Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

BỤT A HÀM BÀ LA MÔN DẠY VẮT SỮA BÒ


So sánh hai bài kinh tương đương trong Chánh Kinh Pali và tà kinh A Hàm sẽ thấy nhiều điều khôi hài trớ trêu. Tà kinh A Hàm có từ hàng ngàn năm trước còn như rứa, huống hồ ba thứ "huyền ký" vô căn cứ ba sàm của những kẻ phá hoại đời nay.
Phân tích so sánh
Chánh Kinh "Phù Di" (số 126, Trung Bộ Pali) và Tà kinh "Phù Di" (số 173, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “Ví như, này Bhumija, một người cần sữa, tìm cầu sữa, đi chỗ này chỗ kia để tìm sữa. Và người ấy vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ. Nếu người ấy có ước nguyện, vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ, thời người ấy lấy được sữa.”  
Tà kinh A Hàm: Này Phù-di, ví như có người muốn lấy sữa, cho bò ăn uống no nê rồi vắt sữa nơi vú nó thì chắc chắn lấy được sữa.”
Phân tích: Những ai bấy lâu tin theo A Hàm, cho bò… đực ăn uống no nê rồi vắt sữa nơi vú nó có chắc chắn lấy được sữa không? Ai làm được chuyện này hãy chỉ cách, kẻo Bụt A Hàm mang tiếng dạy điều ngớ ngẩn vớ vẩn.
Nếu quý vị bó tay, xin mời đọc hết cả tạng kinh Pāli đồ sộ được kết tập đầu tiên để tìm xem có bất kỳ một ví dụ nào vô lý như thế này không. Chắc chắn là không. Vì sao? Vì đó là Chánh Kinh!
***
Chánh kinh Pāli: “Nếu bốn ví dụ này, này Bhumija, khởi đến từ nơi Ông cho vương tử Jayasena, thời vương tử Jayasena tự nhiên tin tưởng Ông, và khi đã tin tưởng, sẽ hành động đúng theo cung cách một người đã tin tưởng Ông.
-- Nhưng làm sao, bạch Thế Tôn, bốn ví dụ này khởi đến từ nơi con cho vương tử Jayasena, khởi lên một cách tự nhiên, từ trước chưa từng được nghe, như Thế Tôn được?
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Bhumja hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.”
Tà kinh A Hàm:  “Này Phù-di, nếu ngươi nói cho Vương đồng tử nghe bốn ví dụ này, Vương đồng tử nghe xong chắc chắn sẽ rất hoan hỷ, cúng dường thầy suốt đời, như áo, chăn, uống ăn, ngọa cụ, thuốc thang và đủ các thứ nhu dụng khác cho đời sống”.
Tôn giả Phù-di thưa: “Bạch Thế Tôn, trước đây con chưa từng được nghe bốn ví dụ này, thì lấy đâu để nói lại. Duy chỉ hôm nay mới được nghe Thế Tôn nói mà thôi”.
Phật thuyết giảng như vậy. Tôn giả Phù-di và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.”
Phân tích: Quả là “Bụt A Hàm” đã đi quá xa, nói năng quá trớn hơn “Phật Pāli” rất nhiều, vì vậy không còn thực tế và hợp lý nữa.
Phù-di chỉ cần nêu ví dụ cho bò (đực) ăn no vắt sữa thôi thì Vương đồng tử nghe xong “chắc chắn sẽ rất hoan hỷ, cúng dường thầy suốt đời, như áo, chăn, uống ăn, ngọa cụ, thuốc thang và đủ các thứ nhu dụng khác cho đời sống”… trong tù vì cái tội giỡn mặt với vua quan.
Tất nhiên Phù-di cũng chẳng dại như mấy người tin A Hàm, vì ông ta cũng biết những ví dụ ngớ ngẩn này chẳng ai nói ra nên ổng “chưa từng được nghe”, chỉ có hôm nay ổng mới nghe Bụt A Hàm nói tào lao như vậy mà thôi.
- Cuộc nói chuyện chỉ có Tôn giả Phù-di và Đức Thế Tôn nhưng lại có các Tỳ-kheo khác xen vào, đây cũng là điều không thực tế và phi lý khác nữa của bản A Hàm. Trong bản A Hàm, những tùy tiện như vậy rất nhiều, một bản Thánh Kinh không được phép dễ dãi như thế, trừ phi nó là kinh ngụy tạo.
NGHIÊN CỨU HỌC PHẬT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét