Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

BỒ TÁT GIỚI PHÁ DIỆT PHẬT PHÁP VÀ XÚI BỒ TÁT CON VÀO ĐIẠ NGỤC


Cẩn thận đọc giới khinh thứ 48 của Bồ-tát giới sẽ thấy
Nguyên văn “48.- GIỚI PHÁ DIỆT PHẬT PHÁP 70
Nếu Phật tử do lòng tốt mà xuất gia, lại vì danh tiếng cùng tài lợi, giảng thuyết giới của Phật cho Quốc vương và các quan, làm những sự gông trói các Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ningười thọ giới Bồ Tát như cách của ngục tù và binh nô? Như trùng trong thân sư tử tự ăn thịt sư tử, chớ chẳng phải trùng ở ngoài đến ăn. Cũng thế các Phật tử tự hủy phá Phật pháp, không phải ngoại đạo hay Thiên ma phá được. Người đã thọ giới của Phật, nên hộ trì giới luật của Phật như ấp yêu con một, như kính thờ cha mẹ, không được hủy phá. Người Phật tử khi nghe ngoại đạo, người ác dùng lời xấu hủy báng giới pháp của Phât, thời đau đớn không khác nào cả ba trăm cây dáo nhọn đâm vào tim mình, hay cả nghìn lưỡi dao, cả vạn cây gậy đánh bổ vào thân mìnhThà tự cam vào ở địa ngục đến trăm kiếp, chớ không muốn nghe lời hủy báng giới pháp Phật do bọn người ác. Huống là không lòng hiếu thuận, tự mình hủy báng phá giới pháp của Phật, hay làm nhơn duyên bảo người khác hủy phá. Nếu cố phá giới pháp, Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.”
Chín giới như vậy, cần nên học, hết lòng kính trọng phụng trì.
Chú thích 70 (trang 37 trong sách Bồ-tát giới):  “Người xuất gia được giảng thuyết Bồ Tát giới cho Quốc vương và các quan đã thọ giới, nhưng không được ở trước quan chức trị phạt phi pháp. Nếu đệ tử có lỗi chỉ nên theo luật mà trị phạt, không nên gông, trói như ngục tù, làm thương tổn thể thống người xuất gia. Lại lấy sự ấp yêu con một của mẹ hiền và sự thờ kính cha mẹ của con thảo để tỷ dụ lòng của Phật tử hết sức kính mến giới luật.
Phân tích phản biện
Như trong phần phản bác giới trọng thứ 10 ở trên có trích dẫn đoạn kinh ‘Phạm Võng’, số 1, Trường Bộ 1, Đức Phật dạy khi có kẻ khen ngợi hay xúc phạm Tam Bảo, người con Phật cũng không vì thế thích thú hay nóng giận, mất bình tĩnh; bởi như vậy sẽ có thể làm mồi cho ác ma.
Ngược lại, Bồ-tát giới lại kích động: ‘Người Phật tử khi nghe ngoại đạo, người ác dùng lời xấu hủy báng giới pháp của Phât, thời đau đớn không khác nào cả ba trăm cây dáo nhọn đâm vào tim mình, hay cả nghìn lưỡi dao, cả vạn cây gậy đánh bổ vào thân mình’. Kẻ bị tức giận chi phối, trí tuệ sáng suốt vắng mặt, sẵn sàng trả đũa báo thù rửa hận, để rồi rơi vào bẫy của ác ma. Đó là lý do Bồ-tát giới kích động!
Kẻ vẽ ra Bồ-tát giới thừa biết sau này không chỉ người ngoài mà chính những người trí trong Phật giáo sẽ phát hiện những tà vạy của Bồ-tát giới và lên tiếng phản đối. Kẻ vẽ ra Bồ-tát giới kích động kiểu này nhằm dọn đường cho các Bồ-tát con sẵn sàng làm mọi chuyện vì ‘thà tự cam vào ở địa ngục đến trăm kiếp, chớ không muốn nghe lời hủy báng giới pháp Phật do bọn người ác’. Một Hòa thượng giả danh chỉ cần dựa vào luật này kích động các Bồ-tát con cuồng tín là tức khắc có chuyện nguy hiểm ngay liền.
Thật vậy, Đại thừa giáo cũng như những tôn giáo khác, có những đệ tử sáng suốt nhưng cũng có những đệ tử chỉ biết nhắm mắt tin theo ông thầy. Một pháp sư giả danh chỉ cần trưng dẫn giới này rồi kêu gọi các tín đồ cuồng nhiệt khác ‘Thà tự cam vào ở địa ngục đến trăm kiếp, chớ không muốn nghe lời hủy báng giới pháp Phật do bọn người ác’ là... địa ngục hiện ra ngay tức thời.
Không đúng ư? Không lẽ các Bồ-tát con để không muốn nghe lời huỷ báng Bồ-tát giới và tam tạng Đại Thừa, sẵn sàng giết những kẻ phê phán dù có phải vào địa ngục cũng cam?
Trong lịch sử Đại Thừa giáo cũng đã có thời kỳ phái này phái kia tàn hại lẫn nhau, nguyên nhân cũng do mọi người bị kích động bởi các pháp luật cuồng tín của các tổ sư gián điệp. Đó chính là lý do vì sao kẻ vẽ ra Bồ-tát giới xúi dại các Bồ-tát con sẵn sàng lao vào địa ngục.
Thế nhưng, kẻ vẽ ra Bồ-tát giới có thực sự quý trọng Phật Pháp không? Hoàn toàn không! Vì sao? Bởi, đối với những kẻ cố tâm ‘gông trói các Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni, người thọ giới Bồ Tát như cách của ngục tù và binh nô’ hoặc ‘tự mình hủy báng phá giới pháp của Phật, hay làm nhơn duyên bảo người khác hủy phá’, tội ác đến như vậy mà Bồ-tát giới cũng chỉ ban cho tội nhẹ, cùng lắm tự sám hối là xong. Hẳn nhiên Bồ-tát giới đã không coi trọng Phật giáo, xem thường tội ác đối với Chánh Tam Bảo nên mới ban cho ‘khinh cấu tội’ như vậy.
Sự tà vạy lồ lộ như vậy, cho nên kẻ đời sau phải vẽ thêm chú thích 70 để khỏa lấp. Thế nhưng sự ngụy biện thì bao giờ cũng sơ hở và dấu đầu hở đuôi. Trước vị ‘Quốc vương và các quan đã thọ giới’ làm sao những người này lại để cho kẻ ác làm những điều tàn hại người khác, tàn hại Phật giáo, làm sao để cho người nào dựa vào uy quyền của mình trị phạt phi pháp Phật tử, ngay cho dù kẻ ác đó là kẻ đã xuất gia? Đã vậy, không lẽ vua quan Bồ-tát cho kẻ xuất gia làm các điều trên và chỉ phạt kẻ tàn ác, tàn hại Phật giáo ‘khinh cấu tội’?
Tóm lại Bồ-tát giới và các chú thích là ngụy lý thì bao giờ cũng phi lý và vô lý, thế nhưng nó lại rất nguy hiểm khi nó biết kích động sự cuồng tín trong tôn giáo.
NGHIÊN CỨU LUẬT HỌC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét