Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Thầy nào, trò nấy


Đại Thiên Mahadeva được nhiều người xem là sơ tổ của Đại Thừa. Tất nhiên đồ đệ của Đại Thiên phải ca ngợi, tôn vinh thầy tổ của mình. Nhưng dù những ai tin theo Đại Thiên có bênh vực tổ phụ của mình đến đâu, thì các sự kiện sau đây vẫn là thực tế còn ghi lại rành rành trong các sử liệu:
1. Đại Thiên Mahadeva là một kẻ ngoại đạo gia nhập vào Phật giáo và gây phân hóa Tăng đoàn.
2. Đại Thiên còn bị mộng tinh, điều này có nghĩa Đại Thiên vẫn còn dục tưởng, bị thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.
3. Đại Thiên còn dục tưởng nhưng tự xưng mình là A La Hán. Chiếu theo luật Patimokkha, Đại Thiên phạm tội Ba-la-di thứ tư, tự làm rơi đầu.
4. Đại Thiên Bà-la-môn còn dục ái, dục tưởng thì chưa đắc A La Hán. Chưa đắc A La Hán lại dám đưa ra năm luận điểm hạn chế của đạo quả A La Hán, trong đó điều đầu tiên phán ‘A La Hán còn xuất tinh’. Đây là sự hồ đồ ngang ngược, nếu không muốn nói là láo xược.
Những ai còn dục tưởng, còn mộng tinh như Đại Thiên mới còn bênh vực cho ông tổ của mình, và không tin Thánh Tăng A La Hán đoạn trừ được dục, không còn xuất tinh, mộng tinh.
Theo A Tỳ Đạt Ma luận, Đại Thiên Mahadeva là một kẻ tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo”. Các đệ tử của Đại Thiên muốn phủ nhận điều này phải đưa ra chứng cứ đáng tin cậy để chứng minh tuy Bà-la-môn Đại Thiên gây chia rẽ Phật giáo nhưng rất lương thiện và đàng hoàng. Bằng không, những người trí sẽ cho họ là những kẻ ‘thầy nào, trò nấy’.
Những người này hãy đọc kỹ lời Phật dạy dưới đây để hiểu rõ hơn về ông tổ Đại Thiên của mình.
Bài kinh “Thất Niệm”, Tăng Chi 2, Chương 5, XXI. Phẩm Kimbila,
1. - Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?
2. Ngủ một cách khổ sở; thức dậy một cách khổ sở; thấy ác mộng; chư Thiên không phòng hộ; bất tịnh chảy ra, mộng tinh, di tinh. Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.
3. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?
4. Ngủ một các ngon lành; thức dậy một cách ngon lành; không thấy ác mộng; chư Thiên phòng hộ; bất tịnh không chảy ra. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Này con cháu Bà-la-môn Đại Thiên, ai tin Phật Thích Ca cũng phải tin rằng Đại Thiên Mahadeva bị mộng tinh vì thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. “Thiên ma quấy rối” Đại Thiên chính là con ma dục, là các niệm dục ái đầy dẫy lúc còn tỉnh thức, khiến khi Đại Thiên nằm ngủ mới mơ tầm bậy tầm bạ nên xuất tinh.
Những ai còn bị ma dục quấy rối, ngủ còn mộng tinh nên mới tôn Đại Thiên làm tổ sư, mới bị miệng lưỡi trườn uốn của Đại Thiên đánh lừa. Còn những ai đã xa lìa các dục, ngủ không còn mộng tinh mới đủ tự tin chính mình, mới thấy Đại Thiên còn phàm phu, dục nhiễm, không thể tin theo, chứ đừng nói gì làm tổ sư, bồ-tát.
- Trong tạng Luật Pātimokkha, Đại Phẩm, Tụng Phẩm Thứ Bảy, Đức Phật đã giải thích rõ thế nào là người ngoại đạo đạt yêu cầu, hoặc không đạt yêu cầu để được xuất gia làm Tỳ-khưu:
“[100]... Này các Tỳ-khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế này là người đạt yêu cầu (ārādhako), như thế này là người không đạt yêu cầu (anārādhako).
... người trước đây theo ngoại đạo lai vãng với đĩ điếm (vesiyāgocaro), lai vãng với góa phụ, lai vãng với gái lỡ thời, lai vãng với người vô căn,lai vãng với Tỳ-khưu ni. Này các Tỳ-khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu
Ø Lại nữa, các đoạn Luật kế tiếp, Đức Thế Tôn đã quy định rõ:
đoạn [128]: “- Này các Tỳ-khưu, kẻ giết mẹ chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên rồi thì nêntrục xuất.”
đoạn [129]: “- Này các Tỳ-khưu, kẻ giết cha chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên rồi thì nêntrục xuất.”
đoạn [130]: “- Này các Tỳ-khưu, các vị Tỳ-khưu kia là các vị A-la-hán. Này các Tỳ-khưu, kẻ giết A-la-hán chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.” (Hết trích)
Ý kiến: Người “ngoại đạo lai vãng với đĩ điếm, lai vãng với góa phụ, lai vãng với gái lỡ thời, lai vãng với người vô căn, lai vãng với Tỳ-khưu ni” còn không đạt yêu cầu để được làm Tỳ-khưu. Lại nữa, kẻ phạm một trong các tội giết mẹ, giết cha, giết A-la-hán còn bị trục xuất khỏi Tăng đoàn.
Hẳn kẻ bị trục xuất nếu muốn tiếp tục ý muốn quấy phá của mình sẽ tìm cách lôi kéo những kẻ tin theo thành lập hội chúng mới. Đây là điều thường thấy. Và đương nhiên những kẻ tin theo sẽ phủ nhận việc thầy tổ mình “tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vịTỳ-kheo”, để tiếp tục tôn vinh kẻ còn bị mộng tinh làm sơ Tổ, làm Bồ-tát của mình. Đây cũng là điều thường thấy.
Đúng là ‘thầy nào, trò nấy’ hay ‘cá mè một lứa’ là như vậy!
³
Bài kinh “Nghiệp Chướng”, Tăng Chi 3, Chương 6, IX. Phẩm Mát Lạnh
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, dầu có nghe Diệu Pháp, cũng không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
2. Ðoạn mạng sống của mẹ; đoạn mạng sống của cha; đoạn mạng sống của A-la-hán; với ác tâm làm Như Lai chảy máu; phá hòa hiệp Tăng; ác tuệ, si mê, câm ngọng.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, dầu cho có nghe Diệu Pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.
3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, được nghe Diệu Pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
4. Không đoạn mạng sống của mẹ; không đoạn mạng sống của cha; không đoạn mạng sống của A-la-hán; không với ác tâm làm Như Lai chảy máu; không phá hòa hợp Tăng; có trí tuệ, không si mê, câm ngọng.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, nếu được nghe Diệu Pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Chiếu theo A Tỳ Đạt Ma Luận của Đại Thừa, Đại Thiên đã phạm những trọng tội: tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo. Dù  Đại Thiên có xuất gia làm Tỳ-kheo và dầu có nghe được Diệu Pháp cũng không thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.
Nếu có chăng, Đại Thiên phải trả nợ sòng phẳng cho nhân quả trong đọa xứ địa ngục trước đã, kiếp sau mới có thể tiến hóa.
Rõ ràng chỉ có tà nhân, tin theo tà đạo mới chấp nhận và tôn vinh một kẻ tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo, ngủ còn mộng tinh làm tổ sư, thánh sư, Bồ-tát của mình.
³
Bài kinh “Mẹ”, Tăng Chi 3, Chương 6, IX. Phẩm Mát Lạnh,
1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.
Thế nào là sáu?
2. Người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của mẹ; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của cha; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của vị A-la-hán; người đầy đủ tri kiến không thể với ác tâm làm Như Lai phải chảy máu; người đầy đủ tri kiến không thể phá hòa hợp Tăng; người đầy đủ tri kiến không thể đề cử một vị Ðạo Sư khác.
Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Một kẻ loạn luân tư thông với mẹ, lại tàn ác cùng cực giết mẹ, giết cha, giết cả người tu hành, không những không có đầy đủ tri kiến lại còn tận cùng vô đạo đức. Ai có tri kiến và đạo đức lại tôn vinh một kẻ như vậy, ngay cho dù y là kẻ thông manh, khôn lỏi?
³
Bài kinh “Ðấu Tranh”, Tăng Chi 2, Chương 5, XXII. Phẩm Mắng Nhiếc, trang 715-716
1. - Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, là người gây ra cãi cọ, là người gây ra tranh luận, là người gây ra đấu tranh, là người gây ra các cuộc đấu khẩu, là người gây ra kiện tụng trong Tăng chúng. Vị ấy được chờ đợinăm sự nguy hại.
Thế nào là năm?
2. Không chứng điều chưa chứng được; thối thất điều đã chứng được; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, là người gây ra cãi cọ, là người gây ra tranh luận, là người gây ra đấu tranh, là người gây ra đấu khẩu, là người gây ra kiện tụng trong Tăng chúng. Vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại này.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Ngay cả đối với các Tỳ-kheo đi theo Chánh Pháp của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, nếu gây cãi cọ, đấu tranh trong Tăng chúng còn bị năm điều nguy hại, huống hồ những ai tin theo ngụy pháp cải biến của các tổ sư gián điệp.
Các kinh văn phát triển đời sau đều giống nhau một điểm: kinh nào cũng thuộc kinh vua, pháp nào cũng tối thượng, cao siêu bậc nhất. Cho nên người thọ trì tin theo những ngụy kinh này đều ngấm ngầm tự cao tự tôn tự đại hơn thua với người khác, hoặc chỉ biết có hội chúng mình, thày tổ mình. Tất cả đã vô tình rơi vào kế ly gián của các tổ sư gián điệp ngoại học.
Những người này đã không thể chứng được Chánh Pháp của Phật, mà còn bị đọa xứ về lâu dài vì tà kiến, tin lầm tà nhân.
Thừa Tự Pháp
-----------------
-- Ghi chú Trong bài viết này các trích dẫn từ tạng kinh Nikaya theo bản dịch của HT Thích Minh Châu, từ tạng Luật Patimokkha theo bản dịch của TK Nguyệt Thiên.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Đại Thiên, sơ tổ Đại Thừa, còn phàm phu dục tưởng


Dẫn: Đại Thiên Mahadeva là một Bà-la-môn, thời vua Asoka, sau Phật khoảng 200 năm. Ông gia nhập Tăng đoàn và tự xưng là A La Hán, rồi đưa ra năm luận điểm mới, trong đó điều đầu tiên là “A La Hán còn xuất tinh” (?!). Từ đây Tăng chúng bị phân hóa thành hai phái, kẻ theo người chống.
Phái Đại Thiên sau đó tách ra hình thành nên nhóm Đại Chúng Bộ, tiền thân của Đại Thừa. Chính vì thế, Đại Thiên Mahadeva được nhiều người xem như sơ tổ của Đại Thừa giáo. Bài luận chứng dưới đây sẽ chứng minh Đại Thiên Mahadeva vẫn còn là kẻ phàm phu dục tưởng.
Trong Tạng Luật, Đại Phẩm, Chương Y phục, đoạn [156] còn ghi rõ lời dạy của đức Thế Tôn như sau:
“- Này các Tỳ-khưu, ở đây, trong lúc đang đi dạo quanh các trú xá cùng với Ānanda là sa-môn hầu cận, Ta đã nhìn thấy chỗ nằm ngồi bị lấm lem vì chất dơ, sau khi nhìn thấy đã hỏi Ānanda rằng: “Này Ānanda, tại sao chỗ nằm ngồi này bị lấm lem?”
Bạch ngài, hiện nay các vị Tỳ-khưu sau khi thọ thực thức ăn thượng hạng, có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ. Trong khi các vị có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ, rồi tinh dịch bị xuất ra do chiêm bao. Bạch đức Thế Tôn, do đó chỗ nằm ngồi này đã bị lấm lem vì chất dơ.”
Này Ānanda, điều ấy là như thế! Này Ānanda, điều ấy là như thế! Này Ānanda, tinh dịch bị xuất ra do chiêm bao vì các vị ấy có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ. Này Ānanda, các vị Tỳ-khưu nào có niệm được thiết lập, được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ, tinh dịch của các vị ấy không bị xuất ra. Này Ānanda, các vị nào dầu là phàm nhân đã xa lìa sự tham đắm trong các dục, tinh dịch của các vị ấy không bị xuất ra. Này Ānanda, tinh dịch của vị A-la-hán có thể bị xuất ra là điều không có thực tế, không có cơ sở.”
Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi của vị có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ: (Vị ấy) ngủ khổ sở, thức dậy khổ sở, thấy mộng điều ác xấu, chư Thiên không hộ trì, tinh dịch bị xuất ra. Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi của vị có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ.
Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều thuận lợi của vị có niệm được thiết lập, được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ: (Vị ấy) ngủ an lạc, thức dậy an lạc, không thấy mộng điều ác xấu, chư Thiên hộ trì, tinh dịch không bị xuất ra. Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều thuận lợi của vị có niệm được thiết lập, được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ. Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép (sử dụng) y lót ngồi (nisīdanaṃ) để bảo vệ cơ thể, để bảo vệ y, để bảo vệ chỗ ngồi”.
Qua lời dạy trên và tự thân mỗi người chứng nghiệm thấy rõ: chỉ có những kẻ nào còn tham đắm trong các dục, có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh khiến bị xuất tinh do chiêm bao, nên họ mới không tin có những người khác hoặc những vị A-la-hán không còn bị mộng tinh. Và chỉ có những ai dù là phàm nhân nhưng đã xa lìa tham đắm trong các dục, không còn bị mộng tinh, mới tin rằng một vị A-la-hán không còn xuất tinh là điều hoàn toàn thực tế và có cơ sở.
Thế nhưng, theo Tì Đạt Ma luận (tác giả?) thuộc truyền thống Đại Thừa [trong bài viết “Đại Thiên là ai?”, tác giả GD, mục Diễn Đàn,quangduc.com. Nguồn: T27, số 1545, tr.511a10-14 và tr. 510c24 -512a19)], lý do Đại Thiên - Mahadeva, thời vua Asoka, sống sau Đức Phật 200 năm, xuất gia theo Phật giáo và nêu lên vấn đề “A-la-hán còn xuất tinh” được tóm tắt như sau (phần trong ngoặc đơn in nghiêng là chú thích của Hòa Hiệp Đạo Sư):  
Đại Thiên thuộc dòng giõi Bà-la-môn, tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo. Sau đó vị Bà-la-môn này nghe rằng(?) nếu quy y theo Phật giáo có thể diệt trừ hết tội lỗi nên xin đượcxuất gia (Phật giáo là nơi chứa chấp và rửa đại nghịch tội Vô gián cùng tội loạn luân sao?) Sau nhờ thông minh nên Đại Thiên được nhiều người hâm mộ (Đề Bà Đạt Đa, Hitler, Tần Thuỷ Hoàng cũng thông minh lắm chứ!).
Một hôm ông nằm ngủ bị mộng tinhTrước đó vì ông tự xưng mình là A-la-hán (Đại Thiên đã phạm tội Ba La Di thứ tư) nên đệ tử hỏi ông,A-la-hán đã trừ hết các lậu hoặc, tại sao thầy còn xuất tinh? Ông trả lời, “Do thiên ma quấy nhiễu” (Đại Thiên có hơn gì kẻ phàm phu tục tử? Có người phủ nhận cuốn luận này nhưng không đưa ra chứng cứ cụ thể. Nếu vậy, tất cả các cuốn luận khác cũng phải bị ném bỏ)
Trong một số bộ luận khác cũng đều xác nhận Đại Thiên là một Bà-la-môn ngoại đạo và đưa ra năm điều giới hạn của thánh quả A-la-hán, trong đó điều đầu tiên là A-la-hán vẫn còn bị xuất tinh (?!) Từ đâytăng chúng bị chia làm hai phe: phe ủng hộ luận điểm của Đại Thiên và phe chống đốihai bên tranh cãi nhau không dứt. Cuối cùng nhà vua phải đích thân đến tịnh xá Kỳ Viên, ra lệnh cho chư Tăng hai phái tách rời nhau mà sống, rồi cho thi hành phép lấy biểu quyết (sic)
(Điều này giống như có một kẻ bụi đời, quậy phá, trộm cắp, dốt nát và tà hạnh xông vào một trường học. Y tự đưa ra năm tiêu chí mới để xác định danh hiệu “Học sinh gương mẫu” bao gồm: tà hạnh, học dốt, trộm cắp, quậy phá và bụi đời. Thế nhưng vẫn có một số học sinh tán thành và quay lại phủ nhận những giá trị cũ. Thử hỏi những học sinh tin theo kẻ ác hạnh là những người như thế nào? Liệu có đáng vì một chuyện quá vô lý như thế khiến cho trường học phải chia rẽ, tranh chấp?) (Hết tóm tắt)
Tuy vậy, mãi về sau này sự mâu thuẫn vẫn còn tiếp diễn, phe của Đại Thiên tách ra hình thành nên nhóm Đại Chúng Bộ, phái còn lại được gọi là Thượng Tọa Bộ. Tiếp đó Đại Chúng Bộ tự nhận mình là cỗ xe lớnĐại Thừa (Mahayana), và gọi phái Thượng Tọa Bộ là cỗ xe nhỏ, Tiểu Thừa (Hinayana), với ý miệt thị.
Chưa xong, phái Đại Chúng Bộ - Đại Thừa tuy có cùng một ông tổ là Đại Thiên nhưng sau này vẫn được các vị “Phật phát triển” và các Tổ hậu duệ tiếp tục phân hóa thành rất nhiều cành nhánh khác nhau như: Mật Tông, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Pháp Hoa Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông… Thậm chí có cả “Tân tăng tông” gồm các cư sĩ khoác áo cà-sa nhưng có vợ con y như người thế tục (?!).
Mỗi tông phái của Đại Thừa có một ông Bụt riêng, Tổ riêng, kinh tạng riêng, tự viện riêng, hội chúng riêng. Trong những cái riêng đó có một cái chung rất đáng chú ý, đó là trong cuốn kinh Kim Cang tiêu biểu cho tinh thần “vô phân biệt” triệt để của Đại Thừa, nhưng lại có những câu sặc mùi phân biệt ly gián: “Giáo pháp Đại Thừa nói cho những người đi theo giáo pháp Đại Thừa tối thượng… bởi vì những ai ưa pháp Tiểu Thừa vẫn còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả (đoạn 25)!(Lưu ý: thời Phật không có chuyện Đại Thừa, Tiểu Thừa. Điều này chứng tỏ kinh Kim Cang do kẻ đời sau vẽ ra, không phải do Phật thuyết)
Còn phái Thượng Tọa Bộ cũng không chịu thua kém, tự chuyển hóa thành Theravada, không chịu đồng hóa với “cỗ xe mu rùa - Hinayana” do kẻ khác gán cho. Nhưng “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, dù Thượng Tọa Bộ có là Hinayana hay Theravada hay gì gì đi chăng nữa thì cũng thế! Vì sao? Vì một khi họ tự xem mình là nguyên thủy và tự hào giữ mình trong truyền thống này, phái “chính gốc” đã gián tiếp công nhận sự phân hóa của Đại Thiên, nghiễm nhiên trở thành một đối trọng của sự chia rẽ khi mặc nhiên thừa nhận có những phái “không Theravada”, không nguyên thủy, không truyền thống tức các phái đại-thừa-thãi khác.
Dù trực tiếp hay gián tiếp góp phần khiến cho Tăng chúng bị phân ly, thì thực ra chẳng còn một ai là “nguyên thuỷ” hướng thượng. Những đệ tử “chánh thống” và “phát triển” hẳn đã quên lời dạy chánh truyền sau đây của Đức Phật:
“Giữa quần chúng la ó,
Không ai nghĩ mình ngu,
Giữa Tăng chúng phân ly
Có ai nghĩ hướng thượng?”
(Trích kinh số 128, Trung Bộ 3)
Hơn thế nữa, nhờ trung thành với tạng Luận và vài luận sư gốc Bà-la-môn của mình, nhiều vị “chánh thống” cũng “lên mặt” xem những lời Phật dạy trong kinh Nguyên Thủy chỉ là thường pháp, là tục đế, không phải chân nghĩa đế. Điều này có nghĩa họ đã nguyên thủy hơn cả nguyên thủy, truyền thống hơn cả truyền thống. Bởi lẽ, họ cũng giống như các Bà-la-môn chánh tông đương thời Đức Phật, cũng biết ca ngợi các pháp luận của các luận sư của mình là Diệu Pháp, siêu lý và chân nghĩa đế; còn lời của Gotama chỉ là tục đế, là thường pháp, là dụ người, là trói người (?!).
May mắn thay, dù Tăng đoàn đã bị xé nát thành tám mươi bốn ngàn mảnh, nhưng nhờ tất cả các phe phái vẫn còn bị kềm thúc bởi những giới cấm căn bản và tinh thần Từ Bi cốt tủy vẫn còn hiện hữu, cho nên các “cỗ xe lớn - nhỏ” đã không quay lại tàn hại lẫn nhau, thanh toán lẫn nhau như những kẻ ngoại đạo mong muốn. Dầu vậy, tất cả có nhìn nhau bằng cặp mắt ái kính và có hòa hợp nhau như “nước hòa với sữa” như trong thời Đức Phật còn hiện tiền không, thì “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.
Đến đây lại nhớ đến bốn câu thơ trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, xin được cải biên đôi chút để bày tỏ nỗi lòng của một người con Phật:
Ngàn năm trong cõi Phật gia,
Phái Đại, phái Tiểu khéo là thích nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu.
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Để kết luận, xin tất cả hãy trở về nguồn, trở về như thời Đức Phật còn tại tiền. Và khi đó, nếu có ai hỏi những người con Phật tu theo đạo gì, mọi Phật tử đều vui vẻ trả lời: “Đạo Phật”.
Nếu được hỏi tiếp: “Thuộc tông phái nào?”, mọi người đều xác quyết: “Đạo Phật là Đạo Phật, chỉ có một mà thôi, không có tông phái nào khác”.
Hỏi: “Vì sao?”
Trả lời: “Vì những ai thích chia bè phân phái, phá hòa hợp Tăng đều đã bị đọa vào địa ngục từ lâu rồi!”.
Hòa Hiệp Đạo Sư
----------------------
** Ghi chú: Các trích dẫn trong bài từ tạng Kinh Nikaya theo bản dịch của HT Thích Minh Châu, từ tạng Luật Patimokkha theo bản dịch của TK Nguyệt Thiên
Xem bài liên quan

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Nam Bắc phân tranh

Sư ph Tr trì đi vắng mới không bao lâu mà chùa đã có chuyện. Hai chú sadi Nam và Bắc rơi ngay vào một cuộc tranh cãi quyết liệt không thôi, chẳng ai chịu nhường ai.
Trước nay huynh đệ yêu thương nhau như cây liền cội, như lá liền cành, vậy mà giờ đây đến nhìn mặt nhau họ cũng chẳng thèm. Cứ anh sân trước, em sân sau; người dưới thềm, kẻ trên nóc nhà. Đã thế, mỗi lần hai bên chạm mặt nhau là y kỳ những cuộc khẩu chiến lại nổ ra ác liệt khôn cùng. Lần nào cũng vậy, sadi Bắc nắm chặt bàn tay như đầu búa, dộng liên tục vào không khí, nói chắc như “đinh đóng cột”:
_ A-la-hán vẫn còn xuất tinh, còn chảy bất tịnh!
Sadi Nam cũng không vừa, vung bàn tay chém xoạt vào hư không như thể quyết tâm chém sắt như chém bùn, sẵn sàng quyết tử cho chân lý quyết sinh:
_ Thánh nhân không còn xuất tinh, không còn bất tịnh!
“Còn bất tịnh” ... “không còn”... “còn chảy”... “không chảy”... Cứ thế những cuộc đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi nối tiếp nhau tưởng chừng như thiên thu bất tận. Nhiều người đến chùa thấy cảnh huynh đệ tương tàn cũng đâm ra chán nản bỏ về. Số khác lại theo Bắc khinh Nam, số còn lại thì bênh Nam chê Bắc. Cả hội chúng giờ đây cũng chia lìa ly tán, cơ hồ còn loạn hơn cả nạn tám mươi bốn ngàn xứ quân.
May mắn thay, nhờ ơn Phật, nhờ ơn chánh pháp Ngài ban, nên không có bên nào tuốt gươm nói chuyện với nhau. Nếu không, máu cũng đã chảy thành sông, thây cũng đã chất thành núi chứ chẳng hơn gì ai.
Phần Sư phụ Trụ trì, vừa lo xong công việc ngài liền quày quả trở lại chùa ngay. Chỉ cần nghe qua vài nơi đáng tin cậy, ngài đã hiểu mọi cớ sự. Thắp nén nhang trên bàn thờ Phật xong, chưa kịp nghỉ ngơi, Sư phụ Trụ trì liền truyền cho cả hai “tướng quân” vào trong chánh điện.
Trước bàn thờ Phật và vị đạo sư khả kính, cả hai “đấu sĩ” không còn dám hung hăng như trước. Họ chỉ lóng ngóng líu ríu như những kẻ tội phạm chiến tranh trước tòa án quân sự. Cả hai sadi cùng đảnh lễ Phật và sư phụ rồi lui xuống một bên chắp tay nghe dạy. Sư phụ Trụ trì nghiêm giọng khai án:
_ Này, Nam và Bắc, hai con hãy mạnh dạn nói cho thầy biết: ai là người đầu tiên đã gây ra tranh chấp?
Nam chỉ Bắc:
_ Thưa sư phụ, chính là Bắc!
Bắc chỉ Nam:
_ Bạch thầy, chính là Nam!
Sư phụ lắc đầu:
_ Không phải. Hai con vẫn chưa hiểu ra. Ý thày muốn hỏi: hai con có biết ai là người đầu tiên đã nêu vấn đề “A-la-hán còn chảy bất tịnh, còn xuất tinh” trong Phật giáo để rồi từ đây Đạo Phật bị phân hóa thành Đại Thừa - Tiểu Thừa?
Cả hai ngập ngừng rồi cùng đáp:
_ Thưa… ngài Đại Thiên - Mahadeva.
_ Ông ta xuất thân từ đâu?
_ Dạ, như nhiều tổ sư khác, cũng là một Bà-la-môn.
_ Thế đấy! Hai con có biết Đại Thiên có đắc quả Thánh hay không?
_ Bạch sư phụ, không biết.
Sư phụ lại lắc đầu, giọng cả quyết:
_ Chắc chắn ông ta không phải là một Thánh nhân!
_ Thưa, vì sao sư phụ biết? - Cả hai “tướng quân” tròn mắt.
_ Vì nếu là Thánh nhân, ông ta đã không nêu một vấn đề gây tranh chấp một cách gian manh như vậy. Đặt trường hợp ông ta tự xưng A La Hán, như vậy ông ta đã phạm tội Ba-la-di thứ tư, tự làm rơi đầu. Còn nếu do thầy ông ta ấn chứng, thì thầy ông ta là ai lại dám phong thánh bừa bãi cho một kẻ ngủ mơ còn nghĩ bậy nên vẫn còn bị mộng tinh? Chỉ cần bấy nhiêu cũng đủ kết luận dứt khoát Đại Thiên không phải là Thánh nhân mà chỉ là một “mánh nhân”!
_ Mánh nhân là sao, thưa sư phụ?
_ Là một kẻ mánh lới, mánh mung, mánh khóe. Vì mánh lới, mánh mung, mánh khóe nên ông ta đã ma mãnh đưa ra một vấn đề không có cơ sở phân định. Chẳng lẽ hai con lại đòi một vị A-la-hán phải theo đó chứng minh đúng sai, thực giả? Chẳng lẽ một vị A-la-hán lại phải phô bày thị hiện một điều vô duyên như vậy để nêu rõ phải trái, trắng đen? Còn Thánh Giới Uẩn, Thánh Định Uẩn, Thánh Tuệ Uẩn của Đức Phật bỏ đi đâu?
Nhấp một ngụm trà, Sư phụ Trụ trì trầm ngâm nói tiếp:
_ Nhưng chính vì không có cơ sở phân định như vậy, nên những kẻ ngây thơ và mất tỉnh giác như hai con mới dễ dàng rơi vào cái bẫy của người khác để rồi gây khẩu chiến, phân tranh, chia lìa gia đạo. Thử hỏi, một người từ bên ngoài nhảy vào gia đình các con đã không kêu gọi đoàn kết anh em thì chớ, lại còn vẽ chuyện vớ vẩn khiến ly tán đệ huynh, chia lìa gia đạo; như vậy họ là một kẻ đáng tin hay phải cảnh giác?
_ Thưa, cần phải cảnh giác.
_ Là một người có thiện chí muốn tạo sức mạnh đoàn kết hay có ác tâm muốn gây phân hóa suy tàn?
_ Thưa, có ác tâm muốn làm phân hóa, suy tàn.
_ Trong thời Phật, có chuyện phân hóa Đại Thừa, Tiểu Thừa không?
_ Dạ, không!
_ Giả sử Đại Thiên và các luận sư Bà-la-môn khác cứ đứng ngoài Đạo Phật kêu gào chia rẽ Phật giáo thành tám mươi bốn ngàn tông phái suốt cả một trăm năm, thử hỏi có Phật tử nào nghe theo họ không?
_ Thưa, chẳng ai thèm tin!
_ Một kẻ thù ghét Đạo Phật có dám cạo đầu, đắp y không?
_ Dạ, họ thừa sức.
_ Cứ ngồi ăn rồi viết thật nhiều kinh-luật-luận ngụy tạo, trái với kinh - luật gốc để chống phá Đạo Phật ngay từ bên trong, những luận sư gián điệp có làm nổi chuyện ấy không?
_ Thưa, họ thừa khả năng.
_ Vậy, tại sao các con cứ tin bừa, tín bậy để rồi quay sang cấu xé lẫn nhau?
Mồ hôi trên trán của hai chú sadi Nam, Bắc toát ra như tắm. Cả hai lặng người như vừa thoát khỏi cảnh địa ngục vô gián kinh hoàng của những kẻ phá hòa hợp Tăng. Chờ cho hai đệ tử tỉnh hồn trở lại, Sư phụ Trụ trì ôn tồn nhắc nhở:
_ Thầy đã từng nhắc các con không nên đa nghi, nhưng cũng không được mất cảnh giác. Trong thời Phật, các ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Đại Ca Diếp cũng đều từ gốc ngoại học mà thành đệ tử Phật. Thế nhưng bên cạnh họ cũng có rất nhiều các ngoại đạo khác vẫn cố chấp hận thù và luôn tìm mọi cách chống phá Đức Phật và Đạo Phật. Hai con đã nghe cái tên “Vassakāra” bao giờ chưa?
_ Dạ, cúi xin thầy chỉ dạy.
_ Ông ta cũng là một Bà-la-môn, quan đại thần của vua A Xà Thế. Nhiều bài kinh cho thấy Vassakāra cùng với các Bà-la-môn khác không ưa gì Đạo Phật, nhưng Vassakāra có những cách chống phá ngấm ngầm thâm hiểm riêng của mình. Có lần vua A Xà Thế sai ông ta đến hỏi ý kiến Đức Phật về việc tấn công dân thành Vajji hùng mạnh. Đức Thế Tôn không muốn có một cuộc chiến tranh xảy ra cho hai đất nước, và mặc dù Ngài đã tế nhị khuyên ngăn; thế nhưng Bà-la-môn Vassakāra vẫn bộc lộ âm mưu thâm độc của mình để phá hoại kẻ khác. Hai con có biết đó là mưu kế gì không?
Sadi Nam chắp tay:
_ Thưa, hình như, Vassakāra nói kế NGOẠI GIAO VÀ LY GIÁN?
_ Con nhớ không sai! Theo ông Bà-la-môn này thì chỉ có mưu kế giả kết thân rồi từ đó tìm cách phân hóa chia rẽ nội bộ mới làm suy yếu đối phương hùng mạnh, có vậy mới thanh toán họ được. Giờ đây chắc hai con đã hiểu vì sao sự kiện trên lại được nêu lên ngay phần đầu của bài kinh trọng yếu Đại Bát Niết Bàn - bài kinh quan trọng ghi lại những lời dạy cuối cùng của Đức Thế Tôn trước lúc nhập Niết Bàn. Hẳn, Đức Thế Tôn thừa biết Vassakāra và con cháu của ông ta sẽ làm gì với những kẻ dám đòi quyền bình đẳng với giai cấp Bà-la-môn tối thượng của họ.
Hai “đấu sĩ” bất chợt nhìn nhau ngỡ ngàng thảng thốt. Không hẹn mà nên cả hai cùng chắp tay, hướng mắt nhìn lên những tạng kinh Nikāya trên bàn thờ Phật. Biết cả hai đệ tử vừa “hoát nhiên tiểu ngộ”, Sư phụ Trụ trì tiếp giọng:
_ Hai con hãy tự hỏi mình xem: vì sao ngay sau khi Vassakāra vừa cáo lui, Đức Thế Tôn đã tức khắc cho triệu tập tất cả Tỳ-kheo để răn dạy các pháp đoàn kết chúng Tăng? Hãy cùng nhau giải nghi xem: có mối liên hệ gì không khi chính Vassakāra và Sunīdha là hai đại thần của A-xà-thế lo việc chống phá dân thành Vajji, và cũng chính các Tỳ-kheo tại Vajii chứ không phải ai khác là những người đầu tiên gây ra phá hòa hợp Tăng khi họ chế ra mười điều luật mới ngay sau khi Đức Phật vừa nhập diệt một trăm năm? Hai con hãy tự kiểm lại xem, có đáng hổ thẹn không khi cho đến tận bây giờ, những kẻ ngoại học ác tâm noi chí Đại Thiên vẫn có thể ngồi ngoài rung đùi, xoa bụng mỉm cười nhìn các con tiếp tục tranh đua cao thấp?
Cả hai người con đích tôn dòng họ Thích cúi đầu im lặng. Sadi Bắc như chợt nhớ ra điều gì, không dấu được cảm xúc liền buột miệng:
_ Thì ra kinh Đại Bát Niết Bàn nguyên thủy đã bị đổi tên thành kinhDu Hành trong Trường A-hàm để mọi người không quá chú tâm đến nó là vì vậy. Đã thế, nó còn bị thay bằng một bản kinh Đại Bát Niết Bàn khác với rất nhiều sai biệt.
Sadi Nam cũng tỉnh ngộ góp ý:
_ Và chính trong bài kinh “Du Hành” ấy, âm mưu thâm độc dùng kế ngoại giao - ly gián để tiêu diệt đối thủ hùng mạnh của ông Bà-la-môn Vassakāra cũng đã bị lược bỏ. Có vậy mọi người mới không nhận ra thủ đoạn phá hoại nguy hiểm của các tay gián điệp.
Sadi Bắc vẻ trầm tư tự bạch:
_ Vậy mà bấy lâu nay mình cứ tin vào các kinh giả, luật giả, luận dởm; quay lại coi thường phỉ báng Thánh thật, Pháp thật.
Sadi Nam cũng bâng khuâng tự nhủ:
_ Còn mình cũng vô tư tin vào tạng luận và chú giải của các luận sư Bà-la-môn đàng mình, cũng xem lời Phật dạy trong kinh gốc chỉ là thường pháp, là tục đế, không phải chân nghĩa đế. Không ngờ chính mình cũng bị các ông Bà-la-môn gián điệp dùng kế ngoại giao để xỏ mũi.
Sư phụ mỉm cười nhìn hai đệ tử, giọng thanh thản hơn:
_ Lành thay, giờ đây thầy đã phần nào an tâm vì hai con đã biết được điều đáng biết, thấy được điều đáng thấy. Ít nhất, hai con đã hiểu những kẻ phá hoại Phật giáo không quá ngây thơ và đơn giản như các con. Kinh Nikāya đã cảnh giác rất nhiều về điều này, nhưng vì giới hạnh chưa tinh nghiêm nên các con không thể hiểu nó đúng mức, thậm chí có kẻ còn coi thường nó nên phải gặp tai họa. Ngay tại Ấn Độ, Đạo Phật giờ đây chỉ còn là quá khứ, chưa đủ để các con mở mắt ra hay sao? Hãy nhớ, nếu các con chỉ có một đức tin đơn thuần mà không có giới hạnh và trí tuệ đi kèm, thì rồi các con vẫn dễ dàng bị sập hầm sa bẫy, chứ không hơn gì những kẻ si mê cuồng tín khác đâu. 
Nghỉ một hơi lấy sức, Sư phụ Trụ trì nhắc nhở:
_ Đạo Phật là đạo Từ Bi, người Phật tử tin vào quy luật nhân quả và quy luật vô thường, hiểu rằng mọi sự vật đều không có gì trường cửu, cho nên người Phật tử không muốn làm hại ai để tự làm hại mình. Thế nhưng không phải ai cũng có thiện chí với Đạo Phật. Thậm chí có kẻ còn rắp tâm muốn tiêu diệt Đạo Phật bằng bất cứ thủ đoạn nào, kể cả sẵn sàng đóng vai gián điệp để phân hóa biến hoại nó ngay từ bên trong. Đây chính là lý do vì sao các luận sư Bà-la-môn sau này đã tích cực “quy y” theo Phật giáo, nỗ lực kết tập biết bao kinh giả, luật giả; viết thật nhiều luận rởm, sớ rởm; hết lòng xiển dương lắm tông nhiều phái trái với tinh thần gốc. Đã thế, kinh nào, phái nào cũng tối thượng tối tôn và ngấm ngầm chê bai các tông phái khác. Ngêu, sò có cắn nhau, ngư ông mới đắc lợi. Bài học lịch sử về vua An Dương Vương vì quá tin vào ông “con rể” gián điệp Trọng Thủy đến nỗi bị tráo nỏ thần thật bằng nỏ thần giả để rồi lâm vào cảnh mất nước nhà tan, không lẽ các con đã vội quên rồi sao? Cứ nhắm mắt nghe theo lời kẻ khác gây tranh chấp chia lìa anh em, tự làm suy yếu chính mình như vậy, liệu các con có còn thấy mình xứng đáng là đệ tử của một đạo trí tuệ hay không?
Hai chú Sadi Nam, Bắc như bừng cơn mê ngủ. Không ai nhắc ai, cả hai cùng dập đầu sám hối trước Đức Phật và sư phụ rồi quay sang lạy tạ lẫn nhau bỏ qua chuyện cũ.
Chẳng mấy chốc ngôi chùa Phật Gia lại trở về cảnh an vui một nhà như trước. Hội chúng lại đoàn kết thống nhất như xưa. Mọi người nắm tay nhau đồng thanh reo vang:
Vui thay, Phật ra đời!
Vui thay, Pháp được giảng!
Vui thay, Tăng hòa hợp!
Hòa hợp tu, vui thay!  (PC 194)

Hoà Hiệp Đạo Sư

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Oan ba đời, lời ma đạo


Dưới ánh chiều tà, sau khi thiền tịnh độc cư xong, sư Nhỏ từ chỗ ngồi đứng dậy đến bên sư Lớn, chắp tay hỏi:
_ Thưa huynh, câu "Y kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết” nghĩa là gì ạ?
Sư Lớn ngước mặt nhìn trời, cười khẩy:
_ Cứ bám theo kinh mà nói thì không đúng ý Phật. Rời kinh một chữ là ma đang thuyết pháp. Câu này có ý nói: chân lý ở giữa các dòng kinh.
Sư Nhỏ thở dài:
_ Tội nghiệp. Đại huynh đã bị “tẩu hỏa nhập ma”, trúng kế hỏa mù, nhập đường ma đạo mà vẫn không hay biết.
Sư Lớn đỏ mặt tía tai, dứ thẳng hạt chuỗi to bằng trái chanh trước mặt sư Tiểu:
_ Tiểu huynh ngã mạn vừa chứ, tu pháp thấp mà đòi chấp pháp cao, không biết lượng sức mình.
Sư Nhỏ vẫn từ tốn:
_ Đại huynh phải nhớ rõ: trái với chánh pháp là tà pháp, ngược với chánh đạo là tà đạo, và muốn phá chánh kinh thì phải có tà kinh. Chỉ có ma vương mới không muốn phân biệt trắng đen, thiện ác, kinh giả, kinh thật để kéo con Phật xa rời những lời dạy đích thực của Ngài. Chân lý không nằm giữa các câu kinh mà nằm trong Bốn Thánh Đế. Đương nhiên Bốn Chân lý của Bậc Thánh không thể nằm trong tà kinh mà chỉ có trong chánh kinh Nguyên Thủy. Vì vậy, nói cho đúng phải là “Y kinh gián điệp, oan ba đời Phật. Ly kinh Nikaya nửa chữ, tức cùng ma nói”.
Sư Lớn giật mình, hỏi dịu giọng:
_ Còn tạng Luận thì sao?
_ Y luận mà lìa Chánh kinh lại càng điên hơn nữa. Còn ai luận hay hơn Bậc Thiện Thệ Thế Gian Giải? Chẳng lẽ các luận sư theo chân Đấng Điều Ngự Trượng Phu lại giỏi hơn Vị Thầy Trời Người?
Đại sư huynh không nói năng gì, chỉ cúi mình cung tay vái chào vị Thanh Văn tiểu đệ. Từ đó trong chùa không còn tiếng hơn thua tranh cãi.
Sư Huynh
--------------------------
Lời Phật dạy:
“… Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: “Tại trú xứ kia, có một vị Trưởng lão, vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ Trưởng lão, tự thân lãnh thọ;như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư”.
Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh vớiKinh, đem đối chiếu với Luật.
Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Và này các Tỷ kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng.
Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại Giáo Pháp thứ tư, các Ngươi hãy thọ trì” (Xem thêm các Đại Giáo Pháp thứ nhất, thứ hai, thứ ba trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ 1, số 15, trang 618)
Ghi chú: Khi Đức Thế Tôn dạy điều trên, Đạo Phật chỉ có duy nhất tạng Luật Patimokkha và Chín Tạng Thánh Kinh bao gồm Khế Kinh, Ứng Tụng, Ký Thuyết, Phúng Tụng, Không Hỏi Tự Nói, Như Thị Thuyết, Bổn Sanh, Vị Tằng Hữu Pháp, và Phương Quảng.