Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

BỤT A HÀM CHỬI NGƯỜI VÔ LÝ


DẪN: Trong chánh kinh Pali, Đức Phật luôn nhắc nhở Phật tử phải biết sợ hãi những điều đáng sợ hãi (sợ hãi việc ác, nhân quả, phá giới, địa ngục...), và không sợ hãi những việc không đáng sợ hãi (ví như mê tín dị đoan, lời đồn nhảm...)

Thế nhưng trong A Hàm cải biên, Bụt Đại Thừa thật vô lý, chửi đệ tử và thiên hạ một cách hàm hồ. So sánh hai bài kinh tương trong Pali và A Hàm sẽ thấy

Phân tích so sánh
Chánh kinh "Đa Giới" (số 115, Trung Bộ Pali)vàTà kinh "Đa Giới" (số 181, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: -- “Này các Tỷ-kheo”. – “Bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí (pandita). Phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí…”
Tà kinh A Hàm: Rồi Tôn giả A-nan vào lúc xế chiều, từ tĩnh tọa dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi đứng sang một bên, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, hôm nay con một mình trong tịnh thất, tĩnh tọa tư duy, tâm khởi lên ý nghĩ này: “Những ai có sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ không phải từ trí tuệ”.
Thế Tôn nói rằng: “Thật vậy, A-nan, những ai có sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ không phải từ trí tuệ.”
Phân tích: Ở đây, không phải vô cớ các dịch giả gián điệp hoán chuyển người nêu vấn đề: một đàng trong Pāli Phật chủ động chỉ dạy cho các Tỳ-kheo, còn trong A Hàm là ông A-nan bạch với Phật.
Và hầu hết trong tà kinh A Hàm, rất nhiều lần Bụt A Hàm chỉ biết nói theo đệ tử hoặc người khác một cách vô lý, chứ không chủ động dạy dỗ thích đáng như vị Thầy Trời Người trong Pāli!
Muốn biết tường tận hãy cẩn thận so sánh tiếp…
***
Chánh kinh Pāli: “Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn: -- Ðến mức độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu?”
-- Cho đến khi, này Ānanda, Tỷ-kheo thiện xảo về giới, thiện xảo về xứ, thiện xảo về duyên khởi và thiện xảo về xứ phi xứ, cho đến mức độ như vậy, này Ānanda, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu”.”
Tà kinh A Hàm: “Này A-nan, trong thời hiện tại, những ai có sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ không phải từ trí tuệ.
“Này A-nan, đó gọi là, ngu si có sợ hãi, trí tuệ không sợ hãi; ngu si có vấp ngã, tai hoạn, ưu não; trí tuệ không có vướng tai hoạn, ưu não.
“Này A-nan, những ai có sợ hãi, vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng có thể tìm thấy nơi ngu si chứ không phải nơi trí tuệ.
Lúc bấy giờ, Tôn giả A-nan buồn rầu, khóc lóc, nước mắt chảy, chấp tay hướng về Đức Phật, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, thế nào là Tỳ-kheo ngu si, không phải trí tuệ?”
Thế Tôn đáp rằng: “Này A-nan, nếu có Tỳ-kheo nào không biết giới, không biết xứ, không biết nhân duyên, không biết thị xứ phi xứ. A-nan, Tỳ-kheo như vậy là ngu si, không phải trí tuệ”.”
Phân tích: Trong Pali, sau khi nghe Phật dạy xong ngài Ananda mới thưa hỏi tiếp.  về vị ‘Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu’. Và Đức Phật đã trả lời đầy đủ.
Trong khi Chánh kinh Pāli ngài A-nan hỏi về vị “Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu" và câu trả lời của Phật là sự chỉ dạy xác đáng, cụ thể.
Trái lại với câu hỏi và câu trả lời trong A Hàm tức khắc biến rất nhiều người trở thành ngu si, không có trí tuệ vì cái tội “không biết giới, không biết xứ, không biết nhân duyên, không biết thị xứ phi xứ”. Những ai là Phật tử biết được những điều này? Hẳn nhiên những người ngoài Phật giáo làm sao biết được. Tất cả họ cũng bị Bụt A Hàm rủa là ngu chăng?
Mọi người biết điều này có tức Bụt A Hàm và Phật giáo không? Mấy kẻ gian manh sàm tấu điều này cho các vua quan không ưa Phật giáo thời các Tăng Ni có được yên với họ không? Biết bao lời ca ngợi, tôn vinh của mấy ông con Phật dành cho các tổ sư gián điệp gốc Bà-la-môn có trở nên “ngu si, không phải trí tuệ” không?
Chắc hẳn ông A-nan A Hàm đã dự cảm trước điều về điều này cho nên ông vừa nghe Phật nói xong về sự sợ hãi vì ngu si nên mới “buồn rầu, khóc lóc, nước mắt chảy”? Các dịch giả A Hàm gắn thêm những giọt nước mắt này cho ông A-nan chẳng khác nào tố cáo chính ông là đối tượng của câu quở trách nên mới sầu khổ, sợ hãi như thế.
Nhưng ông Bụt A Hàm cũng ác quá, nói chi cho đệ tử phải “buồn rầu, khóc lóc, nước mắt chảy”. Hay Bụt A Hàm không có Tha Tâm Thông, không biết tâm địa của đệ tử nên vẫn vô tâm nói chạm đúng tâm can của ông A-nan khiến ông phải rơi lệ? Những ai tin A Hàm nghĩ kiểu nào cũng kẹt và oan cho thầy trò Cù-đàm. Nói oan vì trong Pali, Đức Phật và ngài Ananda không bao giờ có thái độ hành vi như vậy.
Thế mới biết, một mũi tên bịa đặt chỉ cần bẻ ngoặt theo chiều hướng khác là bắn được một lúc hai con chim lớn và một loạt các con chim nhỏ tin theo. Mấy kẻ bóp méo kinh văn Nguyên Thủy và tin theo A Hàm cải biến hẳn đều thuộc loại có “trí tuệ không sợ hãi” địa ngục là gì!
***
Chánh kinh Pāli: “Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân ác hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện này không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một thân ác hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra…" (Tương tự với khẩu ác hành, ý ác hành. Ks CTD)
Tà kinh A Hàm: “A-nan, nếu ai có thân ác hành, khẩu và ý ác hành mà thọ lạc báo, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai có thân ác hành, khẩu và ý ác hành mà thọ khổ báo, trường hợp này tất có.
“A-nan, nếu ai có thân diệu hành, khẩu và ý diệu hành mà thọ khổ báo, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai có thân diệu hành, khẩu và ý diệu hành mà thọ lạc báo, trường hợp này tất có.”
Phân tích: Trích đoạn kinh Pāli trên là lời dạy hợp lý của Đức Thế Tôn: nói chung một thân-khẩu-ý ác phải sanh ra quả báo bất an khổ lụy, tuy nhiên có khi do nhân quả dị thục không cùng thời nên dùng từ “có thể”là xác đáng.
Ngược lại điều cải biên của A Hàm không đúng hoàn toàn với thực tế khiến câu khẳng định của Bụt A Hàm trở nên phi lý và phiến diện.
Một ông vua không tin Phật đang được các cung phi hầu hạ, ra lệnh bắt mấy ông sư bà ni ra đánh đòn rồi hỏi: “Ta đánh đập các ngươi nhưng Ta có hoàn toàn đang hưởng lạc thọ được không? Các ngươi có thân, khẩu, ý diệu hành có hoàn toàn thọ lạc báo không?”. Hẳn các ông sư bà ni tin A Hàm chỉ còn có nước cúi đầu im lặng.
***
Chánh kinh Pāli: (Không có đoạn tương đương)
Tà kinh A Hàm: “A-nan, nếu ai không đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tâm không an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ, không tu bảy giác ý, không chứng đắc Vô thượng chánh đẳng giác mà đạt đến khổ biên, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ, tu bảy giác ý, chứng đắc Vô thượng chánh đẳng giác, đạt đến khổ biên, trường hợp này tất có.”
Phân tích: Nếu ai hiểu và tin đoạn kinh A Hàm bịa thêm này mà còn muốn tu theo Phật giáo, trường hợp này hoàn toàn không có.
Thật vậy, theo A Hàm, không có trường hợp này: một kẻ không tu Bốn Niệm Xứ, không tu Bảy Giác Ý, không chứng vô thượng Chánh Đẳng Giác theo ông Phật mà đạt đến khổ biên (hay khổ vô biên?) Vì sao? Vì cũng theo A Hàm, trường hợp này có xảy ra: một kẻ nào tu Bốn Niệm Xứ, tu Bẩy Giác Ý, chứng vô thượng Chánh Đẳng Giác theo ông Phật, kẻ ấy đạt đến khổ biên.
Nếu ai thọ trì kinh A Hàm này mà còn tin theo mấy ông giả sư gián điệp để đạt đến khổ biên mới thực sự khùng lạ, trường hợp này có xẩy ra.
***
Chánh kinh Pāli: “Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn: 
-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, pháp môn này có tên gì?
-- Do vậy, này Ānanda, Ông hãy thọ trì pháp môn này là Ða giới, hãy thọ trì pháp môn nầy là Bốn chuyển (Dhammadasa), hãy thọ trì pháp môn này là Pháp kính (Dhammadasa), hãy thọ trì pháp môn này là Trống bất tử, hãy thọ trì pháp môn này là Vô thượng chiến thắng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.”
Tà kinh A Hàm: “Thế Tôn đáp:
“Này A-nan, hãy thọ trì pháp này, là đa giới, pháp giới, cam lộ giới, đa cổ, pháp cổ, cam lộ cổ, là pháp kính, là tứ phẩm. Do đó kinh này được gọi là Đa Giới”.
Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.”
Phân tích: Các dịch giả A Hàm chuyển tải ý nghĩa tài tình thật: từ “Trống bất tử” của Phật biến cải thành pháp “đa cổ, pháp cổ, cam lộ cổ”. “Tiếng trống” của Phật trở thành “cổ lỗ xỉ” rồi làm sao bất tử được!
- Cuộc đối thoại riêng giữa Đức Phật và tôn giả A-nan sao lại có các Tỳ-kheo chen vào? Những Phật tử nghiêm túc có dễ dãi chấp nhận một bộ Thánh Kinh với nhiều những sơ sót ấu trĩ như vậy không? - Hẳn là không!
Có bài kinh nào trong Pāli chánh gốc lại có chuyện “các Tỳ-kheo hoan hỷ” vô lý như A Hàm không? - Cũng không, trừ khi cũng bị cải biến.
PHẬT HỌC CHUYÊN SÂU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét