Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

"Tỳ-kheo" nào gây chia rẽ hội chúng?

Trích Tạng Luật, Tiểu Phẩm, Chương VII “Chia Rẽ Hội Chúng”
Ngài Upāli hỏi Đức Thế Tôn về những vấn đề về bất đồng và chia rẽ trong hội chúng. Đức Thế Tôn trả lời:
“[404... - Này Upāli, Tỳ-khưu-ni không chia rẽ hội chúng và cũng không nỗ lực để đưa đến sự chia rẽ. Cô ni tu tập sự (sikkhamānā) không chia rẽ hội chúng, …(như trên)… Vị sa di không chia rẽ hội chúng, vị sa di ni không chia rẽ hội chúng, nam cư sĩ không chia rẽ hội chúng, nữ cư sĩ không chia rẽ hội chúng và cũng không nỗ lực để đưa đến sự chia rẽ. Này Upāli, vị Tỳ-khưu bình thường (pakatatto) là người cùng cộng trú chung một ranh giới (sīmā) chia rẽ hội chúng”.
[405] Bạch Ngài, có điều nói rằng: “Sự chia rẽ hội chúng, sự chia rẽ hội chúng.” Bạch Ngài, cho đến như thế nào thì hội chúng bị chia rẽ?
- Ở đây, này Upāli, các Tỳ-khưu
1. tuyên bố phi Pháp là “Pháp”;
2. tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp”;
3. tuyên bố phi Luật là: “Luật”;
4. tuyên bố Luật là: “Phi Luật”;
5. tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai”;
6. tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai”;
7. tuyên bố điều không được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai”;
8. tuyên bố điều được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai”;
9. tuyên bố điều không được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai”;
10. tuyên bố điều được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai”;
11. tuyên bố vô tội là: “Phạm tội”;
12. tuyên bố phạm tội là: “Vô tội”;
13. tuyên bố tội nặng là: “Tội nhẹ”;
14. tuyên bố tội nhẹ là: “Tội nặng”;
15. tuyên bố tội còn dư sót là: “Tội không còn dư sót”;
16. tuyên bố tội không còn dư sót là: “Tội còn dư sót”;
17. tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa”;
18. tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.”
Do mười tám sự việc này, các vị ấy tách ra và tách rời hẳn, chúng thực hiện lễ Uposatha riêng rẽ, chúng thực hiện lễ Pavāraṇa riêng rẽ, chúng thực hiện hành sự của hội chúng riêng rẽ. Này Upāli, cho đến như vậy thì hội chúng bị chia rẽ.
[406] - Bạch Ngài, có điều nói rằng: “Sự hợp nhất hội chúng, sự hợp nhất hội chúng.” Bạch Ngài, cho đến như thế nào thì hội chúng có sự hợp nhất?
- Ở đây, này Upāli, các Tỳ-khưu
1. tuyên bố phi Pháp là “Phi Pháp”;
2. tuyên bố Pháp là: “Pháp”;
3. tuyên bố phi Luật là: “Phi Luật”;
4. tuyên bố Luật là: “Luật”;
5. tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai”;
6. tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai”;
7. tuyên bố điều không được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều không được thực hành bởi đức Như Lai”;
8. tuyên bố điều đã được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai”;
9. tuyên bố điều đã không được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai”;
10. tuyên bố điều đã được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai”;
11. tuyên bố vô tội là: “Vô tội”;
12. tuyên bố phạm tội là: “Phạm tội”;
13. tuyên bố tội nặng là: “Tội nặng”;
14. tuyên bố tội nhẹ là: “Tội nhẹ”;
15. tuyên bố tội còn dư sốt là: “Tội còn dư sót”;
16. tuyên bố tội không còn dư sót là: “Tội không còn dư sót”;
17. tuyên bố tội xấu xa là: “Tội xấu xa”;
18. tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội không xấu xa.”
Với mười tám sự việc này, các vị ấy không tách ra và không tách rời hẳn, không thực hiện lễ Uposatha riêng rẽ, không thực hiện lễ Pavāraṇa riêng rẽ, không thực hiện hành sự của hội chúng riêng rẽ. Này Upāli, cho đến như vậy thì hội chúng có sự hợp nhất.
[407] Bạch Ngài, sau khi chia rẽ hội chúng hợp nhất, kẻ ấy gây nên điều gì?
- Này Upāli, sau khi chia rẽ hội chúng hợp nhất, kẻ ấy gây nên tội lỗi tồn tại trọn kiếp và sẽ bị nung nấu trong địa ngục trọn kiếp.
[408] Kẻ chia rẽ hội chúng
phải chịu sự bất hạnh,
vào địa ngục trọn kiếp.
Vui thích với phe nhóm,
lại sống không theo Pháp,
kẻ ấy bị xa rời
sự an tịnh của thiền.
Sau khi đã chia rẽ
hội chúng đang hợp nhất
kẻ ấy bị nung nấu
trong địa ngục trọn kiếp.
[409] - Bạch Ngài, sau khi làm hợp nhất hội chúng đã bị chia rẽ, vị ấy tạo được điều gì?
- Này Upāli, sau khi làm hợp nhất hội chúng đã bị chia rẽ, vị ấy tạo được phước báu của Phạm Thiên và sẽ được vui hưởng ở cõi Trời trọn kiếp.
[410] Thật là an lạc thay
sự hợp nhất hội chúng
và tán đồng cùng với
những ai sống hợp nhất.
Hoan hỷ trong hợp nhất,
và sống đúng theo Pháp,
vị ấy trú vào được
sự an tịnh của thiền.
Sau khi đã tiến hành
hợp nhất lại hội chúng,
vị ấy được vui hưởng
ở cõi Trời trọn kiếp.”

(Theo bản dịch của TK Nguyệt Thiên)
{ Thừa tự Luật trích lục:
Chú ý, trong trích đoạn Luật trên, Tỳ-khưu-ni, cô Ni tu tập sự (sikkhamānā), vị sa-di, vị sa-di-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ không chia rẽ hội chúng và cũng không nỗ lực để đưa đến sự chia rẽ; mà chính vị Tỳ-khưu bình thường (pakatatto) là người cùng cộng trú chung một ranh giới (sīmā) chia rẽ hội chúng.
Vị Tỳ-khưu “Pakatatto” bình thường là ai lại chia rẽ hội chúng? Vị nàylà loại sư tử trùng làm hoại thịt sư tử, y chính là loại tổ sư gián điệp ngoại học giả dạng làm Tỳ-khưu để phá hoại Phật giáo từ bên trong nhằm thực hiện dã tâm “nội công ngoại kích”.
Chính những hạng Tỳ-khưu giả danh này:
- Khi họ tuyên bố đây là “đại pháp” thực ra đây lại là dại pháp, tàpháp, liệt pháp.
Khi họ tuyên bố đây là “tiểu pháp nguyên thủy” thực ra đó mới thực là Diệu Pháp, Chánh Pháp.
Khi họ tuyên bố đây là “đại luật Bồ-tát” thực ra đó là giả luật. Khi họ tuyên bố đây là “tiểu luật Pātimokkha” thực ra đó mới là chính Luật.
Khi họ tuyên bố “đây là kinh đại giáo phát triển đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai” thực ra đó là ngụy kinh, tà kinh khôngđược nói bởi đức Như Lai.
Khi họ tuyên bố tuyên bố “kinh nguyên thuỷ sơ khai thấp kém” thực ra đó mới chính là kinh đã được xiển dương, được ca ngợi bởi đức Như Lai.
Khi họ tuyên bố “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai” thực ra đó không phải là điều đã được thực hành bởi đức Như Lai. Ví dụ Như Lai không niệm chú, không thực hành bố thí thân mạng, bố thí vợ con cho ác thú; nhưng họ lại nói Như Lai có niệm chú, có bố thí thân mạng, bố thí vợ con cho ác thú.
Khi họ tuyên bố “Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai” thực ra đó là điều được thực hành bởi đức Như Lai. Ví dụ họ nói Như Lai không thực hành Bốn Thiền vì nó là phàm phu thiền, tiểu thừa thiền, ngoại đạo thiền; nhưng đây mới chính là Chánh Thiền Chánh Định giúp Như Lai giác ngộ giải thoát và nhập Niết Bàn.
Khi họ tuyên bố “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai” thực ra đó là điều không được quy định bởi đức Như Lai. Ví dụ họ nói luật cấm đọc kinh Nguyên Thuỷ là do Như Lai quy định, nhưng có khi nào một người thuyết pháp suốt bốn mươi lăm năm để rồi sau đó cấm các đệ tử tìm hiểu??? Chỉ có điên mới tin chuyện này.
Khi họ tuyên bố “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai” thực ra đó mới là điều được quy định bởi đức Như Lai. Ví dụ họ nói Như Lai không quy định ăn mặn, không quy định ăn ngày một bữa, mà chỉ xiển dương ăn chay ngày nhiều bữa. Nhưng chính thực chánh Kinh chánh Luật có nói rõ luật ăn ‘tam tịnh nhục’, một ngày một bữa, và bài bác cách ăn chay giới đạo đức giả của các Bà-la-môn.
Khi họ tuyên bố “vô tội” thực ra là “phạm tội”. Ví dụ họ dạy sám hối theo kiểu ‘Tội do tâm khởi, do tâm diệt. Tâm đã tịnh rồi, tội liền tiêu. Tội tiêu tâm tịnh, thảy đều không. Đó mới thực là chân sám hối’. ‘Vô tội” kiểu này những kẻ vô lương tâm thừa biết chân sám hối.
Khi họ tuyên bố “phạm tội” có khi lại là “vô tội”. Ví dụ họ tuyên bố ‘đọc kinh Nguyên Thuỷ Tiểu Thừa phạm khinh cấu, nhưng thực ra đọc chánh kinh của Phật không những không có tội mà còn có đại phước đại hạnh đại lành.
Khi họ tuyên bố tuyên bố “tội nặng” có khi lại là “tội nhẹ”. Ví dụ họ nói bài xích kinh phát triển do các luận sư Bà-la-môn giới thiệu là tội nặng, nhưng đây chỉ là ‘tội nhẹ’ vì chỉ bài xích chứ không đốt bỏ. Vì trước khi bài xích phải nói rõ các luận sư gốc Bà-la-môn là gián điệp, ngụy kinh do họ giới thiệu phá hoại Phật Pháp, sau đó phải đốt bỏ chúng thì không những không còn ‘tội nhẹ’ mà được vô tội, được đại phước, đại công đức hy hữu.
Khi họ tuyên bố tuyên bố “tội nhẹ” coi chừng lại là “tội nặng”. Ví dụ khi họ nói ‘chỉ cần sao chép một bài chỉnh cú bốn câu trong kinh của họ cũng mau chóng diệt được năm tội vô gián’. Vì họ coi năm tội vô gián nhẹ như vậy nên mới xóa dễ dàng như rứa. Thực ra năm tội vô gián: giết mẹ, giết cha, giết A La Hán, làm Phật chảy máu, phá hoà hợp Tăng là năm tội cực trọng, cực nặng.
Khi họ tuyên bố tuyên bố “tội còn dư sót” có khi là “Tội không còn dư sót”. Ví dụ họ tuyên bố các vị A La Hán của Tiểu Thừa vẫn còn bị mộng tinh (xem như tội dư sót) Nhưng các vị Thánh A La Hán đã xa lìa đoạn dục, không còn tưởng dục thì làm gì có chuyện mộng tinh. Đây là điều Đức Phật đã ấn chứng. Do vậy, với các vị A La Hán không có gì gọi là ‘tội dư sót’ theo kiểu các con cháu Đại Thiên nghĩ bậy.
Khi họ tuyên bố “tội không còn dư sót” có khi là “Tội còn dư sót”. Ví dụ họ nói nhờ niệm tên Bụt sẽ được về vãng sanh, tội không còn dư sót, nhưng như vậy là trái với luật nhân quả, không công bằng, phi công lý.
Khi họ tuyên bố “tội xấu xa” có khi là “tội không xấu xa”. Ví dụ khi họ tuyên bố ‘xiển dương phổ biến kinh điển Nhị Thừa là tội xấu xa’ nhưng kỳ thực việc này không hề có tội gì cả, trái lại là phước báu Pháp thí vô lượng.
Khi họ tuyên bố tội “không xấu xa” có khi là “tội xấu xa.” Ví dụ họ tuyên bố ‘Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu pháp Liên hoa tụng mấy hàng là giải tội’. Với họ ‘tội hơn núi cả’ không có gì xấu xa nên mới hết tội dễ dàng như vậy. Rõ ràng Diệu pháp Liên hoa vẽ đường cho kẻ ác tha hồ gây tội vì không còn sợ gì nữa.
Đây là những kiểu ‘đổi trắng thay đen’, ‘biến chánh thành tà’, và ‘Giết người không gươm giáo’! Những kiểu phá hoại Phật Pháp, phá hòa hợp Tăng, tạo tội tày đình như thế tất phải đọa vào địa ngục là lẽ đương nhiên. Vậy nên hãy tỉnh mau kẻo trễ!

Pháp Luật Sư

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét