Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

ĐỨC PHẬT TIÊN TRI VỀ THỜI "TƯỢNG PHÁP" VÀ THỰC TẾ ĐAU LÒNG


Tiên Tri 3: Kinh Tượng Pháp (Tạp 32.2 Pháp Giảm Diệt, Ðại 2, 226b (Biệt Tạp 6.15, Ðại 2, 419b) (S.ii,223)
1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, vườn ông Anāthapiṇḍika.
2) Rồi Tôn giả Mahā Kassapa đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahā Kassapa bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, thuở trước, học giới có ít hơn nhưng các Tỷ-kheo chứng đắc chánh trí nhiều hơn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ngày nay học giới có nhiều hơn, nhưng các Tỷ-kheo chứng đắc chánh trí ít hơn?.
4) -- Sự việc xảy ra như vậy, này Kassapa, trong thời các chúng sanh suy giảm, trong thời Diệu Pháp biến mất, thời nhiều hơn là các học giới, ít hơn là các Tỷ-kheo chứng đắc chánh trí.
5) Này Kassapa, Diệu Pháp không biến mất cho đến khi nào Tượng pháp không hiện ra ở đời. Và Kassapa khi nào Tượng pháp hiện ra ở đời, thời Diệu Pháp biến mất.
6) Ví như, này Kassapa, vàng (thật) không biến mất khi nào vàng giả chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào vàng giả hiện ra ở đời, thời vàng (thật) biến mất.
7) Cũng vậy, này Kassapa, Diệu Pháp không biến mất, khi nào Tượng pháp chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào Tượng pháp hiện ra ở đời, thời Diệu Pháp biến mất.
8-11) Này Kassapa, địa giới không làm Diệu Pháp biến mất, thủy giới... hỏa giới... phong giới không làm Diệu Pháp biến mất.
12) Ở đây, khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm Diệu Pháp biến mất.
13) Ví như, này Kassapa, chiếc thuyền bị chìm vì chở quá nặng. Không phải vì vậy, này Kassapa, Diệu Pháp bị biến mất.
14) Này Kassapa, có năm thối pháp khiến cho Diệu Pháp bị hỗn loạn và biến mất. Thế nào là năm?
15) Ở đây, này Kassapa, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không tôn kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sưsống không tôn kính, không tùy thuận Chánh phápsống không tôn kính, không tùy thuận chúng Tăngsống không tôn kính, không tùy thuận học giớisống không tôn kính, không tùy thuận đối với Thiền định.
Này Kassapa, chính những thối pháp này đưa đến sự hỗn loạn, sự biến mất của Diệu Pháp.
16) Và có năm pháp, này Kassapa, đưa đến sự an trú, bền vững, không biến mất của Diệu Pháp. Thế nào là năm?
17) Ở đây, này Kassapa, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống kính trọng, tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống kính trọng, tùy thuận Chánh pháp, sống kính trọng, tùy thuận chúng Tăng, sống kính trọng, tùy thuận học giới, sống kính trọng tùy thuận Thiền định.
18) Chính năm pháp này, này Kassapa, đưa đến sự an trú, bền vững, không biến mất của Diệu Pháp.” <Hết trích>
³
Ý kiến Phật tử: “Tượng pháp” là thời kỳ người ta đua nhau dựng đủ mọi thứ tượng, thờ đủ mọi loại tượng, thực hiện các lễ nghi tôn giáo mê tín: tắm tượng, điểm nhãn tượng, đắp y đắt tiền cho tượng… mà quên đi Diệu Pháp, không còn thực hành đúng Chánh Pháp, Chánh Đạo.
Nhiều người than thở hiện nay là “thời kỳ Pháp mạt”. Không đúng! Chánh Pháp không bao giờ mạt, chỉ có con người mạt chứ Chánh Pháp không bao giờ mạt. Vì sao? Vì Chánh Pháp là Chân lý, là diệu lý cứu khổ cho mọi người, qua mọi thời đại và ở khắp mọi nơi. Do vậy, chỉ khi những con người mạt xuất hiện, lúc ấy Diệu Pháp mới bị quay lưng quên lãng và “biến mất”.
Quả thật, “khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm Diệu Pháp biến mất”Vì ngu si mạt hạng nên mới dựng ngụy diệt chân, mới tạo tà phá chánh; và cũng vì mạt hạng si ngu nên mới nghe sao tin vậy, không biết phân biệt đúng sai, thật giả, chánh tà. Hai thứ ngu si mạt hạng này có mặt, Diệu Pháp làm sao còn được!
Tuy vậy Diệu Pháp vẫn luôn luôn tồn tại với những ai biết sống kính trọng, tùy thuận duy nhất một bậc Ðạo Sư, là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; 
biết sống kính trọng, tùy thuận duy nhất Chánh pháp trong Thánh kinh Nikāya; 
biết sống kính trọng, tùy thuận chúng Tăng thanh tịnh; 
biết sống kính trọng, tùy thuận học giới Pātimokkha
biết sống kính trọng tùy thuận Thiền định, tức Chánh Định Bốn Thiền - Bốn Thánh Định. 
Bởi “Chính năm pháp này, đưa đến sự an trú, bền vững, không biến mất của Diệu Pháp”. Do vậy chỉ có con người mạt, chứ Chánh Pháp không bao giờ mạt!
Học Phật Giải Thoát

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét