Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

DẠI THỪA KINH


DẪN: Thì ra Đức Phật Thích Ca trong kinh nguyên thủy NIKAYA có nói đến các kinh văn Đại Thừa và các 'bồ-tát' thọ trì các kinh ấy. Mời đọc đoạn đối thoại dưới đây sẽ rõ...

Tiểu Thiên: _ Này dại nhân, ngay trong kinh điển nguyên thủy Nikaya, Đức Thế Tôn cũng có lưu ý giới thiệu về các kinh văn xuất hiện sau này, như kinh Niệu Pháp Điên Hoa, kinh Bịa Tạng Vương Bồ Tát, kinh Hoa Nghi... nữa đấy!
Dại Nhân: _ Có thế chứ. Tám vạn bốn ngàn pháp môn kia mà. Thời nào phải có kinh đó.
Tiểu Thiên: _ Và Ngài còn tiên tri chính xác rằng có một số chúng sanh căn duyên đặc biệt mới tin và thọ trì được những kinh điển như vậy.
Dại Nhân: _ Pháp nhĩ như thị. Trình độ nào phải có pháp đó. Hàng đại căn, đại tuệ phải có riêng pháp thượng căn thượng trí, không thể lẫn lộn được. À, mà Đức Phật dạy như thế nào?
Tiểu Thiên: _ Ngài dạy rằng: “Lại nữa, này các Tỷ-kheo, sẽ có những Tỷ-kheo trong tương lai thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập. Do thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, khi họ thuyết về Thắng pháp hay về Quảng thuyết (Trí giải luận), họ rơi vào hắc pháp, không có thể giác ngộ rõ ràng…
đối với các kinh tạng do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi các kinh ấy được thuyết giảng, họ không có nghe, họ không có lắng tai, họ không an trú tâm liễu giải, họ không nghĩ rằng các kinh ấy cần phải học tập, cần phải học thuộc lòng.
Còn những kinh điển do các thi sĩ làm, những bài thi, với những chữ văn hoa, với những câu văn hoa, thuộc ngoại điển do các đệ tử thuyết, trong khi các kinh ấy được thuyết giảng, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ lóng tai, họ an trú tâm liễu giải. Các pháp ấy, họ sẽ nghĩ cần phải học tập, cần phải học thuộc lòng.
Này các Tỷ-kheo, đây là do Pháp ô nhiễm, nên Luật ô nhiễm; do Luật ô nhiễm, nên Pháp ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ tư… thứ năm về tương lai, nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai, các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, các Thầy cần phải tinh tấn để đoạn tận sợ hãi ấy” (Kinh Tăng Chi 2, Chương 5, trang 480).
Dại Nhân: _ Ông đúng là lão trời con oan gia, chỉ thích “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết”.
Tiểu Thiên: _ Có như vậy mới vất bỏ được những “con sâu làm rầu nồi canh”, mới ném đi những con trùng trong lông sư tử và tẩy sạch được những vết nhơ cho đạo pháp.
TIỂU PHẠM THIÊN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét