Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

THIỀN TÔNG PHẢI PHẢN QUANG TỰ KIỂM ĐỂ KHÔNG ĐỌA ĐỊA NGỤC VÌ TÀ KIẾN


Trong phần đầu bài viết “Tranh Chăn Trâu”, thiền sư Thích Thanh Từ dạy như sau: “Người đạt lý Thiền thì siêu vượt cả hình thức tôn giáo, vượt cả tư cách thông thường của con người, giống như chim bay trong hư không, qua rồi không để lại dấu vết. Còn người chấp sự thì kẹt câu lầm lời, như rùa bò kéo lê cái đuôi. Ví dụ có người hỏi Tổ Lâm Tế: "Thế nào là Phật?”. Ngài đáp: "Cục cứt khô”. Qua lời đáp này, đối với người thông thì biết Tổ dùng lời để phá chấp danh từ ngôn ngữ của người mê, nên không kẹt. Nhưng đối với người không thông thì chấp lời văn, cho rằng Tổ thô lỗ, bất kính Phật. Cũng giống như rùa bò ở chỗ đất sình đuôi nó kéo lết dưới đất, đi tới đâu cũng kéo một lằn, không thoát khỏi dấu vết”.
] Phản chiếu:
-- Theo lý Thiền siêu việt và gương Tổ sư siêu phàm như trên, nếu có ai hỏi: “Thế nào là Tổ sư Lâm Tế và Thiền sư Thích Thanh Từ?”, người đắc thiền phải đáp: “Cục cứt ướt và con chó điên”.
Người khác hỏi: “Thế nào là người đắc thiền?”. Người không đắc thiền nhưng tuân theo hạnh Tổ, nương theo lý Thiền buộc phải trả lời: “Cẩu đẻ”.
Qua lời đáp này, đối với người thông thì biết người đắc thiền và người không tu thiền dùng lời để phá chấp danh từ ngôn ngữ của người mê, nên không kẹt. Nhưng đối với người không thông thì chấp lời văn, cho rằng người đắc thiền và kẻ không tu thiền thô lỗ, bất kính Tổ và Thiền sư. Cũng giống như rùa bò ở chỗ đất sình đuôi nó kéo lết dưới đất, đi tới đâu cũng kéo một lằn, không thoát khỏi dấu vết.
Như vậy, dù thông hay không thông cũng hiểu thêm một “triết lý thâm sâu” nữa của Thiền Tông: biết dạy cho người khác mắng chửi mình, đạo sư và tông phả của mình - đó mới là ông Tổ triệt ngộ.
-- Còn theo tư-cách-thông-thường-của-con-người, nếu có ai hỏi: “Thế nào là Phật?”; người không-siêu-vượt-hình-thức-tôn-giáo phải trả lời: “Như Lai Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”.
Qua lời đáp này, đối với người thông tất hiểu rõ mười danh hiệu của Đức Thế Tôn và sẽ có thân - miệng - ý cung kính thích ứng đối với Bậc Ân Sư hy hữu vĩ đại. Nhưng đối với người không thông có thể hỏi tiếp: “Mười danh hiệu này như thế nào?”.
Người không-phá-chấp-danh-từ-ngôn-ngữ đáp: “Hãy giữ giới hạnh thanh tịnh và cẩn trọng đọc kinh Nikaya sẽ biết! Ngoài ra, trong tạng kinh này, Đức Phật cũng đã chỉ rõ những kẻ có các danh hiệu khác cần phân biệt rõ ràng.
Ví dụ: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người mù? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có mắt để có thể với mắt như vậy, thâu hoạch được tài sản chưa được thâu hoạch hay làm cho tăng trưởng tài sản đã được thâu hoạch; không có mắt để có thể với mắt như vậy, biết được pháp thiện và pháp bất thiện, có tội và không tội, pháp liệt và thắng, pháp thuộc thành phần đen và trắng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người mù.” (Tăng Chi tập 1, trang 229).
Và trong kinh Tăng Chi tập 2, trang 579, những kẻ không biết phân biệt đúng các pháp còn được mang danh hiệu ám độn ngu si”. 
Lại nữa, trong kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, Trường Bộ 2, Đức Phật đã chánh biến tri danh hiệu của các “vị” khác nữa: “Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có mười tuổi, không có phân biệtmẹ hay bá mẫu hay thúc mẫu, vợ con của sư trưởng, chị dâu của cha. Thế giới rơi vào thông dâm như dê, gà, heo, chó và chó rừng (Đương nhiên, lúc này, loài người đều siêu vượt cả hình thức tôn giáo, vượt cả tư cách thông thường, không còn bị mắc kẹt, chấp sự phân biệt “Tổ sư Lâm Tế - Thiền sư Thích Thanh Từ” với “cục cứt ướt và con chó điên” gì cả).
Chính vì thế, còn danh xưng nào thích hợp hơn những danh hiệu này: “Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, (vẫn) không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy [Tương Ưng tập 3, trang 251, bài kinh số 113 này sắp sau kinh (S.iii,137)]”
Đến đây đã quá rõ ràng! Thế nhưng nếu những người tu thiền không chịu “bất lập văn tự, trực chỉ chân tâm”, không muốn thực hành theo đạo vô phân biệt của mình, mà lại muốn khởi nghi tình để gắn sừng cho thỏ, vẽ lông cho rùa, phân bua phải trái đúng sai theo kiểu nhị thừa, thì người chấp vào kinh văn có thể bỏ qua một bên, không cần thiết phải trả lời, cũng “giống như chim bay trong hư không, qua rồi không để lại dấu vết”.
Có chăng, chỉ cần nhắc pháp môn này là “Hồi Quang Phản Chiếu” để ai đó biết “hồi đầu thị ngạn” tự cứu lấy mình, may ra có thể thoát khỏi địa ngục vì tội tà kiến xúc phạm Thánh Nhân.
_________________
Ghi chú
Kinh “Tôn Giả Kimbila” (Tăng chi tập 3, trang 97-99)
“Như vầy tôi nghe: Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbila, tại rừng Trúc. Rồi Tôn giả Kimbila đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không còn tồn tại lâu dài?
- Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống không cung kính, không tùy thuận Pháp; sống không cung kính, không tùy thuận chúng Tăng; sống không cung kính, không tùy thuận học pháp; sống không cung kính, không tùy thuận không phóng dật; sống không cung kính, không tùy thuận tiếp đón.
Này Kimbila, đây là nhân, đây là duyên khiến cho khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp không tồn tại lâu dài.
Do nhân gì, do duyên gì khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?
- Ở đây, này Kimbila, khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận Pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận Học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp được tồn tại lâu dài” <Hết trích>
] Ý KIẾN CHÁNH BỐN THIỀN: 
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy như thế, nhưng những người con đời sau tin Ngài nhưng tin luôn cả những “tổ sư gián điệp”. Cho nên những tệ tử này nhắm mắt tin luôn theo đạo “vô chấp”, “vô tướng”, “vô tự”, “vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo”, “vô chứng, vô đắc”, “vô phân biệt” tất cả. 
Nhưng họ lại có nhiều thứ phải phân biệt: có Bát Nhã Ba La Mật mà ba đời chư Phật còn phải y theo (?), có thiền láo, thiền hỗn, thiền võ, thiền say, thiền bút, thiền ôm, thiền ấp, thiền lười v.v… và v.v...
Nguy hại nhất trong những tà thiền, tà hạnh đó là họ đã bất kính đối với cả bậc Đạo Sư thiêng liêng đáng kính. Đối với họ, Diệu Pháp đã biến mất từ khi có “giáo ngoại biệt truyền”
CHÁNH BỐN THIỀN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét