Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

PHẬT GIÁO ĐA TÔNG PHÁI LÀ BẤT HẠNH ĐAU KHỔ CHO NHIỀU NGƯỜI


Thật vậy, phân tích so sánh hai bài kinh tương đương dưới đây, người đọc sẽ còn phát hiện thêm nhiều điều quan trọng khác. Xin mời
PHÂN TÍCH SO SÁNH
Chánh Kinh "Làng Sama" (số 104, Trung Bộ Pali) &   và Tà kinh "Châu Na" (số 196, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở giữa các vị Sakka (Thích Ca), tại Samagama (Xá-di thôn).
Lúc bấy giờ, Nigaṇṭha Nāṭaputta vừa mới tạ thế ở Pava. Sau khi vị này tạ thế, các vị Nigaṇṭha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí miệng lưỡi. "Ông không biết Pháp và Luật này, ta biết Pháp và Luật này. Sao Ông có thể biết Pháp và Luật  này? Ông theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh. Lời nói ta tương ưng, lời nói Ông không tương ưng. Ðiều đáng nói trước, Ông nói sau; điều đáng nói sau, Ông nói trước. Ðiều Ông quan niệm, trình bày đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ông đã bị thách đố. Ông đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ông. Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ông có thể làm được!"
Hình như các đệ tử của Nigaṇṭha Nāṭaputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigaṇṭha Nāṭaputta cũng chán ngấy, cơ hiềm, và phản đối các Nigaṇṭha, vì pháp luật của họ đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.”
Tà kinh A Hàm: (gần giống với Chánh Kinh)
PHÂN TÍCH SO SÁNH: Đáng buồn thay, Phật giáo cũng vậy! Chánh Tư Duy tôi nghe như vầy: Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn vừa mới tạ thế ở Kusinara. Sau khi vị này tạ thế, các vị Tỳ-kheo chia ra làm hai phái Đại Thừa và Tiểu Thừa, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí miệng lưỡi.
Nhưng nguyên nhân không phải “vì pháp luật của họ đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ” mà vì lý do dưới đây… 
***
Chánh kinh Pāli: “-- Này Ānanda, Ông nghĩ thế nào? Những pháp Ta dạy cho các Ông với thượng trí, như Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Như Ý Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ Đề Phần, Thánh Đạo Tám Nghành. Ông có thấy chăng, này Ānanda, có hai Tỷ-kheo đối với những pháp này tuyên bố sai khác nhau?
-- Bạch Thế Tôn, những pháp Thế Tôn dạy cho con với thượng trí, như Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Như Ý Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ Đề Phần, Thánh Đạo Tám Nghành, con không thấy cho đến hai Tỷ-kheo đối với những pháp này tuyên bố sai khác nhau. Bạch Thế Tôn, và những người nào sống y cứ sùng kính Thế Tôn, những người ấy sau khi Thế Tôn nhập diệt, có thể khởi lên những tranh luận giữa tăng chúng, hoặc về Tăng thượng hoạt mạng, hoặc về Tăng thượng Giới bổn(Pātimokkha). Tranh luận ấy đem đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.”
Tà kinh A Hàm: Bấy giờ đức Thế Tôn hỏi:
"Thầy thấy những điều nào khiến chúng tăng có sự đấu tranh, sự đấu tranh ấy không giúp ích gì cho ai mà chỉ gây khổ cho mọi người. Không phải là sự thiện lợi và hữu ích, không phải là sự an ổn và khoái lạc cho đến loài trời, loài người cũng phải chịu đau khổ và tai hoạn?
Tôn giả A Nan thưa rằng:
"Bạch Thế Tôn! Ðó là do tăng thượng giới, tăng thượng tâm, tăng thượng quán mà phát sanh sự đấu tranh ở trong chúng. Bạch Thế Tôn, sự đấu tranh ấy, không giúp gì cho ai mà chỉ gây đau khổ cho mọi người. Nó không phải là sự thiện lợi, không phải là sự hữu ích. Không phải là sự an ổn, khoái lạc cho đến loài trời, loài người cũng phải chịu tai hoạn, đau khổ.”
PHÂN TÍCH SO SÁNH: Trong khi trong Chánh kinh Pāli, ngài Ānanda nhận định sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt Tăng chúng có thể khởi lên những tranh luận về đời sống xuất gia cao thượng hoặc về giới luật cao thượng. Đây là điều có thể xảy ra vì nhận thức của mỗi cá nhân khác nhau. Thế nhưng trong Tà kinh A Hàm, câu trả lời của ông A Nan thật vô lý và còn nhằm phỉ báng tăng thượng giới, tăng thượng tâm, tăng thượng quán của đạo Phật. Vì theo A Hàm chính những pháp này “mà phát sanh sự đấu tranh ở trong chúng”. Thật quái ác!
A Nan A Hàm là ai, hẳn mọi người đã rõ.
Đã vậy các dịch giả A Hàm còn bỏ hẳn 37 Phẩm Trợ Đạo là những pháp căn bản quan trọng được Đức Thế Tôn giảng dạy cho đệ tử với thượng trí. Các Tỳ-kheo y cứ đúng theo đây thì sẽ không có chuyện Tăng đoàn chia năm xẻ bẩy, Diệu pháp không bị hỗn loạn và biến mất.
Chính vì thế các tổ sư Bà-la-môn phải tích cực xóa sổ hoặc xuyên tạc các Diệu Pháp này, vì chỉ có như vậy các gián điệp mới có thể dọn đường cho các pháp ngoại lai xâm nhập và gây chia rẽ “đem đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người”.
Sự phân hóa đa tông, đa phái trong Phật giáo như hiện nay đã phạm đúng vào những điều khuyến cáo của Đức Chánh Biến Tri.
Hãy cẩn trọng thọ trì lời tiên tri của bậc Chánh Biến Tri sau đây sẽ rõ:
***
Chánh kinh Pāli: “-- Là nhỏ nhặt, này Ānanda, là sự tranh luận ấy, tức là tranh luận về Tăng thượng hoạt mạng hay Tăng thượng giới bổn. Này Ānanda, sự tranh luận khởi lên giữa Tăng chúng về con đường (magga) hay về đường hướng tu hành (patipada), sự tranh luận ấy mới đưa đến bất an cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.”
Tà kinh A Hàm: Này A nan! Nếu đấu tranh do bởi giới tăng thượng, tâm tăng thượng, quán tăng thượng thì sự đấu tranh ấy quá nhỏ nhặt. Này A nan! Nếu có sự đấu tranh trong chúng tăng do đạo và đạo tích thì sự đấu tranh ấy không giúp ích gì cho ai mà chỉ gây khổ cho mọi người. Nó không phải là sự thiện lợi và hữu ích, không phải là sự an ổn khoái lạc.”
PHÂN TÍCH SO SÁNH:
Trước sự lo ngại của ngài Ananda về những tranh luậc về nếp sống và giới luật xuất gia, Đức Thế Tôn dạy rằng những tranh luận này vẫn chưa đáng lo ngại bằng sự tranh luận về con đường tu hành hoặc phương pháp tu hành, vì điầu này chứng tỏ Tăng chúng đã không còn thọ trì đúng các Pháp môn của Phật, trong đó có 37 Phẩm Trợ Đạo với Tám Chánh Đạo hay Đạo Đế, tức Chân lý về Con đường đoạn đoạn diệt khổ đau.
Trong Tám Chánh Đạo lại có Chánh Tinh Tấn tức Bốn Chánh Cần (ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện) cùng Chánh Niệm tức Bốn Niệm Xứ. Hai chánh đạo nầy là Chân lý về sự tinh tấn và Chân lý về sự quán niệm.
Đã gọi là Chân lý thì nó phải đúng cho tất cả mọi người, qua tất cả mọi thời đại và đúng ở bất kỳ nơi nào. Vì vậy nếu có tranh luận về “con đường (magga) hay về đường hướng tu hành (patipada)” chứng tỏ Tăng chúng đã có sự nhận thức sai khác về Chân lý Diệu Pháp của Phật. Và “sự tranh luận ấy mới đưa đến bất an cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người”.
Lời khuyến cáo của Đức Thế Tôn trong bản Pāli vừa rõ ràng vừa cụ thể, chỉ có điều sợ hãi thay, nó đã trở thành sự thật. Còn theo tà kinh A Hàm đấu tranh do “đạo và đạo tích” là gì?
Ai tin kinh A Hàm nói ra nghe thử?
Tình hình Phật giáo ngày nay đúng như Đức Phật đã tiên tri: một Phật giáo bị phân hóa với tám mươi bốn ngàn pháp môn, không còn y cứ đúng theo Diệu Pháp 37 Phẩm Trợ Đạo của Đức Thế Tôn, thì làm sao không tránh khỏi những sự tranh luận về con đường hay đường hướng tu hành?
Chỉ có điều vì nhiều người còn biết sợ địa ngục A Tỳ của tội phá hòa hợp tăng cho nên sự tranh chấp, chèn ép chỉ diễn ra ngấm ngầm hoặc lời qua tiếng lại chứ không đến nỗi giết hại lẫn nhau.
Hẳn nhiên dù các luận sư ngoại học có đứng ngoài Phật giáo hô hào phân hóa Phật giáo thành Đại Thừa, Tiểu Thừa, Mật Tông, Tịnh Độ Tông, Pháp Hoa Tông, Hoa Nghiêm Tông… suốt một trăm năm cũng chẳng có người Phật tử nào thèm nghe họ.
Thế nhưng những kẻ ngoại học chỉ cần cạo đầu, đắp y, tự xưng thần xưng thánh và xiển dương vài cuốn kinh luật luận mới, thế là tức khắc có biết bao kẻ cả tin cúi đầu vâng phục chạy theo, để rồi quay lại hơn thua với nhau theo kiểu “…giáo pháp Đại Thừa, nói cho những người đi theo giáo pháp Đại Thừa tối thượng…bởi vì những ai ưa pháp Tiểu Thừa, vẫn còn ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả” (Kinh Kim Cang, đoạn 25).
Lịch sử đã từng chứng minh: kế sách gián điệp luôn là một kế sách nguy hiểm, và thủ đoạn phân hóa kẻ thù luôn là một biện pháp hữu hiệu để đối phương tự tiêu diệt lẫn nhau.
Đây chính là lý do vì sao trong thời Phật, đạo Phật tuy có rất nhiều các thành phần khác nhau quy y nhưng chỉ có một và duy nhất một Tăng đoàn với một giáo pháp thống nhất. Thế nhưng sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, Phật giáo chỉ có thêm vài Tổ sư, “Bồ-tát” Bà-la-môn chạy theo nhưng các “ngài” đã phân hóa nó thành rất nhiều tông phái khác nhau, mạnh phái nào tu theo phái đó, mạnh ông tổ nào lôi kéo đệ tử theo ông tổ đó.
Dù Phật giáo đã bị xé nát thành tám mươi bốn ngàn mảnh nhưng nhiều người vẫn còn bị ru ngủ với ảo tưởng tin rằng đó là một “Phật giáo đa phương, đa diện”. Nguy hiểm thay đây cũng là tội phá hòa hợp Tăng và hậu qủa là địa ngục Vô gián trọn kiếp.
Khốn khổ thay, những điều này tuy đã được khuyến cáo rất nhiều trong Chánh kinh Pāli, thế nhưng những người con Phật xem ra chẳng học được một chút gì!
PHẬT HỌC CAO CẤP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét