Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

BỒ TÁT GIỚI MẮNG CHỬI MỌI NGƯỜI KHÔNG THỌ GIỚI BỒ TÁT LÀ TÀ ÁC, LÀ SÚC SANH, NHƯ CÂY ĐÁ, KHÔNG CÓ TÂM THỨC, BỌN TÀ KIẾN...


Thật vậy, ai hồ nghi hãy đọc nguyên văn giới khinh thứ 42 của Bồ-tát giới sẽ rõ
Nguyên văn “42.- GIỚI VÌ NGƯỜI ÁC GIẢNG GIỚI 65
Nếu Phật tử, không được vì tài lợi mà đem đại giới của chư Phật đây nói với người chưa thọ giới Bồ tát, hoặc với hàng ngoại đạo, những người tà kiến, … Trừ Quốc vương, ngoài ra không được nói với tất cả hạng người ấy. Những hạng người ấy chẳng thọ giới của Phật, gọi là SÚC SANH, đời đời sanh ra không gặp được Tam Bảo, NHƯ CÂY ĐÁ, KHÔNG CÓ TÂM THỨC; GỌI LÀ NGOẠI ĐẠO, BỌN TÀ KIẾN, KHÔNG KHÁC CÂY CỐI. Với những hạng người TÀ ÁC ấy, nếu Phật tử giảng nói giới pháp của chư Phật, thời phạm “khinh cấu tội”.”
Chú thích 65 (trang 37 sách Bồ-tát giới): “Trừ Quốc vương, vì Phật đem chánh pháp phó chúc cho Quốc vương hộ trì. Nếu đem giới này giảng cho người chưa thọ thời có hai điều bất lợi: (a) hạng căn khí tiểu thừa và ngoại đạo, người ác sẽ sanh niệm bất kính; (b) về sau lúc thọ giới tâm trân trọng kém. Trong điều giới 39, bảo phải giảng thuyết kinh luật ĐẠI THỪA cho tất cả chúng sanh, bất luận lúc nào và chỗ nào (luật ĐẠI THỪA là Bồ Tát giới). Trong điều giới thứ 42 này lại không cho giảng thuyết giới Bồ Tát trước những người chưa thọ giới Bồ Tát, vậy có chỗ nào mâu thuẫn chăng? … Xét ra nơi điều giới 39 ở trong phạm vi giải nạn cứu khổ nên bảo giảng thuyết với tất cả. Còn trong điều giới 42 này thời vì ngừa tội lỗi nên cấm giảng cho người chưa thọ giới. Cứ theo đây mà suy cứu thời Bồ Tát giới chỉ cấm người chưa thọ dự nghe trong thời bố tát mỗi nửa tháng, nên khi bố tát, trước khi tụng giới phải bảo người chưa thọ ra ngoài, còn những lúc khác thì không kể. Không đồng như TIỂU THỪA giới (tỳ kheo, tỳ kheo ni giới) thì cấm hẳn, vì người chưa thọ cụ túc giới mà dự biết danh nghĩa những giới điều của tỳ kheo hay của tỳ kheo ni, thời thành chướng nạn, đời này không được thọ cụ túc giới. Ý trên đây là thể theo bộ Hiệp Chú.” <Hết trích>
PHÂN TÍCH PHẢN BÁC
Theo giới này ‘người chưa thọ giới Bồ tát, hoặc với hàng ngoại đạo, những người tà kiến’ đều bị Bồ-tát giới xếp vào loại người ÁC (trừ Quốc vương). Bồ-tát giới còn nguy hiểm hơn nữa khi mạt sát tất cả những ai không thọ giới Bồ-tát (Đại Thừa) là ‘SÚC SANH', ‘NHƯ CÂY ĐÁ, KHÔNG CÓ TÂM THỨC; GỌI LÀ NGOẠI ĐẠO, BỌN TÀ KIẾN, KHÔNG KHÁC CÂY CỐI', 'NHỮNG NGƯỜI TÀ ÁC’ (?!) Khốn nạn đến thế thì thôi!
Không khốn nạn ư? Một kẻ xấu tâm chỉ cần trưng dẫn giới này, kích động các kẻ ngoại đạo thù ghét Phật giáo, các Bồ-tát con và cả các Phật tử khác chỉ còn có nước khốn đốn. Thế nhưng đâu phải chỉ có bấy nhiêu, các ‘tam tạng’ đời mới đầy dẫy những con dao hai lưỡi kiểu này.
Trong lịch sử, Phật giáo có trải qua những thời kì khốn khổ, bị vua quan tận diệt, âu cũng không có gì khó hiểu. Bồ-tát giới vơ đũa cả nắm, mạt sát mọi người là tà ác, súc sanh, cây đá. Các Phật tử không bị ngoại đạo trù dập mới là lạ!
Chính vì Bồ-tát giới là tà giới cho nên nó chất chứa đầy dẫy PHI LÝ VÀ MÂU THUẪN. Ở đây chỉ cần để tâm một chút cũng thấy sự trái khoáy giữa giới điều 42 này (cấm thuyết giới Bồ-tát cho người khác); và giới điều 39 (bắt phải giảng thuyết kinh luật Đại thừa cho tất cả chúng sanh, bất luận lúc nào và chỗ nào). Điều này chứng tỏ kẻ vẽ ra Bồ-tát giới HỨNG SAO NÓI VẬY, không thống nhất trước sau gì cả.
Theo đây Bồ-tát cho thọ giới cả các hàng dâm nam, dâm nữ, người thiếu căn, hai căn, huỳnh môn, tôi tớ và tất cả quỷ thần; ngược lại kẻ ‘TIỂU THỪA’ con Phật chính tông lại bị khinh khi chẳng khác gì ‘súc sanh’, ‘cây đá không tâm thức’, sánh ngang với ‘ngoại đạo, bọn tà kiến, không khác cây cối’! Rõ ràng sự trái khoáy này càng chứng tỏ Bồ-tát giới chỉ là sản phẩm của những ÁC MA TÀ VẠY.
Bên cạnh đó, chú thích 65 cho giới này cũng chỉ bộc lộ sự LƯƠN LẸO THẤU CÁY của kẻ đời sau nhằm khỏa lấp cho sự mâu thuẫn phi lý của Bồ-tát giới.
Rõ ràng tất cả những kẻ vẽ ra, thọ trì, bênh vực, chú thích cho Bồ-tát giới mới thực sự là 'súc sanh, cây đá, không tâm thức' cho nên mới không nhận ra một điều tà vạy ngu xuẩn lộ liễu của Bồ-tát giới: 'Phật Thích Ca' kiết giới này ngay khi vừa thành đạo, lúc này hội chúng đã có một ai mà cấm răn, phân biệt Đại Thừa - Tiểu Thừa?
Đã thế, những kẻ 'sủa hùa' phải vay mượn các nguyên tắc lễ Uposatha (Bố-tát) của luật Pātimokkha gốc để bao biện (không cho người chưa thọ giới tham dự lễ Bố-tát của người tu), nhưng lại giải thích bẻ quặt theo chiều hướng khác (bị ‘chướng nạn’) với thâm ý coi thường ‘Tiểu Thừa giới’.
Vấn đề cần phân biệt rõ ở đây để không rơi vào bẫy của ác ma, đó là Luật gốc của Đạo Phật chỉ không cho người chưa thọ giới Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni tham dự lễ Bố-tát của tu sĩ; chứ không cấm các cư sĩ biết các giới luật Pātimokkha. Vì sao như vậy?
Vì lễ Bố-tát là nếp sinh hoạt nội bộ của bậc tu hành, người chưa thọ giới không tham gia là lẽ đương nhiên. Ngược lại, chính Đức Thế Tôn đã giải thích rõ cho Tôn giả Xá-lợi-phất biết lý do Phạm hạnh được tồn tại lâu dài hay không là do Chín Tạng Thánh Kinh có được giảng dạy chi tiết và tạng Luật Pātimokkha có được CÔNG BỐ hay không (xem ‘Phần Phân Tích Giới Bổn (Suttavibhanga), chương Veranja’). Chính vì thế trong Kinh Luật gốc không có chỗ nào cấm phổ biến Kinh Nikaya và Luật Pātimokkha.
Các cư sĩ có ý định xuất gia cần phải tìm hiểu cả giới luật của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni để chuẩn bị cho mình. Các cư sĩ khác cũng cần biết giới Pātimokkha để cùng với Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni hộ trì giới hạnh cho nhau.
Ví dụ họ phải biết có giới nam nữ không được ngồi riêng nơi chỗ khuất vắng để không vi phạm, hoặc tu sĩ không được xúc chạm với người khác giới dù chỉ là đứa bé mới sinh v.v...
Ngoài ra người cư sĩ nào biết giới luật Pātimokkha cũng dễ dàng góp ý, nhắc nhở các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni phóng dật; nhờ vậy họ mới thực hiện tốt vai trò của người cư sĩ hộ pháp, hộ tăng.
Chính Đức Thế Tôn đã dạy: “Tà kiến, này các Tỷ-kheo, được che dấu khi thực hành, không có hiển lộ… Pháp và Luật được Thế Tôn tuyên thuyết, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu” (Tăng Chi 1, chương 3, trang 516).
Chính vì Bồ-tát giới chứa đầy tà kiến, tà pháp cho nên phải che dấu, không công bố rộng rãi, sợ người trí phát hiện phê phán. Còn chánh Pháp chánh Luật của Đức Thế Tôn là chánh kiến chánh trực không cần che dấu trước bất kỳ ai.
Cho nên trong khi Đức Phật không cấm công bố luật Pātimokkha, thì điều 42 của giới Bồ-tát Đại Thừa lại cấm phổ biến Bồ-tát giới. Vì sao lại cấm phổ biến rộng rãi Bồ-tát giới?
- Vì giới Bồ-tát có quá nhiều các điều luật TÀ VẠY, VÔ LÝ, MÂU THUẪN, NGU XUẨN. Nếu công bố rộng rãi, những người trí sẽ phát hiện được ngay và phê phán, lúc ấy thật khó cho Đại Thừa.
- Mọi người không rõ giới Bồ-tát thế nào cho nên không biết các tu sĩ Đại Thừa có PHẠM GIỚI hay không. Và dù các tu sĩ có phạm giới nhưng họ lươn lẹo dối trá rằng giới luật không cấm, các cư sĩ cũng không biết thực hư để góp ý.
- Riêng trong một hội chúng với nhau thì lại che dấu tội lỗi cho nhau (giới trọng thứ 6). Người ngoài nhìn vào thấy ai cũng ăn chay niệm Bụt, vị nào cũng có vẻ thiền tư nghiêm tịnh; thế nhưng ‘TRONG CHĂN MỚI BIẾT CHĂN CÓ RẬN’.
Tóm lại với điều luật 42 chỉ vỏn vẹn vài dòng, nhưng ẩn chứa nhiều mâu thuẫn bất cập và gây tai hại cho Phật giáo. Ai còn tin Bồ-tát giới là giới của Phật Thích Ca, họ mới chính là những ‘KẺ TÀ KIẾN, TÀ ÁC, SÚC SANH, ĐỜI ĐỜI SANH RA KHÔNG GẶP ĐƯỢC CHÁNH TAM BẢO, NHƯ CÂY ĐÁ, KHÔNG CÓ TÂM THỨC, KHÔNG KHÁC CÂY CỐI’.
Phải mượn Bồ-tát giới nặng lời, 'gậy ông đập lưng ông' như vậy, mới mong ai đó hãy tỉnh mau kẻo trễ!
TẬP SAN NGHIÊN CỨU LUẬT HỌC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét