Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

A MI TÒ PHÒ CHỞ ĐÁ


Tịnh Độ tử: _ Này Chánh Nhân, theo 48 đại nguyện của ngài A Mi Tò Phò, dù một kẻ tạo tội đến đâu cũng được cứu rỗi dễ dàng. Giống như tảng đá to, dù nặng cỡ nào cũng được chiếc thuyền lớn chở qua sông.
Chánh Nhân: _ Tảng đá lớn dù có nổi hay chìm cũng chẳng chết ai. Chiếc thuyền to nhưng không có trí tuệ là điều dễ hiểu. Nhưng ở đây một kẻ đại ác với bàn tay đẫm máu, tạo biết bao tai hoạ, sau khi gây tội ác hắn chỉ cần tín-nguyện-hành, nhẫn đến mười niệm, cũng được Tây du Cực lạc là chuyện hoàn toàn khác. Tiếp độ kiểu đó, điều ác được tiêu trừ hay gia tăng? Còn bao nhiêu nạn nhân vô tội của kẻ sát nhân, nếu họ không tín-nguyện-hành thì ai cứu giúp họ? Nhân quả ở đâu? Công bằng chỗ nào? Chí nhân, chí thánh, chí thiện như thế ư?
Tịnh Độ tử: _ Ngài Angulimala cũng là một sát tử, nhưng cũng đắc A La Hán và được giải thoát đấy thôi!
Chánh Nhân: _ Ông nên nhớ, trước và sau đó, ngài Angulimala vẫn phải trả nợ sòng phẳng cho luật nhân quả. Như chánh kinh mô tả, Ngài đã phải nhẫn nhục chịu đựng biết bao nhiêu trận đòn thù, trả nợ biết bao nhiêu máu, chấp nhận biết bao nhiêu đau khổ. Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã khuyên nhủ và sách tấn ông phải kham nhẫn, vì nếu không như thế, ông ta sẽ bị nấu sôi ngàn năm trong địa ngục. Mọi người phải biết sợ quả báo thì thế giới mới trở nên an bình được chứ. Công bằng phải như thế. Nhân quả là ở đó. Chí nhân, chí thánh, chí thiện là như vậy.
Tịnh Độ tử: _ Ừ nhỉ, vậy mà tôi không nghĩ ra. Thôi, từ nay tôi bái bai mấy ông luận sư Bà-la-môn và cả ông A Di Đà của họ là vừa.
Chánh Nhân: _ Lành thay! Ông nên nhớ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy rõ “kẻ ôm tà kiến chỉ có hai sanh thú: địa ngục hoặc súc sanh”. Mấy ông cứ nhắm mắt tin theo mấy ông luận sư Bà-la-môn gián điệp và các kinh văn ngụy tạo của họ, phải đọa cõi dữ là điều chắc chắn.
Tịnh Độ tử: _ Mô Phật! Giờ đây tôi phải làm sao để đoái công chuộc tội?
Chánh Nhân: _ Phải tích cực ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện.
Tịnh Độ tử: _ Xin ông nói rõ hơn!
Chánh Nhân: _ Tích cực ngăn ác là nỗ lực ngăn không cho tà kinh, tà kiến còn phát triển. Tích cực diệt ác là nỗ lực đoạn trừ tà kiến, đốt bỏ mấy cuốn tà kinh. Tích cực sanh thiện là nỗ lực tìm hiểu đúng Chánh Kinh, Chánh Pháp và giúp người khác cũng được như vậy. Tích cực tăng trưởng thiện là nỗ lực thọ trì nhiều hơn và truyền bá rộng hơn Chánh Kinh, Chánh Pháp.
Tịnh Độ tử: _ Xin cảm ơn Ông chỉ giáo. Tôi sẽ tích cực thực hành những điều ông vừa nói để cứu mình và cứu mọi người.
-------------------
"  Nguyên văn nguyện thứ 18 của A-di-đà
Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
!  Nguyện thứ 18 của Diêm Vương A Ya Ma  
Lúc tôi thành Diêm Chúa, thập phương sát sanh, chí tâm diệt chủng, kể cả kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp; nhưng không muốn sanh về cõi âm phủ, nhẫn đến 10 niệm tên tôi thôi, nếu bị sanh, thời tôi không ở ngôi U Minh Giáo Chủ.
"  Nguyên văn nguyện thứ 1của A-di-đà
Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ-đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
!  Nguyện thứ 1của Diêm Vương A Ya Ma  
Lúc tôi thành Diêm Chúa, thập phương chúng sanh phát tâm diệt chủngkhông tu các công đức, không muốn sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi có cùng đại chúng hiện thân trước người đó hay khôngchẳng ai chứng minh được, cho nên tôi cứ nguyện bừa cho những kẻ ngu tin theo”
"  Nguyện thứ 20 của A-di-đà:
Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi, và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
!  Nguyện thứ 20 của Diêm Vương A Ya Ma:
Lúc tôi thành Diêm Chúa, thập phương sát sanh nghe danh hiệu tôi, không cần nhớ cõi nước tôi, và chẳng tu các công đức, chí tâm làm ác, nhưng không muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi U Minh Giáo Chủ.
] Trích chánh Kinh Angulimala, số 86, Trung Bộ 2:
“…Rồi Tôn giả Angulimala buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi để khất thực. Lúc bấy giờ, một cục đất do một người ném, rơi trên thân Tôn giả Angulimala, rồi một cây gậy do một người khác quăng, rơi trên thân Tôn giả Angulimala, rồi một hòn sỏi do một người khác quăng, rơi trên thân Tôn giả Angulimala.
Rồi Tôn giả Angulimala bị lỗ đầu, chảy máu, bình bát bị bể, ngoại y bị rách, đi đến Thế Tôn. Thế Tôn thấy Tôn giả Angulimala từ xa đi đến, thấy vậy, liền nói với Tôn giả Angulimala: "Hãy kham nhẫn, này Bà-la-môn! Hãy kham nhẫn, này Bà-la-môn! Ông đang gặt hái ngay trong hiện tại quả báo của nghiệp mà đáng lẽ Ông phải chịu nấu sôi ở địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm".
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Đạo Phật không chủ trương lấy ác trả đũa cho cái ác, vì như vậy chẳng còn gì là thiện. Theo quy luật nhân quả nhân bản đích thực, tự bản thân một nghiệp ác phải chịu quả báo của nghiệp ác, một nghiệp thiện hưởng quả báo của nghiệp thiện dưới nhiều hình thức của cảm thọ, của luân hồi, của đạo lý công bằng chân chánh.
Chánh Đạo của Thánh Tuệ Từ Bi không có hại cho mình, không gây hại cho người; có lợi cho mình, có lợi cho người, cho cả hai, cho toàn thế giới. Ngược lại tà pháp tà đạo chỉ phiến diện một chiều, phi lý, bất công, lợi bất cấp hại. Cõi Tây phương Tịnh độ A-di-đà là ví dụ điển hình.
Theo Bhuddhist Research

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét