Tổ Bá Trượng chỉ dại: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (một ngày không làm, một ngày không ăn)
Thế nhưng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy trong Tăng Chi Bộ Kinh
] Trích kinh Người Bạn, tập 2, Chương 5, XV. Phẩm Tikandaki:
1. - Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không đáng được làm bạn. Thế nào là năm?
2. Bảo làm việc đồng áng; ưa thích kiện tụng; chống đối các Tỷ-kheo lãnh đạo; sống đời sống không có mục đích, kéo dài đời sống như vậy; không có khả năng thỉnh thoảng trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với một bài thuyết pháp.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không đáng được làm bạn.
3. - Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được làm một người bạn. Thế nào là năm?
4. Không bảo làm việc đồng áng; không ưa thích kiện tụng; không chống đối các Tỷ-kheo lãnh đạo; không sống đời sống không có mục đích, không kéo dài đời sống như vậy; có khả năng thỉnh thoảng trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với một bài thuyết pháp.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được làm bạn
] Trích kinh Thời Giải Thoát, tập 2, Chương 5, XV. Phẩm Tikandaki:
“1. - Có năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng được thời giải thoát. Thế nào là năm?
2. Ưa thích làm việc (về thân), ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ, ưa thích hội chúng, không quan sát tâm như đã được giải thoát...””
] Trích kinh Sự Sợ Hãi Trong Tương Lai (4), Tăng Chi tập 2, Chương 5, VIII. Phẩm Chiến Sĩ:
“6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, sẽ có những Tỷ-kheo trong tương lai sống liên hệ với các người có hệ lụy đến khu vườn, với các Sa-di. Khi sống liên hệ với các người có hệ lụy đến khu vườn và với các Sa-di, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi là họ sẽ sống và tận hưởng các vật liệu cất chứa, và họ sẽ làm các thô tướng đối với đất đai và đối với các sản phẩm trồng trọt.
Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ năm về tương lai, hiện nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai. Các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, các Thầy cần phải tinh tấn để đoạn tận sự sợ hãi ấy.
Trầm tư tri kiến: Người tu sĩ có đạo lộ của người tu sĩ, có công việc của người tu sĩ, đó là chiến đấu với chính mình để giải thoát chính mình, rồi sau mới cứu độ cho người khác. Muốn vậy, người tu sĩ phải 24/24 giờ luôn chánh niệm tỉnh giác, không một phút giây ngơi nghỉ.
Các Tổ Đại thừa tu sai đường, không biết cách tu tập theo đúng Chánh đạo của Đức Phật Thích Ca nên sợ các đệ tử không có việc gì làm, nhàn cư vi bất thiện, mới kéo lui đệ tử trở lại công việc thế tục để kiếm tiền bỏ ống, như: làm ruộng, làm vườn, làm nhang đèn, làm đậu hũ, làm tương chao, làm thợ hồ, thợ thêu, thợ máy v.v… và v.v…
Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới, có Thiện Tài Đồng Tử làm trái lời Phật Thích Ca, đi học đủ mọi thứ trên đời, đến ông thày thứ 53 là coi như xong… “tam muội”. Có người nhạo đó là ba thứ muội: muội Kinh, muội Luật, muội gián điệp. “Muội” ở đây là mê muội, dại khờ.
Rõ ràng một Tỷ-kheo ưa thích làm việc (về thân) phải bị thối đọa, hoặc nếu bảo làm việc đồng áng thời không đáng được làm bạn, chứ đừng nói gì làm Thầy Tổ, làm Đạo sư. Cho nên có người nói rất đúng “Quan dần thì dân khổ. Thầy Tổ đần thì con Thầy Tổ khổ”.
Đời đã khổ vì sanh, già, bệnh, chết giờ lại càng khổ thêm vì ngu đần, mê muội. Nói “khổ khổ” là vì thế! Khổ thật!
{{{
" KINH KIM CANG, Đại Thừa
“Trưởng lão Thiện hiện, gọi là Phật pháp thì Như Lai nói là phi Phật pháp, thế nên Như Lai nói là Phật pháp.” (đoạn 10)
“Trưởng lão Thiện hiện, nếu phước có thật thì Như Lai đã không nói phước nhiều, nhưng vì phước ấy thật là phi phước, thế nên Như Lai nói là phước nhiều.” (đoạn 34)
“Trưởng lão Thiện hiện, Bồ tát hãy nên bố thí như thế: không ở đâu cả. Tại sao như vậy, vì nếu Bồ tát không ở đâu cả mà làm bố thí thì được phước đức không thể lường được.” (Nguồn Internet)
" Trầm tư so sánh “KINH CANG KIM 9.9”, Dại (có) thừa:
Trưởng lão Dại Thiệt, gọi là Đại pháp thì Như Nai nói là phi Đại pháp, thế nên Như Nai nói là Đại pháp. Cho nên rằng thì là chẳng có cái quái gì là Đại pháp, chẳng qua là bị lừa cả đám, thành lừa cả lũ (đoạn 10)
Trưởng lão Dại Thiệt, nếu tội có thật thì Như Nai đã không nói tội nhiều, nhưng vì tội ấy thật là phi tội, thế nên Như Nai nói là tội nhiều. Cho nên rằng thì là kẻ nào cướp cứ cướp, giết cứ giết, hiếp cứ hiếp; tội thành phi tội, phi tội nhưng nói có tội vậy thôi, vô phân biệt (đoạn 34)
Trưởng lão Dại Thiệt, Bồ ác hãy nên tàn sát như thế: không chừa đâu cả. Tại sao như vậy, vì nếu Bồ ác không chừa đâu cả mà làm tàn sát thì được phi tội không thể lường được. Cho nên rằng thì là Kinh Cang Kim 9.9 là kinh hoàng… đế, kinh khủng… bố, kinh thật đấy! Chắc thực không hư ngụy! (đoạn..)!
{
] KINH NGUYÊN THUỶ, Tiểu Thừa
"Ngươi đâu phải pháp trụ,
Xử sự quá chuyên chế,
Bậc trí cần phân biệt
Cả hai chánh và tà!" (PC 256)
Xử sự quá chuyên chế,
Bậc trí cần phân biệt
Cả hai chánh và tà!" (PC 256)
“Ai tin tưởng Chánh pháp
Của bậc A-la-hán,
Pháp ấy khiến đạt được,
Niết-bàn (chơn an lạc),
Khéo học, không phóng dật,
Minh nhãn khéo phân biệt,
Nhờ hành trì như vậy,
Vị ấy được trí tuệ” (S.i,218)
Của bậc A-la-hán,
Pháp ấy khiến đạt được,
Niết-bàn (chơn an lạc),
Khéo học, không phóng dật,
Minh nhãn khéo phân biệt,
Nhờ hành trì như vậy,
Vị ấy được trí tuệ” (S.i,218)
Cả hai pháp, phi pháp,
Kết quả không giống nhau;
Phi pháp, dẫn địa ngục,
Pháp đưa đến cõi lành(Kệ số 303, Thera. 35)
Kết quả không giống nhau;
Phi pháp, dẫn địa ngục,
Pháp đưa đến cõi lành(Kệ số 303, Thera. 35)
] Trích Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, 105, Trung Bộ 3
“… Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh nói năng như người bất chánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh nói lời nói láo, nói lời hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm…
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh có tà kiến như người bất chánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh có tà kiếnnhư sau: "Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có cha, không có mẹ, không có loại hóa sanh. Ở đời, không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh đã tự mình chứng đạt với thượng trí đời này và đời khác, và truyền dạy lại".. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh có tà kiến như người bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người bất chánh bố thí như người bất chánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh bố thí một cách vô lễ, bố thí không phải tự tay, bố thí không có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật không cần dùng, bố thí không nghĩ đến tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh bố thí như người bất chánh.”
Trầm tư tri kiến:
Bậc vô trí không phân biệt cả hai chánh và tà.
Vô minh không phân biệt, vì hành trì như vậy, kẻ ấy bị tà tuệ.
Kẻ bất chánh nói hai lưỡi chánh thành tà, tà thành chánh, phước thành vô phước, vô phước thành phước, bố thí thành không bố thí… lươn lươn lẹo lẹo, đảo đảo điên điên như lưỡi rắn hai đầu.
CHÁNH PHÁP TĂNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét