DẪN: Như được biết,
kinh Nikaya tiếng Việt do HT Thích Minh Châu dịch từ nguyên bản chữ
Pāli, do vậy theo xếp loại khoa học, đây là bản kinh cấp 2 <Pāli
--> Việt>.
Cũng theo nguyên tắc
khách quan khoa học, bản kinh Nikaya Việt của HT Minh Châu đáng tin cậy
hơn bản kinh A Hàm Việt của Bắc Tông. Vì sao? Vì bản A Hàm Việt của
Bắc Tông là kinh cấp 3, vì qua 3 lần phiên dịch <Sanskrit --> chữ
Hán --> chữ Việt>. Thực tế "Tam sao thất bổn" có nghiã
là ba lần sao chép thì đã mất đi ý nghĩa gốc.
Sau này Đại Thừa lập
lờ đánh lận con đen, in ngoài bìa kinh A Hàm là dịch từ chữ Pāli.
Thực ra đây là kiểu lấp liếm nhằm đánh lừa người khác. Bài so sánh
hai bản kinh tương đương trong Pali và A Hàm dưới đây cho thêm minh chứng
về sự khác biệt của hai tạng kinh này.
Phân tích so sánh
P106.
Kinh Bất Động Lợi Ích &
A75. Kinh Tịnh Bất Động Đạo
A75. Kinh Tịnh Bất Động Đạo
Chánh kinh Pāli: (Lời ngài
Ananda bạch Đức Thế Tôn) “-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn!
Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Chính mười y cứ sự này sự kia, bạch Thế Tôn, sự
vượt thoát dòng nước mạnh đã được Thế Tôn nói lên. Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào
là Thánh giải thoát?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ
tử suy nghĩ như sau: “Những dụchiện tại và những dục tương lai,
những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, những sắc pháp hiện
tại và những sắc pháp tương lai, những Bất động tưởng, những Vô
sở hữu xứ tưởng, và những Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, cái
gì thuộc tự thân, là tự thân. Ðây là bất tử tức là tâm giải thoát không
thủ trước”. Này Ānanda, đây là đạo lộ về lợi ích Bất động được Ta thuyết
giảng, đạo lộ về lợi ích Vô sở hữu xứ được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích
Phi tưởng phi phi tưởng xứ được Ta thuyết giảng, là sự vượt qua dòng nước mạnh
do y cứ sự này sự kia được Ta thuyết giảng, Thánh giải thoát được Ta thuyết
giảng.”
Tà kinh A Hàm: “Đức Thế Tôn đáp: “Này A-nan, Đa văn
Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Dù là dục của đời này hay dục của đời sau,
dù là sắc của đời này hay là sắc của đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay
là dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay là sắc tưởng của đời
sau và bất động tưởng, vô sở hữu tưởng, vô tưởng tưởng, tất cả các tưởng ấy đều
là pháp vô thường, khổ và diệt, đó là hữu thân. Nếu là hữu
thân thì đó là sanh, đó là già, đó là bệnh, đó là chết.
“Này A-nan, nếu có pháp
này thì diệt trừ tất cả, không để lưu dư,không để có trở lại. Như
vậy thì không sanh, không già, không bệnh, không chết.”
Phân tích: Theo chánh kinh Pali,
ngài Ananda và các Tỳ-kheo sau khi nghe xong Đức Thế Tôn thuyết về
mười căn cứ sự giúp Tỳ-kheo vượt thoát dòng nước khổ ưu, ngài đã
hỏi Phật về Thánh Giải Thóat. Đức Phật đã trả lời về Tâm Bất Động
không chấp thủ trước các pháp như trích dẫn ở trên.
Trong khi
đó A Hàm thật
vô lý, các pháp “bất động tưởng, vô sở hữu tưởng, vô tưởng tưởng”, tất cả đều
là “tưởng” thì làm sao đó là pháp “hữu thân” cho được!
Còn nếu hiểu ‘hữu thân” là “có thân”
lại càng chết, vì “nếu có pháp này thì diệt trừ tất cả, không để lưu dư…”
có nghĩa rằng thì là phải trừ diệt hữu thân để không còn sanh, không già, không
bệnh, không chết
ư? Bụt A Hàm dạy vừa khác với Đức Phật Thích Ca trong chánh kinh
Pali vừa nguy hiểm quá.
So sánh bấy
nhiêu cũng đủ cảnh giác với các kinh A Hàm rồi.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU HỌC PHẬT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét