Như trong bài kinh “Giới Phân Biệt” (số 140, Trung Bộ 3) còn ghi lại, Tôn giả Pukkusati tuy đã xuất gia quy y với Thế Tôn nhưng chưa có duyên may gặp được Đức Phật.
Do vậy khi Tôn giả được gặp chính Đức Thế Tôn tại nhà người thợ gốm Bhaggava, Tôn giả đã không nhận ra.
Nhưng sau khi nghe Đức Thế Tôn giảng dạy, Tôn giả Pukkusati đã nhận biết ngay bậc ĐẠO SƯ ĐÁNG TÔN KÍNH đang ở trước mặt mình.
Dù trước đó, Tôn giả Pukkusati vẫn lịch sự và nhã nhặn, thế nhưng sau khi biết Ngài là Đức Thế Tôn, Tôn giả Pukkusati đã phải sám hối vì sự “NGU ĐẦN, SI MÊ và KHÔNG KHÉO LÉO” vì đã “xưng hô với THẾ TÔN với danh từ HIỀN GIẢ”.
Nguyên văn đoạn chánh kinh ghi lời của Tôn giả Pukusati và Đức Phật:
“-- Con đã rơi vào một LỖI LẦM, bạch Thế Tôn, vì rằng, NGU ĐẦN, SI MÊ và KHÔNG KHÉO LÉO như con, đã nghĩ rằng con có thể xưng hô với Thế Tôn với danh từ HIỀN GIẢ. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận cho con LỖI LẦM ấy là một LỖI LẦM để con có thể ngăn ngừa trong tương lai.
-- Này Tỷ-kheo, thật vậy, Ông đã rơi vào một LỖI LẦM, vì rằng NGU ĐẦN, SI MÊ và KHÔNG KHÉO LÉO vì Ông đã nghĩ rằng Ông có thể xưng hô với TA với danh từ HIỀN GIẢ. Nhưng này Tỷ-kheo, nếu Ông thấy một lỗi lầm là một lỗi lầm, và như Pháp phát lộ, thời Ta chấp nhận lỗi lầm ấy cho Ông. Vì rằng, này Tỷ-kheo, đây là sự tăng ích trong giới luật của bậc Thánh, khi nào một ai thấy lỗi lầm là một lỗi lầm, như Pháp phát lộ, để ngăn ngừa trong tương lai.” <Hết trích>
Ý KIẾN:
Thế đấy, Tôn giả Pukusati vì chưa từng diện kiến Đức Thế Tôn nên khi gặp mặt đã “xưng hô với Thế Tôn với danh từ HIỀN GIẢ”, dù vậy đây vẫn là “một lỗi lầm, ngu đần, si mê và không khéo léo”.
Những ai thực sự trân quý nghĩa HY HỮU các danh xưng “Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”, và trân trọng nghĩa cứu khổ VÔ GIÁ của Pháp Bảo; cũng đều thấy đó là một LỖI LẦM dù vô ý.
Ấy thế mà sau này nhiều kẻ tuy mang danh con Phật, nghĩ rằng đang tu theo Pháp Phật, thế nhưng nghe theo các tổ sư gốc Bà-la-môn gián điệp, tin theo ‘giáo ngoại biệt truyền’ để rồi dám XÚC PHẠM, PHỈ BÁNG cùng cực ĐẤNG TỪ PHỤ THIÊN NHÂN SƯ khi vô phân biệt Bụt với cục cứt khô <Lâm Tế>, Bụt là que chùi đít <Vân Môn>, khi trả lời ngu xuẩn ‘con chó có Bụt tánh’ <Triệu Châu>, khi tà kiến tin rằng mọi chúng sanh (súc sanh, ma quỷ) cũng có ‘Phật tánh, thành Phật ’v.v... và v.v...
Đây không chỉ là lỗi lầm mà còn là TỘI ÁC! Tội ác phỉ báng PHẬT BẢO, tội ác nêu GƯƠNG TAI HỌA cho những kẻ tin theo.
Những ai còn ngu muội tin theo hoặc bênh vực hoặc bao che cho TỘI ÁC này hãy đi đến các hội chúng thù ghét Đạo Phật nhất, để xem họ có thừa lý lẽ và dám 'phá chấp' như các tổ Đại Thừa Bà La Môn không?
Những kẻ này hãy nhớ thêm: bao che cho cái ác, đó cũng là một tội ác.
Dưới đây là lời Phật dạy đối với kẻ “mắng nhiếc, chỉ trích, quở trách các bậc THÁNH” sẽ gặp một trong mười một TAI HOẠ.
Kinh “TAI HỌA”, Tăng Chi tập 4, Chương 11, I. Phẩm Y Chỉ
“Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nào mắng nhiếc, chỉ trích, quở trách các bậc Thánh là những vị đồng Phạm hạnh, thời không có sự kiện, không có cơ hội rằng người ấy không gặp một trong mười một tai họa.
Thế nào là mười một?
1. Không chứng điều chưa chứng, 2. đã chứng được thời mất đi, 3. Diệu pháp không được tỏ rõ, 4. hay là tự kiêu trong Diệu pháp, 5. hay là không hoan hỷ sống Phạm hạnh, 6. hay phạm một tội ô uế, 7. hay từ bỏ Phạm hạnh và hoàn tục, 8. hay là thọ bệnh nặng, 9. hay là đạt đến điên cuồng loạn tâm, 10. hay là bất tỉnh khi mệnh chung, 11. sau khi thân hoại mạng chung rơi vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục.
Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nào mắng nhiếc, chỉ trích, quở trách các bậc Thánh là những đồng Phạm hạnh, thời không có sự kiện, không có cơ hội rằng người ấy không gặp một trong mười một tai họa này.” <Hết trích>
Phỉ báng, quở trách bậc Thánh còn như thế, huống hồ phỉ báng Phật. Mong rằng những ai còn ngu đần, si mê, không khéo léo hoặc ác khẩu cùng cực vì nghe theo ác ma quay lại phỉ báng Đức Thế Tôn, hãy mau mau tỉnh ngộ, sám hối tội lỗi, may ra còn kịp cứu lấy mình.
NGHIÊN CỨU HỌC PHẬT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét