Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

ĐÂY LÀ LÝ DO VÌ SAO TẠNG KINH NGUYÊN THUỶ SANSKRIT CỦA BẮC TÔNG BỊ TIÊU HUỶ KHÔNG CÒN MỘT CUỐN


Tỳ-kheo Chánh Tín hỏi Tỳ-kheo Chánh Tư Duy:
_ Hiền huynh còn nhớ nhân duyên nào khiến Đức Phật thuyết bài kinh Đại Nghiệp Phân Biệt không?
_ Nhớ chứ! Bài kinh này được Đức Phật dạy nhân từ sự kiện du sĩ ngoại đạo Potaliputta dùng thủ đoạn tự mạo nhận rằng chính bản thân ông ta được “như vầy tôi nghe” Đức Phật nói để xuyên tạc Phật Pháp và lừa gạt đệ tử Phật.
_ Hiền huynh còn nhớ Đức Phật đã nói gì khi được tường thuật lại?
_ Nguyên văn: “Này Ananda, Ta chưa từng thấy du sĩ ngoại đạo Potaliputta, thời câu chuyện này từ đâu xảy ra?”. Mỗi tu sĩ, cư sĩ Phật giáo cần phải ghi nhớ câu nói này để không bị kẻ khác lường gạt, dẫn dắt sai đường.
_ Hiền huynh có biết vì sao câu nói ấy lại bị cắt bỏ trong kinh Trung A-hàm tương đương không?(*)
_ Có vậy, các kinh văn giả “Như vầy tôi nghe” sau này mới ra đời được! Cứ để nguyên như kinh gốc, mọi người biết cảnh giác, hẳn con cháu du sĩ ngoại đạo Potaliputta làm sao “tôi nghe như vầy”?
_ Hiền huynh có biết vì sao các bản kinh gốc bằng chữ Sanskrit của tạng A-hàm đều bị biến mất không?
_ Phải thủ tiêu chứng cớ gốc để người ta không phát hiện được hàng ngàn sự biến cải, xuyên tạc Phật Pháp chứ sao!
_ Hiền huynh căn cứ vào đâu lại nói có hàng ngàn sự biến cải, xuyên tạc?
_ Lấy kinh Pali gốc cấp một làm căn bản để đối chiếu với các kinh thứ cấp sau này, hẳn mọi việc sẽ rõ như ban ngày. Nhưng phải giữ giới cho thanh tịnh đấy!
_ Nếu không thì sao?
_ Đêm tối vẫn hoàn đêm tối!
THÍCH CHÂN THẬT
___________

(*)  Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt, số 136, Trung bộ 3  ≈ Kinh Phân Biệt Đại Nghiệp, số 171, Trung A Hàm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét