịt là quỷ La Sát?

Một trong những tội đoạ địa ngục VÔ GIÁN do chia rẽ tăng đoàn, chính là sự phân hoá 'chay và mặn' trong Phật giáo. Tội ác này di truyền bởi các Bàlamôn và nó được cổ vũ mạnh mẽ trong các tam tạng Đại Thừa do các giả sư Bàlamôn vẽ ra.
Những 'miệng chay, lưỡi rắn' nào còn nhiễm đờm dãi ác ma, hung hăng 'bênh chay, chửi thịt' hãy suy ngẫm kĩ hai trích đoạn Chánh Kinh và tà kinh trên đây may ra thoát khỏi điạ ngục do ác ma dẫn dắt

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Địa Tạng hay Bịa Tạng?

Địa Tạng hay Bịa Tạng? Cả hai cũng chỉ là một và đều do giả sư Bà La Môn đời sau vẽ ra để phá hoại Phật giáo.


Câu hỏi Đại Kinh Phương Quảng

Chỉ cần hiểu rõ ĐẠI KINH PHƯƠNG QUẢNG do tôn giả Xá Lợi Phất của Nguyên Thủy thuyết giảng, cũng quá đủ để không tin một Tướng Quân Chánh Pháp như Ngài lại dễ dàng để cho Bồ-tát Quán Tự Tại của Đại Thừa lên giọng hý luận Bát nhã 'yết đế yết đế'.
Vị nào không đồng ý hãy đọc bài kinh này và trả lời các câu hỏi. Nếu không hiểu và không trả lời được thì đừng vội nhai lại đờm dãi của ác ma mà xúc phạm Bậc Thánh Tăng A La Hán của Đạo Phật: 'Này Xá Lợi tử..." để bị quả báo đau thương.
>>>O<<<<
Đại Kinh Phương Quảng
(Mah
āvedalla Sutta)
(TB I, 43)

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, tịnh xá ông Anathapindika.
2. Lúc bấy giờ, Tôn giả Maha Kotthita (Ðại Câu-hy-la), vào buổi chiều, khi thiền định xong, đứng dậy, đi đến chỗ Tôn giả Sariputta ở, sau khi đến nói lên với Tôn giả Sariputta những lời chào đón, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Maha Kotthita nói với Tôn giả Sariputta:
3. -- Này Hiền giả, liệt tuệ, liệt tuệ (Suppanna) được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là liệt tuệ?
4. -- Này Hiền giả, vì không tuệ tri, không tuệ tri (Nappajanati), này Hiền giả nên được gọi là liệt tuệ. Không tuệ tri gì? Không tuệ tri: đây là Khổ, không tuệ tri: đây là Khổ tập, không tuệ tri: đây là Khổ diệt, không tuệ tri: đây là Con đường đưa đến Khổ diệt. Vì không tuệ tri, không tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là liệt tuệ.
--Lành thay, Hiền giả!
5. Tôn giả Maha Kotthita hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sariputta nói, rồi hỏi Tôn giả Sariputta một câu hỏi nữa:
-- Này Hiền giả, trí tuệ, trí tuệ được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào là được gọi là trí tuệ?
-- Vì có tuệ tri, có tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là trí tuệ. Có tuệ tri gì? Có tuệ tri: đây là Khổ, có tuệ tri: đây là Khổ tập, có tuệ tri: đây là Khổ diệt, có tuệ tri: đây là Con đường đưa đến Khổ diệt. Vì có tuệ tri, có tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là trí tuệ.
6. -- Thức, thức, này Hiền giả, được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là thức?
-- Này Hiền giả, vì thức tri, thức tri, này Hiền giả nên được gọi là có thức. Thức tri gì? Thức tri lạc, thức tri khổ, thức tri bất khổ bất lạc. Vì thức tri, thức tri, này Hiền giả, nên được gọi là có thức.
7. -- Nầy Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, những pháp này được kết hợp hay không được kết hợp? Có thể chăng, nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần?
-- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không kết hợpKhông có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần. Này Hiền giả, điều gì tuệ tri được là thức tri được, điều gì thức tri được là tuệ tri được. Do vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không kết hợp, và không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần.
8. -- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, thế nào là sự sai khác giữa những pháp được kết hợp, không phải không kết hợp này?
-- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, giữa những pháp được kết hợp, không phải không được kết hợp này, trí tuệ cần phải được tu tập (Bhavetabba), còn thức cần phải được liễu tri (Parinneyyam) như vậy là sự sai khác giữa những pháp này.
9. -- Cảm thọ, cảm thọ, này Hiền giả, được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là cảm thọ?
-- Này Hiền giả, cảm thọ, cảm thọ (Vedeti), nên được gọi là cảm thọ. Và cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ bất khổ bất lạc. Này Hiền giả, cảm thọ, cảm thọ, nên được gọi là cảm thọ.
10. -- Này Hiền giả, tưởng, tưởng (Sanna) được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là tưởng?
-- Tưởng tri, tưởng tri (Sanjanati), này Hiền giả, nên được gọi là tưởng, Và tưởng tri gì? Tưởng tri màu xanh, tưởng tri màu vàng, tưởng tri màu đỏ, tưởng tri màu trắng. Tưởng tri, tưởng tri, này Hiền giả, nên được gọi là tưởng.
11. -- Này Hiền giả, thọ như vậy, tưởng như vậy, những pháp này được kết hợp hay không được kết hợp? Có thể chăng, nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần?
-- Này Hiền giả, cảm thọ như vậy, tưởng như vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không được kết hợp. Không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần. Này Hiền giả, điều gì cảm thọ được là tưởng tri được, điều gì tưởng tri được là cảm thọ được. Do vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không được kết hợp, và không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần.
12. -- Này Hiền giả, ý thức thanh tịnh, không liên hệ đến năm căn có thể đưa đến gì?
-- Này Hiền giả, ý thức thanh tịnh, không liên hệ đến năm căn, có thể đưa đến Hư không vô biên xứ; Hư không là vô biên, có thể đưa đến Thức vô biên xứ; Thức là vô biên, có thể đưa đến Vô sở hữu xứ, không có sự vật gì.
13. -- Này Hiền giả, pháp gì đưa đến nhờ gì có thể tuệ tri được?
-- Này Hiền giả, nhờ tuệ nhãn, pháp được đưa đến có thể tuệ tri.
14. -- Này Hiền giả, trí tuệ có ý nghĩa gì?
-- Này Hiền giả, trí tuệ có ý nghĩa là thắng tri (Abhinnattha), có nghĩa là liễu tri (Parinnattha), có nghĩa là đoạn tận (Pahanattha).
15. -- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên khiến Chánh tri kiến sanh khởi?
-- Này Hiền giả, có hai duyên khiến Chánh tri kiến sanh khởi: Tiếng của người khác  Như lý tác ý. Này Hiền giả, do hai duyên này, Chánh tri kiến sanh khởi.
16. -- Này Hiền giả, Chánh tri kiến phải được hỗ trợ bởi bao nhiêu chi phần để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức; và tuệ giải thoát quả, tuệ giải thoát quả công đức?
-- Này Hiền giả, Chánh tri kiến phải được hỗ trợ bởi năm chi phần để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, tuệ giải thoát quả và tuệ giải thoát quả công đức. Ở đây, này Hiền giả, Chánh tri kiến có giới hỗ trợ, có văn (Suta) hỗ trợ, có thảo luận hỗ trợ, có Chỉ (Samatha) hỗ trợ, có Quán (Vipassana) hỗ trợ. Này Hiền giả, Chánh tri kiến được hỗ trợ bởi năm chi phần này để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, tuệ giải thoát quả và tuệ giải thoát quả công đức.
17. -- Này Hiền giả, có bao nhiêu hữu (Bhava)?
-- Này Hiền giả có ba hữu: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu.
18. -- Này Hiền giả, như thế nào sự tái sanh trong tương lai được xảy ra?
-- Này Hiền giả, bị vô minh ngăn che, bị tham ái trói buộccác loài hữu tình thích thú chỗ này chỗ kia, như vậy, sự tái sinh trong tương lai được xảy ra.
19. -- Này Hiền giả, như thế nào sự tái sanh trong tương lai không xảy ra?
-- Này Hiền giả, vô minh được xả ly, minh khởi, tham ái được đoạn diệt, như vậy sự tái sanh trong tương lai không xảy ra.
20. -- Này Hiền giả, thế nào là Thiền Thứ Nhất?
-- Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền Thứ Nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Như vậy, này Hiền giả, gọi là Thiền Thứ Nhất.
21. -- Này Hiền giả, Thiền Thứ Nhất có bao nhiêu chi phần?
-- Này Hiền giả, Thiền Thứ Nhất có năm chi phần. Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo thành tựu Thiền Thứ Nhất, có Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc  Nhất Tâm. Này Hiền giả, Thiền Thứ Nhất có năm chi phần như vậy.
22. -- Này Hiền giả, Thiền Thứ Nhất từ bỏ bao nhiêu chi phần và thành tựu bao nhiêu chi phần?
-- Này Hiền giả, Thiền Thứ Nhất từ bỏ năm chi phần và thành tựu năm chi phần. Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo thành tựu Thiền Thứ Nhất từ bỏ tham dục, từ bỏ sân, từ bỏ hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo hối, từ bỏ nghi; thành tựu Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất Tâm. Này Hiền giả, như vậy Thiền Thứ Nhất từ bỏ năm chi phần, và thành tựu năm chi phần.
23. -- Này Hiền giả, năm căn này, có cảnh giới khác nhau, có hành giới khác nhau, không có lẫn lộn cảnh giới, hành giới với nhau. Tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, giữa năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có thọ lãnh cảnh giới, hành giới lẫn nhau, cái gì làm sở y cho chúng, cái gì lãnh thọ cảnh giới, hành giới của chúng?
-- Nầy Hiền giả, năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lãnh thọ cảnh giới, hành giới lẫn nhau, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, giữa năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lẫn lộn cảnh giới, hành giới với nhau. Ý làm sở y cho chúng, và ý lãnh thọ cảnh giới và hành giới của chúng.
24. -- Này Hiền giả, năm căn này là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, năm căn này, do duyên gì mà chúng an trú?
-- Này Hiền giả, năm căn này là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, năm căn này, do duyên tuổi thọ (Ayu) mà chúng an trú.
25. -- Này Hiền giả, tuổi thọ do duyên gì mà an trú?
-- Tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú.
26. -- Này Hiền giả, hơi nóng do duyên gì mà an trú?
-- Hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú.
27. -- Này Hiền giả, nay chúng tôi được biết từ lời nói của Tôn giả Sariputta là tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú. Nay chúng tôi lại được biết từ lời nói của Tôn giả Sariputta là hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú. Này Hiền giả, như thế nào, cần phải hiểu ý nghĩa lời nói này?
-- Này Hiền giả, tôi sẽ cho một ví dụ. Nhờ ví dụ, ở đây, một số người có trí sẽ hiểu ý nghĩa lời nói. Này Hiền giả, ví như khi một cây đèn dầu được thắp sáng, duyên tim đèn, ánh sáng được hiện ra, do duyên ánh sáng, tim đèn được thấy. Cũng vậy này Hiền giả, tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú, và hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú.
28. -- Này Hiền giả, những pháp thọ hành (Ayusankhara) này là những pháp được cảm thọ (Vedaniya) này, hay những pháp thọ hành này khác với những pháp được cảm thọ này?
-- Này Hiền giảnhững pháp thọ hành này không phải là những pháp được cảm thọ này. Này Hiền giả, nếu những pháp thọ hành này là những pháp được cảm thọ này thì không thể nêu rõ sự xuất khởi của vị Tỷ-kheo đã thành tựu Diệt Thọ Tưởng Định. Này Hiền giả, vì rằng nhữngpháp thọ hành khác, những pháp được cảm thọ khác nên có thể nêu rõ sự xuất khởi của vị Tỷ-kheo đã thành tựu Diệt Thọ Tưởng Định.
29. -- Này Hiền giả, đối với thân này, khi nào có bao nhiêu pháp được từ bỏ, thì thân này được nằm xuống, quăng đi, vất bỏ, như một khúc gỗ vô tri?
-- Này Hiền giả, đối với thân này, khi nào ba pháp được từ bỏ: Tuổi thọ, hơi nóng và thức, thì thân này nằm xuống, được quăng đi, vất bỏ, như một khúc gỗ vô tri.
30. -- Này Hiền giả, có sự sai khác gì giữa vật chết, mạng chung này với vị Tỷ-kheo thành tựu Diệt Thọ Tưởng Định?
-- Này Hiền giả, vật chết, mạng chung này, thân hành của nó chấm dứt, dừng lại; khẩu hành chấm dứt, dừng lại; tâm hành chấm dứt, dừng lại, tuổi thọ diệt tận, hơi nóng tiêu diệt, các căn bị bại hoại. Còn vị Tỷ-kheo thành tựu Diệt Thọ Tưởng Định, thì thân hành của vị này được chấm dứt, được dừng lại, khẩu hành được chấm dứt, được dừng lại, tâm hành được chấm dứt, được dừng lại, nhưng tuổi thọ không diệt tận, hơi nóng không tiêu diệt, các căn được sáng suốt. Này Hiền giả, như vậy là sự sai khác giữa vật chết, mạng chung này với vị Tỷ-kheo thành tựu Diệt Thọ Tưởng Định.
31. -- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để chứng nhập Tâm giải thoát bất khổ bất lạc?
-- Này Hiền giả, có bốn duyên để chứng nhập Tâm giải thoát bất khổ bất lạc. Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền Thứ Tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Hiền giả, do bốn duyên này mà chứng nhập Tâm giải thoát bất khổ bất lạc.
32. -- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để chứng nhập Vô Tướng Tâm Giải Thoát?
-- Này Hiền giả, có hai duyên để chứng nhập Vô Tướng Tâm Giải Thoát: không có tác ý nhất thiết tướng và tác ý vô tướng giới. Này Hiền giả, do hai duyên này mà chứng nhập Vô Tướng Tâm Giải Thoát.
33. -- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để an trú Vô Tướng Tâm Giải Thoát?
-- Này Hiền giả, có ba duyên để an trú Vô Tướng Tâm Giải Thoát: không tác ý nhất thiết tướng, tác ý vô tướng giới, và một sự sửa soạn trước. Này Hiền giả, do ba duyên này mà an trú Vô Tướng Tâm Giải Thoát.
34. -- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để xuất khởi Vô Tướng Tâm Giải Thoát?
-- Này Hiền giả, có hai duyên để xuất khởi Vô Tướng Tâm Giải Thoát: tác ý nhất thiết tướng và không tác ý vô tướng giới. Này Hiền giả, do hai duyên này mà xuất khởi Vô Tướng Tâm Giải Thoát.
35. -- Này Hiền giả, Vô Lượng Tâm Giải Thoát này, Vô Sở Hữu Tâm Giải Thoát này, Không Tâm Giải Thoát này và Vô Tướng Tâm Giải Thoát này, những pháp này nghĩa sai biệt và danh sai biệt, hay nghĩa đồng nhất và danh sai biệt.
36. -- Này Hiền giả, Vô Lượng Tâm Giải Thoát, Vô Sở Hữu Tâm Giải Thoát, Không Tâm Giải Thoát và Vô Tướng Tâm Giải Thoát này, có một pháp môn, này Hiền giả, do pháp môn này, các pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt. Và này Hiền giả, lại có một pháp môn, do pháp môn này, các pháp ấy có nghĩa đồng nhất và danh sai biệt.
37. Này Hiền giả, thế nào là có pháp môn, do pháp môn này các pháp ấy có nghĩa sai khác và có danh sai khác?
*/ Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với Từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
*/ Vị Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với Bi, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Bi, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
*/ Vị Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với Hỷ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Hỷ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
*/ Vị Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với Xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
Như vậy, này Hiền giả, gọi là Vô Lượng Tâm Giải Thoát.
38. Và này Hiền giả, thế nào là Vô Sở Hữu Tâm Giải Thoát?
Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức Vô Biên Xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô Sở Hữu Xứ. Như vậy, này Hiền giả, gọi là Vô Sở Hữu Tâm Giải Thoát.
39. Và này Hiền giả, thế nào là Không Tâm Giải Thoát?
Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống và suy nghĩ như sau: "Ðây trống không, không có tự ngã hay không có ngã sở". Như vậy, này Hiền giả, gọi là Không Tâm Giải Thoát.
40. Và này Hiền giả, thế nào là Vô Tướng Tâm Giải Thoát?
Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo không tác ý với nhất thiết tướng, đạt và an trú Vô Tướng Tâm Định. Như vậy, này Hiền giả, gọi là Vô Tướng Tâm Giải Thoát.
41. Như vậy là có pháp môn và do pháp môn này những pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt.
42. Và này Hiền giả, thế nào là có pháp môn và do pháp môn này các pháp ấy có nghĩa đồng nhất nhưng danh sai biệt?
43. Tham, này Hiền giả, là nguyên nhân của hạn lượngsân là nguyên nhân của hạn lượng; si là nguyên nhân của hạn lượng. Ðối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc và tham, sân, si này đã được chặt tận gốc như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô lượng, thì Bất Động Tâm Giải Thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và Bất Động Tâm Giải Thoát không có tham, không có sân, không có si.
44. Tham, này Hiền giả, là một vật gì (chướng ngại)sân là một vật gì (chướng ngại), si là một vật gì (chướng ngại). Ðối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân, si này đã được chặt tận gốc, như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô lượng, thì Bất Động Tâm Giải Thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và Bất Động Tâm Giải Thoát không có tham, không có sân, không có si.
45. Tham, này Hiền giả, là nhân tạo ra tướngsân là nhân tạo ra tướng, si là nhân tạo ra tướng. Ðối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân, si này được chặt tận gốc, như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô lượng, thì Bất Động Tâm Giải Thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và Bất Động Tâm Giải Thoát không có tham, không có sân, không có si.
46. Như vậy, này Hiền giả, là pháp môn này, những pháp ấy là đồng nghĩa nhưng danh sai biệt.
47. Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Tôn giả Maha Kotthita hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sariputta dạy.
Sa-môn Thích Minh Châu dịch Việt