Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

LẨU THẬP CẨM TRONG TÀ KINH HOA NGHIÊM CỦA ĐẠI THỪA GIÁO


Trong phẩm Nhập Pháp Giới của kinh Hoa Nghiêm do luận sư Bà-la-môn Long Xà kết tập, có câu chuyện cầu đạo của Thiện Tài Đồng Tử. Chuyện kể rằng mỗi khi học xong và chứng được một “tam muội”, Thiện Tài lại được vị thiện tri thức này giới thiệu đi học với một thiện tri thức khác. Cứ thế, Thiện Tài Đồng Tử học mọi thứ trên đời cho đến vị thầy cuối cùng thứ… 53 là xong... nghiệp.
Thế nhưng theo kinh Nguyên Thủy Nikaya Tương Ưng tập 5, bài kinh số 152, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni lại dạy rằng: “Này Ānanda, ở đây, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; quán thọ trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Này Ānanda, như vậy là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa cho chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.
Này Ānanda, những ai hiện nay hoặc sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một gì khác; những vị ấy, này Ānanda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi”.
Đối với các Tỳ-kheo là như vậy, và đối với các cư sĩ cũng như thế. Nếu thực sự là đệ tử Phật thì không bao giờ còn phải học đòi một nơi nàokhác nữa. Trong kinh Nikaya nguyên thủy, hàng trăm lần như một, các cư sĩ khi đã thấy Pháp, chứng Pháp, biết Pháp, thể nhập vào Pháp, nghi ngờ vượt qua sẽ “không y cứ người khác đối với các pháp của bậc Đạo Sư”. Một đoạn trích dưới đây đối với cư sĩ tướng quân Sīha là chứng minh điển mình:
“Rồi tướng quân Sīha thấy pháp, chứng pháp, biết pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ vượt qua, do dự trừ diệt, đạt được vô sở úy, không y cứ người khác đối với các pháp của bậc Ðạo Sư.”  (Kinh Tướng quân Sīha, TC 8 Pháp-a, II. Phẩm Lớn)
“Người khác” ở đây có nghĩa là các sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo, các tu sĩ - cư sĩ - các ngoại học không đáng tin tưởng.
Rõ ràng, những tu sĩ nào, cư sĩ nào tuy mang danh là đệ tử Phật nhưng chưa thấy Pháp, chưa chứng Pháp, chưa biết Pháp, chưa thể nhập vào Pháp, nghi ngờ chưa vượt qua mới phải tầm sư học đạo nơi người khác như Thiện Tài Đồng Tử của kinh Hoa Nghiêm Đại Thừa. Hoặc nếu Đồng Tử không phải là đệ tử Phật thật sự, thì cũng là những gián điệp ngoại học nhảy vào Phật giáo để lừa bịp Phật tử, biến họ thành những tệ tử phản bội lại những lời dạy đích thực của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni.
Thật vậy, trong Kinh Tăng Chi, tập 3, trang 77, đối với người đệ tử tối thượng muốn học tập pháp vô thượng, Đức Thế Tôn còn dạy rõ hơn:
Còn học tập vô thượng là gì?
 Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người học tập về voi, học tập về ngựa, học tập về xe, học tập về cung pháp, học tập về kiếm pháp, học tập về các nghề cao thấp sai biệt hay học tập theo các Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến, tà hạnh.
Này các Tỷ-kheo, đây là có học tập hay không? Ta nói rằng: "Ðây là không học tập". Học tập ấy, này các Tỷ-kheo, là hạ liệt, là hèn hạ, là phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Này các Tỷ-kheo, ai học tập Tăng Thượng Giới, học tập Tăng Thượng Định, học tập Tăng Thượng Tuệ trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín, này các Tỷ-kheo, đây là học tập vô thượng, đưa đến thanh tịnh cho các loài chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là học tập Tăng Thượng Giới, học tập Tăng Thượng Định, học tập Tăng Thượng Tuệ trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là học tập vô thượng, đây là thấy vô thượng, nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, học tập vô thượng”.
Vì Thiện Tài Đồng Tử xuất hiện trong một cuốn kinh ra đời sau khi Phật nhập Niết Bàn đến sáu trăm năm, nên vị “đệ tử” Đại Thừa này đã quên những lời dạy chánh truyền của Đức Thế Tôn, không muốn là vị đệ tử tối thượng, không thể là ngọn đèn cho chính mình, không thể tự mình nương tựa chính mình, âu cũng là điều dễ hiểu.
Chỉ có điều, Thiện Tài Đồng Tử được xưng tụng là gương mẫu của Đại Thừa, thế nhưng lại không nhằm vào học tập Tăng Thượng Giới - Tăng Thượng Định - Tăng Thượng Tuệ, lại chạy theo các pháp “hạ liệt, là hèn hạ, là phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”, đây mới là điều quái dị. Nói thật, chuyện này chỉ có những ai tin vào kho thần thoại “Cung rồng Ta-kiệt-la” của Bà-la-môn Long Xà mới chấp nhận nổi.
Hẳn, Thiện Tài Đồng Tử muốn tuân theo lời dạy của Bà-la-môn Long Mãng, muốn nêu gương cho những ai tin Đồng Tử phải xa rời Chánh pháp, học hỏi theo những dục nhiễm thế tục, có vậy họ mới “phát triển” để trở thành “lẩu thập cẩm tam muội” được. 
Cho nên rằng thì là sau khi học xong các nghề “tạp pí lù” để trở thành kẻ đa hệ đa chủng, Thiện Tài Đồng Tử trong kinh Hoa Nghiêm của Bà-la-môn Long Xà phải đổi tên thành Thiên Tai Đồng Chết mới đúng!
Chử Đồng Tử Tiên Sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét