Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

PHẢN BÁC "BÁT NHÃ KINH TÂM" CỦA ĐẠI THỪA BÀ LA MÔN


“BÁC” nhã tâm kinh
(Bản chính gốc ghi lời tiên tri của Đại Vương Vessavana, do Chư Thiên Abhihū gìn giữ, khi đúng thời mới phổ biến)
Bát nhã kinh tâm
(Bản ngụy tạo do các luận sư Bà-la-môn gián điệp chế tác nhằm phá hoại Chánh Phật Pháp)
“Bồ-tát Quán Tự Tại hành dân Bát nhã đến mửa mật ra, thời chiếu kiến ngũ uẩn sai. Không độ thoát hết thẩy khổ ách.
Phá Luật Tử! Sắc chẳng khác hông, lông chẳng khác sắc. Sắc cũng là môn, móng cũng là sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức chẳng phải như thế. Phá Luật Tử! Thực chánh pháp không phân: bất Mật, bất Liên, bất Thiền, bất Tịnh, bất Nam, bất Bắc.
Thực chánh đạo không Thọ, không Trước, Mã, Thân, Cưu. Không Vạn, không Lặc, Thế, Thiên, Tạng; không Đạt, Khả, Năng, Trượng, Khải. Không Cật - Liên cho đến cả không Già - Nghiêm; không Duyên giả, không Tát quả cho đến cả không Thống, Hoà, Lạt vị.
Vốn chánh trí không Tông, không Phái; không chia, không rẽ. Tăng Ni y cứ Tam-Thập-Thất, tâm không chao đảo, tuệ không điên đảo, xa rời ma chướng, cứu cánh thiết thực Niết Bàn. Vô lượng đời chư Tăng Ni y cứ Ba-Mươi-Bẩy thắng pháp hỗ trợ, thoát ly đau khổ.
Chánh tri Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng cùng Giới-Định-Tuệ và Ba-Mươi-Bẩy là đại thần cú, là đại minh cú, là vô thượng cú, là vô đẳng đẳng cú, giải trừ nhứt thiết khổ, chân thật không hư ngụy. Tu Ba-Mươi-Bẩy cùng với tứ hội chúng đó là: Tứ Đế Tứ Đế, ba thời tu Tứ Đế; Tăng-Ni-cư sĩ tu Tứ Đế, Bồ-đề thoát là đây.”
"Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị". "Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”.
Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư. Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”

***
Li ca Thiên N Kālī
Kālī vốn là vị nữ cư sĩ thời Phật, sống ở Kulagharikā và có lòng tịnh tín đệ nhất, không bị lung lạc bởi những lời đồn nhảm
Này Bồ-tát Quán Tự Tại và các luận sư gián điệp nằm vùng! Thực ra không có chuyện đại thần chú, đại minh chú, vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú “yết đế yết đế” giải trừ nhứt thiết khổ. Ngược lại, đó chỉ là hệ quả của mê loạn do quả khổ dị thục mang lại.
Vì sao? Vì chính Đức Thế Tôn đã dạy rõ trong bài kinh “Một Pháp Môn Quyết Trạch”, Tăng Chi tập 3, chương 6, trang 220. Thực vậy, những ai tin theo Bồ-tát Quán Tự Tại hãy lắng nghe và khéo tác ý lời Phật thuyết còn ghi rõ rành rành như vầy:
“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ dị thục? Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, ưu sầu, bi thảm, than van, đập ngực, khóc lóc, đi đến bất tỉnh; do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, nên đi tìm phía bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú để đoạn diệt khổ này.
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng khổ đem lại kết quả mê loạn, đem lại kết quả tìm kiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khổ dị thục”.
Lại nữa, này Bồ-tát Quán Tự Tại và các luận sư gốc Bà-la-môn gián điệp nằm vùng, cái gì của ác ma hãy trả về cho ác ma.
Hãy lấy lại các câu thần chú trả về cho tổ tiên và con cháu của các người, cho những kẻ mù loà cứ việc ôm lưng nhau bước qua bến bờ ảo vọng với những đức tin không có căn cứ!
Hãy chấm dứt sự xuyên tạc, giả danh Đức Phật để du nhập vào đạo Phật những điều ngớ ngẩn, khờ dại, không thiết thực hiện tại!
Vì sao? Vì từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước Bậc Thầy Trời Người đã chỉ rõ xuất xứ của các câu thần chú cùng những đức tin mù quáng vô căn cứ chính là từ các tổ sư Bà-la-môn của Bà-la-môn giáo. Nguyên văn Phật dạy thế này: Thuở xưa những vị ẩn sĩ, giữa các Bà-la-môn, những tác giả các chú thuật, những nhà tụng tán các chú thuật, đã hát, đã nói lên, đã sưu tầm những Thánh cú và nay, những Bà-la-môn hiện tại cũng đã hát lên, nói lên giống như các vị trước đã làm…
Ví như này, Bharadvaja, một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. Cũng vậy, này Bharadvaja, Ta nghĩ rằng, lời nói của các Bà-la-môn cũng giống như chuỗi người mù: người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy.
Này Bharadvaja, Ông nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, có phải lòng tin của các vị Bà-la-môn trở thành không có căn cứ?” (Trích Kinh Canki, số 95, Trung Bộ II. Những ai quan tâm khỏi mất công tìm kiếm bài kinh này trong các kinh A Hàm vì nó đã bị các ông gián điệp lược bỏ để dọn đường đưa tà pháp niệm chú của Bà-la-môn giáo vào Đại Thừa giáo từ lâu rồi!)
Lại nữa, này Bồ-tát Quán Tự Tại và các luận sư gốc Bà-la-môn gián điệp nằm vùng, các vị phải biết rằng sự thực không có chuyện nhảm nhí ba đời chư Phật phải nương vào pháp Ba-la-mật với các câu thần chú ngớ ngẩn của các người.
Trái lại thần chú “yết đế” chỉ là điểm tựa, là chỗ nương dựa cho những kẻ yếu bóng vía với xu hướng tế lễ nô lệ cho thần quyền theo đúng như điều Đức Thế Tôn đã chỉ dạy trong Kinh Tăng Chi tập 3, Chương 6, Phẩm Dhamika, trang 138:
“Ðối với Bà-la-môn, này Bà-la-môn, tài sản là mong muốn, trí tuệ là cận hành, chú thuật là điểm tựa, tế tự là xu hướng, cứu cánh là Phạm thiên giới”.
Do vậy, người đệ tử chân chánh của đạo Phật chỉ có lấy giới luật làm điểm tựa chứ không nương tựa vào một đức tin mù quáng, phi lý: “Ðối với Sa-môn, này Bà-la-môn, nhẫn nhục nhu hòa là mong muốn, trí tuệ là cận hành, giới hạnh là điểm tựa, không có sở hữu là xu hướng, Niết-bàn là cứu cánh” (Sđd)
Cho dù các ông và những kẻ tin theo có lập đàn tế lễ cúng bái rình rang cả trăm năm chăng nữa, Đức Thế Tôn cũng chẳng thèm chứng minh cho các người. Từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước Ngài đã nhiều lần khẳng định:
Ta không có hưởng thọ,
Vì tụng hát kệ chú,
Thường pháp không phải vậy,
Ðối vị có tri kiến.
Chư Phật đã loại bỏ,
Tụng hát các kệ chú,
Chân thật niệm Chánh pháp…” 
(S.i,166), (S.i,167) & (S.i,172)
Này Bồ-tát Quán Tự Tại và các luận sư gốc Bà-la-môn gián điệp nằm vùng, chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã khuyến cáo rõ ràng các đệ tử của Ngài phải vất bỏ các bùa chú theo kinh điển Vệ Đà cùng các hành vi mê tín khác của Bà-la-môn giáo:
927. Chớ có dùng bùa chú,
A-thar-va Vệ-đà,
Chớ tổ chức đoán mộng,
Coi tướng và xem sao,
Mong rằng đệ tử Ta,
Không đoán tiếng thú kêu,
Không chữa bệnh không sanh
Không hành nghề lang băm (Sn 179)
Không còn nghi ngờ gì nữa ở đây khi chính Đấng Chánh Biến Tri đã khẳng định rõ việc dùng bùa chú đi tới giác ngộ vốn là phương pháp của ngoại đạo: “Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có Ðạo sư tên là Araka thuộc ngoại đạo đã ly tham đối với các dục. Này các Tỷ-kheo, Ðạo sư Araka có đến hàng trăm đệ tử. Ðạo sư Araka thuyết pháp cho các đệ tử như sau: "Này Bà-la-môn, ít oi là đời sống của loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử.
Ví như, này Bà-la-môn, giọt sương trên đầu ngọn cỏ, khi mặt trời mọc, mau chóng biến mất, không tồn tại lâu dài…  Ví như, này Bà-la-môn, khi trời mưa nặng hạt, bong bóng nước trên nước mau chóng biến mất, không tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này Bà-la-môn, như bong bóng nước là đời sống của loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử…
Nay, này các Tỷ-kheo, ai nói một cách chơn chánh, phải nói như sau: "Ít oi, là đời sống loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với trí tuệ, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, hãy sống Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử”  (Tăng Chi tập 3, Chương 7, Đại Phẩm, bài kinh Araka, trang 473).
Chính vì thế, này Bồ-tát Quán Tự Tại và các luận sư con cháu của đạo sư Araka ngoại đạo, các vị cứ việc lấy bùa chú “yết đế yết đế” làm phương tiện để đi tới giác ngộ cái “Bát nhã ba la mửa” của các vị, hãy để yên cho những người con Phật chân chính, những người biết vâng theo lời Phật dạy, lấy trí tuệ làm hành trang đi tới giải thoát.
Từ nay những người con Phật có Chánh tri kiến sẽ noi gương Phật và các vị Thánh Tăng A-la-hán, thẳng tay quăng bỏ các câu chú thuật như quăng bỏ chiếc dép cũ nát. Cho dù con cháu của họ có tức giận và không vui như tổ tiên của họ đã làm đối với các đệ tử thực sự của Đức Phật:
“Rồi các thanh niên ấy, tức giận và không vui, đi đến Bà-la-môn Lohicca; sau khi đến, thưa với Bà-la-môn Lohicca: -- Mong Tôn giả biết rằng, Sa-môn Mahā Kaccāna đang một mạch chỉ trích và mạ lị thần chú của các Bà-la-môn” (S.iv,116).
Tóm lại, với các dẫn chứng trên, thật dễ hiểu vì sao trong toàn bộ kinh tạng Nguyên thuỷ Nikāya với hàng ngàn bài kinh, hàng vạn trang giấy nhưng không hề có bất kỳ một câu thần chú vô nghĩa lý nào. Trong khi đó các kinh A-hàm và kinh Đại Thừa thì đầy dẫy pháp môn này.
Tin lời Phật Thích Ca trong kinh điển gốc Nikāya - đó là niềm tin căn cứ trên tinh thần khách quan khoa học của những Phật tử có trí tuệ sáng suốt. Trái lại tin vào những hý luận hoa mỹ, các chú thuật vô nghĩa lý của các tổ sư gốc Bà-la-môn gián điệp nằm vùng du nhập tà pháp vào Đạo Phật, đây là hậu quả của mê loạn, là kết quả kiếm tìm vì quả khổ dị thục.
Hỡi những người con chân chính của Đức Phật, đã đến lúc những gì thực sự của Đạo Phật phải trả về cho Đạo Phật, những gì của Bà-la-môn giáo phải trả về cho Bà-la-môn giáo.
Thiên Nữ Kālī, ở Kulagharikā
]]]

Chú Gii “BÁC Nhã Tâm Kinh”
ca Chư Thiên Abhihū

-- BÁC nhã tâm kinhBác bỏ Tâm kinh Bát nhã của Đại Thừa.
-- Dân Bát Nhã: Những người tin theo Bát-nhã-tâm-thần-kinh.
-- Phá Luật Tử: Những kẻ phá giới bẻ luật nên không còn trí tuệ để phân biệt kinh thật, kinh giả. 
-- MônCửu khiếu như nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn...
-- MóngMóng tay, móng chân
-- Thực chánh pháp không phân: bất Mật, bất Liên, bất Thiền, bất Tịnh, bất Nam, bất Bắc: Chánh Phật Pháp trước sau như một, y như thời Đức Phật còn hiện tiền, không bị phân hóa chia rẽ bởi các tổ sư Bà-la-môn gián điệp thành các tông phái như Mật Tông, Liên Hoa Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Nam Tông hay Bắc Tông.
-- Thực chánh đạo không Thọ, không Trước, Mã, Thân, CưuThực ra trong chánh đạo Phật không có Long Thọ, Vô Trước, Mã Minh, Thế Thân, Cưu Ma La Thập… Những luận sư gốc Bà-la-môn này đều là những gián điệp nguy hiểm phá hoại Phật Pháp một các tinh vi, xảo quyệt ngay từ bên trong.
Nếu các luận sư Bà-la-môn này đứng ngoài đạo Phật kêu gào phân chia Phật Pháp thành tám muôn bốn ngàn mảnh và phủ nhận “vô Khổ - Tập - Diệt - Đạo”, thử hỏi có người Phật tử nào chịu nghe họ?
Dĩ nhiên chỉ có những ai có giới thanh tịnh, có tâm thanh tịnh, từ đó có tri kiến thanh tịnh để biết đâu là đạo, đâu là phi đạo mới nhìn ra những sự phá hoại này, mới dám lên tiếng trước những bóng ma “Bồ-tát” này.
-- Không Vạn, không Lặc, Thế, Thiên, TạngKhông có vạn Phật, Di Lặc Phật (phanh ngực, hở bụng, lòi rốn), Di Đà Tam Thế, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Địa Tạng... các “Bụt” giả này đều do các luận sư Bà-la-môn gián điệp vẽ ra để phân hóa Phật giáo.
Thật vậy theo Kinh Đa Giới, số 115, Trung Bộ 3: “Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể đề cao một Đạo sư khác. Sự kiện như vậy không có xảy ra”.
Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phuđề cao một Đạo sư khác. Sự kiện như vậy có xảy ra".
Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi cùng trong một thế giới (lokadhatu), hai A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có thể xuất hiện (một lần) không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra”.
Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới, một A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra…
Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành A-La-Hán, Chánh Đẳng Giác. Sự kiện như vậy không có xảy ra”?
Lại nữa, Kinh Tăng Chi 1, Chương 1, XIII. “PHẨM MỘT NGƯỜI”, trang 47: “Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân.
Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Một người này, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân.”
Chính vì thế, trong cùng một thế giới của kiếp trái đất này, những người có chánh kiến chỉ tôn thờ một và duy nhất một đạo sư là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà thôi!
Ngược lại, những kẻ tà kiến nham hiểm muốn phá hoại tính chất vô song này, chúng thừa sức vẽ ra ngàn ức Phật nhằm tầm thường hóa danh hiệu hy hữu này, để rồi lập lờ phỉ báng một cách thâm độc “Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn” (Kinh 42 Chương của Đại Thừa).
-- Không Đạt, Khả, Năng, Trượng, KhảiKhông Đạt Ma Sư Tổ, Huệ Khả, Bách Trượng, Trí Khải… các tổ sư Đại Thừa Bà-la-môn giáo do các “Đại Bồ-tát gián điệp Bà-la-môn” đào tạo.
-- Không Cật-Liên cho đến cả không Già-NghiêmKhông cần có các kinh ngụy tạo như Duy Ma Cật, Diệu Pháp Liên Hoa, Lăng Già, Lăng Nghiêm…cùng các kinh Đại Thừa khác sau này, tất cả đều do các gián điệp đưa vào để phá hoại Phật Pháp.
-- Không Duyên giả, không Tát quả cho đến cả không Thống, Hoà, Lạt vịKhông có các đạo vị Duyên Giác, quả vị Bồ-tát Đại Thừa; danh vị Tăng Thống, Hoà Thượng, Lạt Ma… những danh xưng tối thượng, những địa vị kỳ cựu này do các luận sư gốc Bà-la-môn cải biến thêm vào để những người con Phật háo danh ganh đua hơn thua với nhau.
Và đây là chứng minh: Này Bhaddali, ở đây, khi nào Tăng chúng chưa đạt được quyền lợi tối thượng... chưa đạt được danh xưng tối thượng... chưa đạt được đa văn... chưa đạt được địa vị kỳ cựu, khi ấy một số hữu lậu pháp chưa hiện khởi trong Tăng chúng.
Và này Bhaddali, ở đây, chỉ khi nào Tăng chúng đã đạt được địa vị kỳ cựu, thời ở đây một số hữu lậu pháp hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc Ðạo Sư mới chế định học giới cho các đệ tử để đối trị lại các pháp hữu lậu ấy” (Trích kinh Bhaddàli, số 65, Trung Bộ 2)
-- Tam-Thập-Thất, Ba-Mươi-Bẩy37 Phẩm Trợ Đạo gồm Bốn Chánh Cần, Bốn Như Ý Túc, Bốn Niệm Xứ, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi và Bát Chánh Đạo.
“Ví như, này các Tỷ-kheo, biển lớn có nhiều châu báu, ở đấy có những châu báu này, như trân châu, ma-ni châu, lưu-ly, xà-cừ, ngọc bích, san-hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã-não.
Cũng vậy này các Tỷ-kheo, Pháp và Luật này có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đấy có những loại châu báu này, như Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Như Ý Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi, Thánh Đạo Tám Ngành.
Này các Tỷ-kheo, vì rằng Pháp và Luật này có nhiều châu báu này như Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Như Ý Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi, Thánh Đạo Tám Ngành. Này các Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này, đây là vi diệu chưa từng có thứ bảy. Do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này” (Ud 51)
“Này các Tỷ-kheo, như có Tỷ-kheo sống không chí tâm trong sự tu tập, khởi lên ước muốn như sau: "Mong rằng tâm của ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ!" Tuy vậy, tâm của vị ấy cũng không giải thoát khỏi các lậu hoặc, có chấp thủ.
Vì sao? Phải nói rằng vì vị ấy không có tu tập. Không có tu tập cái gì?
Không có tu tập Bốn Niệm Xứ. Không có tu tập Bốn Chánh Cần. Không có tu tập Bốn Như Ý Túc. Không có tu tập Năm Căn. Không có tu tập Năm Lực. Không có tu tập Bảy Giác Chi. Không có tu tập Thánh Đạo Tám Ngành” (S.iii,152)
-- Tứ hội chúngBốn hội chúng đệ tử Phật gồm: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Nam cư sĩ và Nữ cư sĩ.
-- Tứ ĐếTứ Diệu Đế gồm Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế.
Kinh Tăng Chi I, trang 136: “Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không phải Thánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ"; không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ Tập"; không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ Diệt"; không như thật rõ biết: "Ðây là Con Đường đưa đến Khổ Diệt". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không phải Thánh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng bậc Thánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo như thật rõ biết: "Ðây là Khổ"; như thật rõ biết: "Ðây là Khổ Tập"; như thật rõ biết: "Ðây là Khổ Diệt"; như thật rõ biết: "Ðây là Con Đường đưa đến Khổ Diệt". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng bậc Thánh.
Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng bậc Thánh.”

]]]


Li Nhn Nh Ca
Đại Phm Thiên Sahampatti

Những ai thọ trì, tụng đọc “Bác Nhã Tâm Kinh” của Đại Vương Vessavana thời sẽ đạt được nhiều an vui hạnh phúc không những cho bản thân mà còn cho những người thân yêu.
Càng tích cực phổ biến, giới thiệu bản Thánh tri này cho nhiều người, càng có nhiều công đức bất khả tư nghì do đã bố thí đúng chánh pháp, hộ trì đúng Phật pháp.
Ngược lại những ai tin vào “Bát Nhã Tâm Kinh” hãy tự hỏi lại chính mình sẽ thấy rõ: có phải từ khi họ đọc tụng “kinh” giả này họ đã bị nhiều tai ương, khổ đau, ách nạn cho mình và gia đình không?
 Đó là do quả báo nhãn tiền, họ phải trả giá đắt do vô minh tà tín tin vào các gián điệp, tay sai của ác ma, quay lại xúc phạm Thánh nhân, phá bỏ Phật pháp chánh truyền.
Nếu họ không biết sám hối, cải tà quy chánh, từ bỏ các “kinh” bịa đặt; thời họ không thể chấm dứt khổ đau ngay trong hiện tại, không những thế họ còn bị đọa vào địa ngục A-tỳ trong tương lai lâu dài.
]
Ai hiểu được ý nghĩa đoạn kinh dưới đây sẽ biết vì sao các luận sư gốc Bà-la-môn đem pháp Ba-la-mật “bất sanh, bất diệt” vào trong đạo Phật, và vu khống ba đời chư Bụt còn phải “nương theo”:

“29. Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn liền thứ lớp giảng pháp cho Bà-la-môn Kūtadanta, Pokkharasādi… như là thuyết về bố thí, thuyết về trì giới, thuyết về các cõi trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của dục lạc và sự lợi ích của xuất ly.

Khi Đức Thế Tôn biết tâm của Bà-la-môn Kūtadanta đã sẵn sàng, đã nhu thuận, không còn chướng ngại, được phấn khởi, được tín thành, liền thuyết pháp mà chư Phật đã chứng ngộ, tức là Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Cũng như tấm vải thuần bạch, được gột rửa các vết đen sẽ rất dễ thấm màu nhuộm, cũng vậy chính chỗ ngồi này pháp nhãn xa trần ly cấu khởi lên trong tâm Bà-la-môn Kūtadanta: "Phàm pháp gì được tập khởi lên đều bị tiêu diệt" (Xem Kinh Kūtadanta và Kinh Ambattha, Trường Bộ 1)

]
PHÁP TRÍCH LỤC
"Thấy Khổ và Khổ Tập,
Thấy sự khổ vượt qua,
Thấy đường Thánh Tám Ngành,
Ðưa đến khổ não tận." (PC 191)
{ Thừa tự Pháp trích lục
Tụng vô Khổ, vô Tập,
Niệm “yết đế” tàn hơi,
Bỏ lơ Thánh Tám Ngành,
Ðưa đến khổ vô tận
+ Ai nói các Tỳ-kheo Thanh Văn Tiểu Thừa là nhị thừa chấp có, chấp không hãy đọc kỹ đoạn kinh Tôn giả A-nan dạy cho Channa sau đây:
“-- Này Hiền giả Channa, tôi tận mặt nghe Thế Tôn, tận mặt nhận lãnh từ Thế Tôn lời giáo giới này cho Kaccānaghotta: "Thế giới này dựa trên hai (quan điểm), này Kaccāna, hiện hữu và không hiện hữu. Ai thấy như thật với chánh trí tuệ sự tập khởi của thế giới, thì không chấp nhận là thế giới không hiện hữu! Nhưng này Kaccāna, ai thấy như thật với chánh trí tuệ sự đoạn diệt của thế giới, thì cũng không chấp nhận là thế giới có hiện hữu.
Thế giới này phần lớn, này Kaccāna, là chấp thủ các phương tiện và bị trói buộc bởi thành kiến. Với ai không đi đến, không chấp thủ, không an trú vào chấp thủ các phương tiện, tâm không an trú vào thiên kiến tùy miên, vị ấy không nói: 'Ðây là tự ngã của tôi". Với ai nghĩ rằng: 'Cái gì khởi lên là đau khổ, cái gì diệt là đau khổ’, vị ấy không có phân vân, nghi hoặc. Trí ở đây không mượn nhờ người khác. Cho đến như vậy, này Kaccāna, là chánh trí".
"'Tất cả đều có’, này Kaccāna, là một cực đoan. 'Tất cả đều không có’ là một cực đoan. Không chấp nhận hai cực đoan ấy, này Kaccāna, Như Lai thuyết pháp một cách trung đạo. Do duyên vô minh, nên hành khởi. Do duyên hành, nên thức khởi... Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
Do sự ly tham, đoạn diệt vô minh không có dư tàn nên các hành diệt... Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này" (S.iii,132)
{ Thừa tự Pháp trích lục
Thế nhưng Bà-la-môn giáo phát triển sau này vẫn rơi vào cực đoan thứ hai, thi nhau tụng niệm “tất cả pháp đều không”. Khốn thay người ta lại gán nó vào ‘kim khẩu’ của Thế Tôn của Phật giáo Đại thừa để từ đây tiến đến phủ định sạch trơn tất cả.
Trích nguyên văn một đoạn trong ‘kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa’: “Như Lai nói: “sắc không, thọ tưởng hành thức cũng không…; nhãn xứ không… pháp xứ cũng không; Như Lai nói nhãn giới không… pháp giới cũng không;… nhân duyên tánh không, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên không… hữu sắc pháp không vô sắc pháp không, hữu kiến vô kiến pháp không, hữu đối vô đối pháp không, hữu lấu vô lấu không, hữu vi vô vi không; Như Lai nói quá khứ vị lai hiện tại pháp không, ta nói rằng, tất cả pháp đều không…”. (Nguồn: tuechung.net/phapluan/30tutuongkhong.html).
Tất cả pháp đều không, thế nhưng lại có cái pháp Ba-la-mật mà đến ba đời chư Phật còn phải nương theo!!! Gọi Đại thừa (thãi) là vậy!
Tương Ưng Bộ, S.ii,104: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Ðây chính là con đường Thánh Đạo Tám Ngành, tức là Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định”
{ Thừa tự Pháp trích lục
Tám Chánh Đạo trong đó Chánh Tinh Tấn là Bốn Chánh Cần, Chánh Niệm là Bốn Niệm Xứ, Chánh Định là Bốn Thiền Bốn Thánh Định, là con đường cũ mà tất cả các vị Chánh Đẳng Giác thuở xưa đều đã đi qua và chứng đắc.
Thế nhưng đến Bát Nhã kinh tâm của Đại Thừa giáo do các tổ sư gốc Bà-la-môn kết tập và xiển dương thì xổ toẹt tất cả “vô Khổ - Tập - Diệt - Đạo, vô chứng diệc vô đắc” mà chỉ có Bát-nhã-ba-la-mật mà ba đời chư Phật phải nương theo!!!
Ô hô ai tai! Người tin theo các tổ sư gốc Bà-la-môn là ai? Là con Phật Thích Ca Mâu Ni hay con các tổ sư gốc Bà-la-môn? Họ tu theo đúng Tám Chánh Đạo hay tu theo pháp môn lai tạp của Bà-la-môn giáo???
34.IV. Ðến Bờ Bên Kia (S.v,25)
1-2) Tại Sāvatthi...
3) -- Có tám pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia (apārāpa ramgamanāya). Thế nào là tám? Tức là Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Tám pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia.
4) Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ thuyết như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
1) Ít thay là những người,
Ðạt đến bờ bên kia.
Phần lớn quần chúng khác,
Chạy qua lại bờ này.

2) Những ai theo thuyết giảng,
Chánh pháp khéo tuyên thuyết,
Họ đến bờ bên kia,
Khéo vượt cảnh giới Ma.

3) Ðoạn tận các hắc pháp,
Bậc trí tu bạch pháp,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Trong độc cư, khó lạc.

4) Ở đây, muốn hưởng lạc,
Hãy bỏ mọi dục vọng,
Bậc trí tự thanh lọc,
Tự tâm khỏi phiền não.

5) Những ai khéo tu tập,
Chánh tâm trong Giác chi,
Từ bỏ các chấp trước,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Lậu hoặc tận, chói sáng,
Ðạt tịch tịnh ở đời.
{ Thừa tự Pháp trích lục
Trong Đại giáo thừa có một pháp môn qua hàng ngàn năm được nhiều người tin tưởng và tụng niệm vì tin rằng nó sẽ giúp giải thoát. Đó là pháp trì chú trong Bát Nhã Tâm Kinh do Bồ-tát Quán Tự Tại rao truyền,không khác gì phép niệm chú của các Bà-la-môn thời xưa, Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”. Có người dịch “Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!”
Những ai còn phân vân thắc mắc xin mời đọc Phật Học Hoài Nghi phần Thần Chú Đại Thừa Bà-la-môn sẽ rõ. Ở đây Thừa tự Pháp xin phép phát biểu ý kiến cá nhân dựa theo đoạn chánh Kinh “Đến Bờ Bên Kia” của Phật.
Ít thay là những người. Biết được Chơn Diệu Pháp. Phần lớn quần chúng khác. Chạy theo tà ngụy kinh.
Những ai theo đúng Pháp. Chân Phật Pháp chánh truyền. Họ đến bờ giải thoát. Khéo vượt cảnh giới Ma.
Ðoạn tận các tà pháp. Bậc trí tu đúng pháp, Bỏ nhà, sống không nhà. Trong độc cư, thiền định.
Ở đây, muốn hưởng lạc. Hãy bỏ mọi tà kinh. Bậc trí tự thanh lọc. Tự tâm khỏi ngụy pháp.
Những ai khéo tu tập. Chánh tâm trong Chánh Pháp. Từ bỏ các tà vạy. Hoan hỷ không chấp thủ. Tà kiến tận, chói sáng. Ðạt giải thoát ở đời.
16. VI. Thọ Trì (2) (S.v,427)
1) ...
2-3) ... (giống như đoạn số 2-3 của kinh trên)
4) -- Bạch Thế Tôn, con thọ trì Khổ là Thánh Đế thứ nhất do Thế Tôn thuyết giảng. Bạch Thế Tôn, có Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Khổ này được Sa-môn Gotama thuyết giảng không phải là Thánh Đế thứ nhất. Tôi bác bỏ Khổ ấy là Thánh Đế thứ nhất. Tôi sẽ tuyên bố một Khổ khác là Thánh Đế thứ nhất". Sự kiện như vậy không xảy ra.
5-6) Bạch Thế Tôn, con thọ trì Khổ Tập là Thánh Đế thứ hai... Khổ Diệt là Thánh Đế thứ ba.... không xẩy ra.
7) Bạch Thế Tôn, con thọ trì Con Ðường Đưa Đến Khổ Diệt là Thánh Đế thứ tư do Thế Tôn thuyết giảng. Bạch Thế Tôn, có Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Con Ðường Đưa Đến Khổ Diệt này, được Sa-môn Gotama thuyết giảng không phải là Thánh Đế thứ tư. Tôi bác bỏ Con Ðường Đưa Đến Khổ Diệt ấy là Thánh Đế thứ tư. Tôi sẽ tuyên bố một Con Ðường Đưa Đến Khổ Diệt khác là Thánh Đế thứ tư". Sự kiện này không xẩy ra.
8) Bạch Thế Tôn, như vậy con thọ trì bốn Thánh Đế do Thế Tôn thuyết giảng.
9) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Ông thọ trì bốn Thánh Đế do Ta thuyết giảng. Khổ, này Tỷ-kheo, là Thánh Đế thứ nhất, do Ta thuyết giảng, hãy như vậy thọ trì. Này Tỷ-kheo, có Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Khổ này do Sa-môn Gotama thuyết giảng không phải là Thánh Đế thứ nhất. Tôi bác bỏ Khổ này là Thánh Đế thứ nhất. Tôi sẽ tuyên bố một Khổ khác là Thánh Đế thứ nhất". Sự kiện như vậy không xảy ra...
"Khổ Diệt Thánh Đế... Con đường đưa đến Khổ Diệt". Này Tỷ-kheo, là Thánh Đế thứ tư do Ta thuyết giảng, hãy như vậy thọ trì. Này Tỷ-kheo, có Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Con Ðường Đưa Đến Khổ Diệt này do Sa-môn Gotama thuyết giảng không phải là Thánh Đế thứ tư. Tôi bác bỏ Con Ðường Đưa Đến Khổ Diệt này là Thánh Đế thứ tư. Tôi sẽ tuyên bố một Con Ðường Đưa Đến Khổ Diệt khác là Thánh Đế thứ tư". Sự kiện như vậy không xẩy ra.
10) Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì như vậy Bốn Thánh Đế do Ta thuyết giảng. Do vậy, này Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... "Ðây là Khổ Tập"... "Ðây là Khổ Diệt"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường Đưa Đến Khổ Diệt".
{ Thừa tự Pháp trích lục
Khổ thật! Bởi Đức Thế Tôn đã dạy Bốn Thánh Đế là Diệu Pháp bậc Thánh, thế nhưng trong bài kinh Tương Ưng tập 2, trang 386: “Ở đây, khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm Diệu pháp biến mất
Ngu thật! Bởi, chỉ có ác ngu si mới cải biên Thánh Pháp thành “thường pháp”, Diệu Pháp thành “Tiểu pháp” và cũng vì thậm ngu si mới tin theo ác ngu si ấy, phủ nhận sạch trơn tất cả bằng những hý luận trườn uốn như lươn.
Nguyên nhân của khổ này cũng chỉ vì vô minh tin lầm tà nhân, ái luyến lầm tà pháp để rồi gặt lấy hậu quả tà kiến.
Khốn khổ thay, như Đức Phật đã dạy kẻ mang tà kiến chỉ có hai sanh thú: địa ngục hoặc súc sanh. Đây mới thực là khổ - khổ.
Trích Kinh Phân Biệt Về Sự thật, số 141, Trung Bộ 3
“Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Bārānasi (Ba-la-nại), Isipatana (chỗ chư Tiên đọa), tại Migadaya (Lộc Uyển).
Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- "Này các Tỷ-kheo".
-- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau:
-- Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại. Không một Sa-môn, Bà-là-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ Bốn Thánh-đế…”
{ Thừa tự Pháp trích lục
Bạch Đức Thế Tôn, Vô thượng Pháp luân Ngài dạy là như vậy, thế nhưng những kẻ đời sau không vâng chính lời Ngài. Trái lại họ lại đi tin theo tà nhân, tà đạo cho nên Diệu Pháp chỉ tồn tại có năm trăm năm, hoàn toàn đúng với sự tiên tri của Ngài!
Chính Ngài đã dạy Tín Căn phải có Tuệ Căn đi kèm, lòng tin phải có trí tuệ suy tư thẩm sát. Thế nhưng người đời sau dù rất tin Ngài nhưng thơ ngây đi kèm cho nên thành ra tin bừa tín bậy cả tà nhân cùng các tà kinh, ngụy pháp của họ.
Rõ ràng Chánh Pháp không bao giờ mạt, chỉ có người mạt mà thôi. Chánh Đạo không bao giờ mất, chỉ có vô minh tà tín nên mới lạc đạo mà thôi!
Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định vẫn còn đó; chỉ có những kẻ có mắt như mù, có tai như điếc, có trí như đậu hũ mới chạy theo tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định mà thôi!
THIÊN NỮ PHÁP KÍNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét