Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Không sát sanh nhưng phá hòa hợp Tăng


Đó là thực trạng của những ai tin theo các 'tam tạng' ngụy tạo của các tổ sư gián điệp trong Phật giáo. Xin mời xem bài phân tích phản bác 'giới sát sanh' của Bồ-tát giới dưới đây để biết rõ hơn
Nguyên văn giới trọng thứ nhất của Bồ-tát giới “1.- GIỚI SÁT SANH 32
Nếu Phật tử, hoặc tự mình giết, bảo người giết, phương tiện giết, khen ngợi sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết, duyên giết, cách thức giết, nghiệp giết. Phàm tất cả loài hữu tình có mạng sống đều không ý giết. Là Phật tử lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng sinh mà trái lại tự phóng tâm nỡ lòng sát sinh, Phật tử nầy phạm «Bồ Tát Ba La Di tội».” (Bản dịch của HT Thích Trí Tịnh)
Trích chú thích 32 (trang 33, sđd): “... Cứ theo cảnh mà luận tội thời có ba hạng: nơi cha mẹ, Hòa thượng, A xà lê, PHẬT và Thánh nhân mà giết thời phạm “tội nghịch”, cũng gọi là “vô gián tội”, cũng gọi là giá tội (giá là ngăn chướng, trọn đời quyết không được thọ giới lại). Nơi loài người và tất cả loài khác, những ai có thể nhận hiểu lời nói của Giới sư mà giết thời phạm tội “Ba la di”, mất giới. Người phạm tội này phải sám hối thấy hảo tướng mới được thọ giới lạiNơi loài súc sanh, v.v…, không hiểu lời nói của giới sư mà giết thìphạm tội trọng, không mất giới. Đối thú sám hối thì thanh tịnh. -- Ngoài ra còntheo tâm mà luận tội nặng nhẹ, v.v….”
Phản bác
Sát sanh là giới cấm quan trọng đầu tiên trong Năm giới của người cư sĩ và cũng là giới trọng Ba-la-di (tẩn xuất) của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni.
Những ai có nghiên cứu Luật Patimokkha đều thấy rõ các điều luật đều rất tỉ mỉ, cặn kẽ, chi tiết và xác đáng, với rất nhiều nội dung như: nguyên nhân sự kiện, Phật ban giới, phần định nghĩa từng từ, từng khái niệm, phần phân tích mở rộng, phần các trường hợp điển hình để xác định tội cụ thể, phần ngoại lệ, phần vô tội.
Thánh giới Luật Patimokkha với các nội dung đầy đủ như vậy hoàn toàn khác biệt với ngụy giới Bồ-tát với đầy dẫy sự phiến diện, hời hợt và thô thiển. Ví dụ như trong phần sát sanh này, Bồ-tát giới đã không nêu một loạt các vấn đề quan trọng như chủ ý hay vô tình, cố sát hay ngộ sát, cố tâm hay không cố tâm, tự mình hay do xúi dục, chủ mưu hay đồng phạm, trong trạng thái có ý thức hay vô thức, có chứng cớ hay bị vu cáo v.v.. và v.v..
Đã gọi là Thánh giới thì không thể chung chung, phiến diện được, nhất là giới trọng về sát sanh. Một người có ý thức và khôn ngoan không thể chấp nhận sự dễ dãi, hời hợt của Bồ-tát giới. Với những điều luật ra vẻ ‘chánh giáo’ như thế này, những người trí tinh ý sẽ nhận ra ngay đây là kiểu ‘giả nhân, giả nghĩa’ hay ‘ngụy quân tử’ của kẻ vẽ ra Bồ-tát giới nhằm đánh lừa những kẻ ngây thơ nghĩ rằng Bồ-tát giới là giới của Đạo Phật.
Bồ-tát giới đã ấu trĩ thô thiển thì chú thích 32 của giới sát sanh này cũng chẳng hơn gì. Thật vậy, trong Đạo Phật chính thống có nói rõ năm tội vô gián, đó là: giết mẹ, giết cha, giết A La Hán, làm Phật chảy máu, phá hoà hợp Tăng. Đức Phật Chánh Đẳng Giác chỉ có thể bị gây thương tích chảy máu là cùng, chứ không bị bất kì ai giết chết. Trong suốt 45 năm Đức Thế Tôn hoằng pháp, Đề Bà Đạt Đa là người duy nhất xô đá làm chân Phật chảy máu, ngoài ra không ai có thể làm gì hại hơn Đấng Thiên Nhân Sư.
Cũng theo sử liệu gốc, sau khi sự việc trên xảy ra, các vị Tỳ-kheo lo cho sự an toàn của Đức Thế Tôn nên đã chia nhau canh gác ngày đêm. Đức Phật khi biết chuyện này đã cho gọi các Tỳ-kheo và răn dạy:
“Này các Tỳ-khưu, việc người nào có thể tước đoạt mạng sống của Đức Như Lai bằng sự hãm hại là không hợp lý và không có cơ sở. Này các Tỳ-khưu, các Đức Như Lai Vô Dư Niết Bàn không do sự hãm hại. Này các Tỳ-khưu, các ngươi hãy đi về trú xá của mỗi người. Này các Tỳ-khưu, các Đức Như Lai không cần được bảo vệ.” (Trích Tạng Luật Pātimokkha, Tiểu Phẩm, Chương Chia Rẽ Hội Chúng, bản dịch của Tỳ-kheo Nguyệt Thiên)
Một Đấng Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Giác, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc,  Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn thiêng liêng vô thượng tối tôn là như thế!Chỉ có “Phật Đại Thừa” bị các Bà-la-môn gián điệp hạ bệ xem thường cho nên mới có chuyện chúng sanh nào cũng có thể thành Phật và bị ‘giết chết’ mà thôi.
Các tổ sư gián điệp Bà-la-môn không những muốn Phật Thích Ca bị ‘giết chết’ mà họ còn muốn giết luôn Đạo Phật chính thống. Trong thời Đức Phật còn hiện tiền không có chuyện phân hoá Đại Thừa - Tiểu Thừa, và ngay khi Ngài vừa mới chứng đạo, ngồi ‘kiết giới Bồ-tát’ lại càng không. Thế nhưng ngay trong Bồ-tát giới này và các ‘kinh Đại Thừa’ khác, Bụt Đại Thừa đều ca ngợi Đại Thừa, khinh miệt Tiểu Thừa (?) Điều này chứng tỏ rõ kinh luật Đại Thừa đều do kẻ đời sau vẽ ra.
Chưa hết, trong Đại Thừa giáo lại phân hoá thành lắm tông nhiều phái: Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Pháp Hoa Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông v.v... Mỗi tông phái đều có các Phật riêng, Tổ riêng, các kinh luật riêng, nghi thức riêng, hội chúng riêng. Tăng chúng theo Đại Thừa ngấm ngầm hơn thua với nhau, tôn vinh tông phái riêng của mình và đều biết khinh miệt Tiểu Thừa. Tất cả đều xem Phật Giáo Nguyên Thủy Nhị Thừa chỉ là thứ kém cỏi tầm thường, xếp ngang hàng ngoại đạo (sic)
Những ai tin theo các luận sư Bà-la-môn gián điệp, có thể không phạm giới sát sanh, thế nhưng họ lại mắc đại nghịch tội vô gián phá hoà hợp Tăng, vô tình chống lại Chánh Tam Bảo mà không biết. Chắc chắn quả báo khổ đau không tha cho những ai ngu muội nhắm mắt tin theo các tà nhân, ngụy giới.
Chú thích 32 không ấu trĩ ư? Câu ‘Nơi loài người và tất cả loài khác, những ai có thể nhận hiểu lời nói của Giới sư mà giết thời phạm tội “Ba la di”, mất giới’ không vô lý là gì. Theo câu này, chỉ có kẻ giết người hoặc các loài hiểu được lời Giới sư mới phạm ba-la-di; còn nếu giết những ai không thể nhận hiểu lời nói của giới sư (vì bất đồng ngôn ngữ, vì chậm hiểu, vì lãng tai, vì Giới sư dởm...) thời không phạm tội ‘Ba-la-di’ ư? Phi lý!
Đã thế, ‘tất cả loài khác...’ loài người, có loài nào hiểu được lời Giới sư? Cụm từ thêm vào này có vô duyên không? Thừa và thiếu, vì Bồ-tát giới đã không nói đến trường hợp ngộ sát, hay bị xúi giục, lừa gạt v.v..
Còn chuyện “Người phạm tội này phải sám hối thấy hảo tướng mới được thọ giới lại” cũng tà lý nốt. Thế gian thiếu gì những kẻ sát nhân giết người nhưng ‘hảo tướng’ rất đẹp đẽ. Kẻ vô lương tâm giết người xong, không hề hối hận, mặt lúc nào cũng tươi tỉnh, sắc diện lúc nào cũng ‘hảo tướng’, như vậy là được thọ lại giới ư?
Còn nếu hiểu ‘hảo tướng’ là ‘hào quang’, lại càng vô lý. Thử hỏi, ai có thể chứng minh ‘hảo tướng’ hào quang của kẻ giết người xuất hiện sau khi y đã sám hối? Một kẻ sát nhân ưa nói láo bảo rằng y đã sám hối và đã thấy được ‘hảo tướng’ rực sáng, theo đây hội chúng cũng phải thọ giới lại cho hắn à? Bồ-tát giới có vô lý không?
Hoặc giả vị Hòa thượng hay ông A-xà-lê đồng lõa với tên đệ tử sát nhân, nói láo rằng họ đã thấy ‘hảo tướng’ của kẻ sám hối nên thọ giới lại cho hắn, hội chúng ngồi đó cãi nhau à? Có phải chú thích mơ hồ nên đã giúp cho những kẻ ma mãnh phạm tội lách luật và xỏ mũi những ai tin theo không? 
Lại nữa “Nơi loài súc sanh, v.v…, không hiểu lời nói của giới sư mà giết thìphạm tội trọng, không mất giới. Đối thú sám hối thì thanh tịnh” cũng khôi hài không kém. Sát sanh (dù giết súc sanh) đã là tội trọng mà chỉ cần sám hối được thanh tịnh thì còn gì là... trọng tội? Chiếu theo đây những đồ tể, thợ săn cứ thoải mái giết các súc sanh khác rồi sám hối, giết rồi sám hối, cứ như vậy cuối cùng vẫn thanh tịnh, không mất giới ư? Sàm!
Đã vậy “- Ngoài ra còn theo tâm mà luận tội nặng nhẹ, v.v….” lại càng ngụy lý cùng cực. Ai có Tha tâm thông biết rõ tâm của kẻ sát nhân thế nào để luận tội nặng nhẹ đây? Một kẻ cố sát nhưng nói rằng tâm y không cố sát, mọi người ngồi đó mà luận thành tội nhẹ chăng? Căn cứ ‘theo tâm’ mà luận tội nặng nhẹ có phải ngớ ngẩn không?
Mặc dù như Kinh Pháp Cú có dạy “Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ ý tạo”, thế nhưng khi cấu thành phạm tội thì phải căn cứ vào nhân chứng vật chứng cụ thể rõ ràng, vào chứng cứ xác đáng chứ không thể mơ hồ dựa ‘theo tâm’ của kẻ phạm tội để luận tội nặng nhẹ được. Ai có ngây ngô thượng hạng mới chấp nhận chuyện này.
Khốn thay sự ngây ngô này đã tồn tại qua hàng chục thế kỷ, không một ai phản đối, không một lời cảnh giác. Hàng ngàn năm qua, pháp sám hối ‘cao siêu’ của Đại Thừa đã ‘chỉ dại’ như thế này:
‘Tội do tâm khởi, do tâm diệt.
Tâm đã tịnh rồi, tội liền tiêu.
Tội tiêu, tâm tịnh, thảy đều không.
Đó mới thực là chân sám hối’
Đúng là chỉ dại! Giả sử có một ông bố đốt nhà, giết con. Ông có quyền tuyên bố đứa con và căn nhà do ông khởi tạo ra nên ông có quyền huỷ diệt đi không? Ông có chạy tội được không khi nói rằng, tâm ông đã tịnh rồi, tội liền tiêu; và vì ông đã biết sám hối theo kiểu Đại Thừa, cho nên tội tiêu, tâm tịnh, thảy đều không? Quan toà có chấp nhận ‘chân sám hối’ kiểu Đại Thừa không?
Ai đồng ý với ‘chân sám hối’ kiểu Đại Thừa có chấp nhận ‘thảy đều không’ mọi tội ác của những kẻ diệt chủng giết sạch gia đình họ không? Công lý có chấp nhận cho tên sát nhân được vô tội vì y cũng ‘tâm đã tịnh rồi, tội liền tiêu’ và ‘tội tiêu, tâm tịnh, thảy đều không’ không?
Công lý thế gian có xét xử nặng nhẹ tuỳ theo tâm, và vì tâm kẻ sát nhân đã biết ‘chân sám hối’ của hàng Bồ-tát Đại Thừa cho nên tha bổng cho hắn không? Con người và xã hội tốt đẹp hơn hay tệ hại hơn khi mọi người đều biết ‘thảy đều không’ trước mọi tội ác như ‘chân sám hối’ của Đại Thừa?
Chắc chắn là không tốt hơn mà tệ hại hơn! Luật pháp thế gian đã không chấp nhận sự vô lý như thế, huống hồ là luật nhân quả của Chánh pháp. Có chăng đó cũng chỉ là luật rừng của những kẻ lươn lẹo phá hoại ngầm Phật Pháp.
Tất nhiên các luận sư ngoại học thâm độc không thể trực tiếp đả kích được chánh Pháp chánh Luật của Đức Thế Tôn. Họ chỉ có một cách duy nhất là giả trang thành con Phật, sau đó dựa trên các Kinh Luật gốc họ vẽ ra các kinh luật luận cải biến, cải tạo chúng trở thành những vũ khí ẩn hình, những độc dược ẩn khuất để quay lại ngấm ngầm hủy diệt chính Đạo Phật. Họ phải làm như thế vì đây chính là thủ đoạn ‘dùng vũ khí người để giết người’ của những kẻ ác hiểm.
Chỉ có điều ‘vũ khí Bồ-tát giới’ là ngụy tạo, bởi lúc Phật kiết giới này khi vừa thành đạo, làm gì có hội chúng mà nói “Phật tử, Hoà thượng, A-xà-lê”! Tất cả các giới khác cũng ‘hở đầu, hở đuôi’ như vậy!
Tóm lại giới sát sanh, với chú thích 32 và ‘chân sám hối’ của Đại Thừa là một kiểu ‘mượn dao người để giết người’ rất nguy hiểm của các tay gián điệp phá hoại ngầm Đạo Phật. Các Phật tử cần nhận chân sự thật này để tự cứu mình và cứu những người thân của mình.
Tập San Luật Học
---------------------
Bài liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét