Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY CÓ NÊN TIN TƯỞNG MỘT CHIỀU VÀO LUẬN SƯ BÀ LA MÔN PHẬT ÂM BUDDHAGHOSA SỐNG SAU PHẬT CẢ NGÀN NĂM???


Trong cuốn sách “Chú giải kinh Pháp cú tập 1” của tác giả Phật Âm Buddhaghosa, do Tỳ-kheo Pháp Minh dịch Việt, Thành hội Phật Giáo TPHCM xuất bản năm 1997, nơi trang 10 có đoạn như sau: 
“Nhưng ông Anathapindika vừa an tọa thì Đức Bổn Sư lại nghĩ rằng: Trưởng giả này cứ lo gìn giữ cho Ta, ở chỗ mà Ta chẳng cần chi phải gìn giữ”. Trải qua bốn A tăng kỳ (Asankheyya) và một trăm ngàn đại kiếp (mahakappa) của quả địa cầu, Ta đã từng cắt thủ cấp khôi ngô tuấn tú của chính mình, Ta đã từng móc mắt Ta, Ta đã từng rứt thịt nơi quả tim Ta, Ta đã từng đoạn ly vợ con yêu dấu nhất đời mà Ta quý trọng chẳng khác nào mạng sống của tự thân Ta, nhất nguyện để hoàn thành hạnh Parami (Ba La Mật) ngõ hầu để có thể tuyên dương chánh pháp, phổ độ quần sanh”.
Xin hỏi những ai tin tưởng một chiều vào “Thánh tăng” Phật Âm - Buddhaghosa:
1/ Phật Âm vốn là một Bà-la-môn sống sau Phật hàng ngàn năm, vậy dựa vào đâu lại “chú giải” được Đức Bổn Sư “nghĩ rằng” thế này thế kia? Ông ta căn cứ vào đoạn chánh kinh nào để viết câu “Phật tự nghĩ” nêu trên? Chú giải Thánh Kinh và tiểu thuyết có lẫn lộn được không?
2/ Tinh tấn Ba La Mật của Phật Âm khác biệt như thế nào với Chánh Tinh Tấn - Tứ Chánh Cần: ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni?
3/ Trong chánh kinh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy như sau:
-- “Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh suy tư như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh suy nghĩ tự làm hại mình, suy nghĩ làm hại người khác, suy nghĩ làm hại cả hai.. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh suy tư như người bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh tư lường như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh tư lường tự làm hại mình, tư lường làm hại người, tư lường làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh tư lường như người bất chánh”(Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Trung Bộ 3).
-- “Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, người tinh cần tinh tấn sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết...Trong một pháp luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, ai sống tinh cần tinh tấn, người ấy sống an lạc. Vì cớ sao? Vì pháp được khéo thuyết”? (Tăng Chi I, Chương 1, trang 73)                      
-- “Ở đây, này Tỷ-kheo, Bậc Hiền trí, Ðại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Bậc Hiền trí, Ðại tuệ” (Kinh Tăng Chi II, tr. 159)
-- "Chư Hiền Nigantha, các Ông nghĩ thế nào? Khi các Ông tha thiết tinh tấn, tha thiết tinh cần, trong khi ấy có phải các Ông thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ? Còn trong khi các Ông không tha thiết tinh tấn, không tha thiết tinh cần, trong khi ấy có phải các Ông không thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ?” (Kinh Devadaha, Trung Bộ 3, số 101).
-- “Vô thỉ, này các Tỷ-kheo, là sự luân chuyển, khởi điểm không thể nêu rõ, đối với (những đau khổ) do bị thương đâm, do bị kiếm chém, do bị búa chặt. Dầu vậy đi chăng nữa, này các Tỷ-kheo, Ta cũng không tuyên bố rằng nhờ khổ và ưu mà bốn Thánh đế được chứng ngộ. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng nhờ lạc và hỷ mà bốn Thánh đế được chứng ngộ. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt” (Tương Ưng tập 5, kinh số 440).
Câu hỏi:
a) Lời dạy trong chánh kinh và điều “nghĩ rằng” trong chú giải của Phật Âm mâu thuẫn như thế nào?
b) Tinh tấn Ba La Mật trong chú giải của Phật Âm có khác gì với sự tinh tấn của phái Nigantha?
c) Sự liều thân vì đạo của “Phật chú giải” có hơn gì những kẻ khủng bố cuồng tín tự sát cho lý tưởng của mình?
d) Những chú giải của Phật Âm có lợi và hại cho Phật pháp và người Phật tử như thế nào? Phải chăng khi Phật Âm viết câu chuyện trên, ông ta vẫn còn “khét tiếng” và khéo léo trong việc chống các phái ly khai khỏi đạo Bà-la-môn trong đó có đạo Phật?
e) Chẳng lẽ chỉ có một số Bà-la-môn trong thời Đức Phật mới muốn phá hoại đạo Phật thôi sao? Còn sau đó và hiện nay không có một ai muốn phá hoại Phật Pháp nữa?
f) Các luận sư gián điệp chỉ dám chui vào Bắc Tông để phá hoại, còn với Nam Tông họ sẽ sợ hãi không dám nằm vùng chăng?
Tất nhiên những dẫn chứng trên đây chỉ là một trong khối luận giải đầy ắp của Phật Âm. Xin dành câu trả lời và những nghiên cứu tiếp theo cho những người khách quan và sáng suốt.
PHẬT HỌC CHÁNH TÔNG

1 nhận xét: