Dẫn: Kinh “Ðại Bát Niết Bàn” trong Trường Bộ của Nguyên Thủy là bài kinh rất quan trọng ghi lại quảng thời gian cuối cùng lúc Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn. Ngay phần đầu bài kinh này đã ghi lại sự kiện vua A Xà Thế sai Bà-la-môn Vassakāra đến hỏi ý kiến Đức Phật về việc muốn chinh phục xứ Vajji hùng mạnh. Đức Thế Tôn đã tế nhị khuyên ngăn, thế nhưng Bà-la-môn Vassakāra đã bộc lộ kế sách thâm độc ‘ngoại giao và ly gián’ để phá hoại và tiêu diệt xứ Vajji.
Các Bà-la-môn với thâm kế ‘ngoại giao và ly gián’ đã giúp vua A Xà Thế thâu tóm tám bộ tộc Vajji hùng mạnh, thì với kế sách này các tổ sư Bà-la-môn gián điệp giả quy y theo Phật giáo cũng đã xé nát Phật giáo thành tám vạn bốn ngàn mảnh, với hàng ngàn các kinh-luật-luận cải biến khác nhau.
Học bài học lịch sử không bao giờ thừa, học bài học trong Chánh Kinh Phật dạy càng quan trọng hơn nữa. Xin mời mọi người đọc kỹ lại trích đoạn phần đầu bài kinh “Ðại Bát Niết Bàn” để biết tin theo Tam Bảo nào.
“… Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Vassakāra, đại thần nước Magadha:
- Này Bà-la-môn, một thời Ta sống ở Vesāli tại tự miếu Sārandada, Ta dạy cho dân Vajjī bảy pháp bất thối này. Này Bà-la-môn, khi nào bảy pháp bất thối được duy trì giữa dân Vajjī, khi nào dân Vajjī được giảng dạy bảy pháp bất thối này, thời Bà-la-môn, dân Vajjī sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Khi được nói vậy, Bà-la-môn Vassakāra, đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, nếu dân Vajjī chỉ hội đủ một pháp bất thối này, thời dân Vajjī nhất định được cường thịnh, không bị suy giảm, huống nữa là đủ cả bảy pháp bất thối. Tôn giả Gotama, Ajātasattu Vedehiputta, vua nước Magadha không thể đánh bại dân Vajjī ở chiến trận TRỪ PHI DÙNG NGOẠI GIAO HAY KẾ LY GIÁN. Tôn giả Gotama, nay chúng con phải đi, chúng con có nhiều việc và có nhiều bổn phận.
- Này Bà-la-môn, Người hãy làm những gì Người nghĩ là hợp thời.
Bà-la-môn Vassakāra, vị đại thần nước Magadha hoan hỷ, tán thán lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy và từ biệt.
6. Khi Bà-la-môn Vassakāra ĐI CHƯA BAO LÂU, Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda:
- Này Ānanda, hãy đi và tập họp tại giảng đường tất cả những vị Tỷ-kheo sống gần Rājagaha (Vương Xá).
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ānanda vâng theo lời dạy Thế Tôn, đi tập họp tất cả những vị Tỷ-kheo sống gần Vương Xá rồi đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, đứng một bên và bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Tăng đã tu họp. Bạch Thế Tôn, Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là hợp thời.
Rồi Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến giảng đường, ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn và nói với các vị Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bảy pháp bất thối. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Những vị Tỷ-kheo ấy trả lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
- Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỷ-kheo thượng tọa những vị này là những vị giàu kinh nghiệm, niên cao lạp trưởng, bậc cha của chúng Tăng, bậc thầy của chúng Tăng và nghe theo lời dạy của những vị này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thành một đời sống khác, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo thích sống những chỗ nhàn tịnh, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tự thân an trú chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở, được sống an lạc, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm”
* Thừa tự Pháp trích lục:
Này con cháu Bà-la-môn phát triển, các người có biết kế sách “NGOẠI GIAO và LY GIÁN” là gì không? Nó đã tiêu diệt dân Vajji như thế nào không?
Các dịch giả phương Bắc có thâm ý gì không khi đổi tên kinh "Đại Bát Niết Bàn" thành kinh "Du Hành" trong Trường A Hàm, và kế sách "ngoại giao và ly gián" của Bà-la-môn Vassakara đã bị lược bỏ?
Các dịch giả phương Bắc có thâm ý gì không khi đổi tên kinh "Đại Bát Niết Bàn" thành kinh "Du Hành" trong Trường A Hàm, và kế sách "ngoại giao và ly gián" của Bà-la-môn Vassakara đã bị lược bỏ?
Theo chánh kinh và sử liệu, vua Ajātasattu đã kiên trì thực hiện theo kế sách “ngoại giao và ly gián” của Bà-la-môn Vassakāra trong vòng 3 năm. Vua Ajātasattu một mặt giả kết thân để dân Licchavi không nghi ngờ, mặt khác đã cài các gián điệp vào giữa dân chúng Licchavi để gây chia rẽ và làm suy thoái 8 bộ tộc Licchavi. Sau đó Ajātasattu đã xâm lăng và thâu tóm toàn bộ xứ Vajjis (Bạt-kỳ).
Ngay trong bài kinh Cỏ Rơm (S.ii,267), Đức Thế Tôn cũng đã tiên tri về sự hủy diệt của dân Vajji do từ sự phóng dật của họ. Tất nhiên, Đức Chánh Biến Tri cũng thừa biết Bà-la-môn Vassakāra và con cháu của ông ta sẽ làm gì với một giáo phái phát triển mạnh mẽ đến độ làm lung lay sự tồn tại của Bà-la-môn giáo. Chính vì thế sự kiện ‘ngoại giao và ly gián’ mới được nêu lên ngay phần đầu của bài kinh Pali quan trọng Đại Bát Niết Bàn để cảnh giác các con Phật. Đáng tiếc thay nó đã không được mọi người lưu tâm đúng mức.
Hỡi các Phật tử, ngay thời Phật đã có các ngoại đạo sư giả danh quy y theo Phật giáo để phá hoại Tam Bảo, chẳng lẽ sau khi Phật nhập diệt, Đại Thiên Mahadeva và các tổ sư gốc Bà-la-môn lại sợ các người nên không dám giả quy y, không dám phân hóa Tăng đoàn? Chẳng lẽ họ quá sợ các người đến độ không dám đưa vào các kinh-luật-luận ngụy tạo nhằm chia rẽ Phật giáo thành tám muôn bốn ngàn mảnh?
Vì sao ngay sau khi Bà-la-môn Vassakāra cáo lui, Đức Thế Tôn đã tức khắc cho triệu tập tất cả chúng Tỷ-kheo để răn dạy về các pháp đoàn kết chúng Tăng, răn dạy thêm các pháp giúp Diệp Pháp trường tồn?
Vì sao trong thời Đức Phật còn hiện tiền, Đạo Phật thống nhất trong cùng một Chân Lý Bất Di Bất Dịch, thế nhưng sau này các tổ sư gốc Bà-la-môn du nhập kinh-luật-luận mới, Phật giáo lại bị chia thành tám muôn ngàn chúng với tám vạn pháp tu khác nhau?
Luật Bồ-tát giới phổ biến sau này có phải là luật mới không, có tôn vinh Đại Thừa, miệt thị Tiểu Thừa không? Những ai tin theo giới luật mới, hình thành nên những hội chúng khác biệt, có phải đã mang trọng tội vô gián phá hòa hợp Tăng không?
Luật gốc Pātimokkha có bị xem thường, thậm chí hủy bỏ ở một số hội chúng không? Nhìn vào thực tế, giới hạnh Tăng chúng có bị suy giảm không? Các tu sĩ ngày nay thích sống chỗ nhàn tịnh hay chỗ đông vui đô hội? Có thích tu thiền hay múa hát, xem văn nghệ?
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn gốc, còn nhiều Pháp giúp Tăng chúng không thối chuyển khác. Các tu sĩ có biết các pháp này không?
Tóm lại mỗi người con Phật phải tỉnh giác nhận chân thực giả, chánh tà mới mong thoát khỏi bẫy sập nguy hiểm của các ác ma trong cuộc đấu tranh ý thức hệ tôn giáo.
Thích Chánh Tam Bảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét