Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

CHAY MẶN THỜI NAY


DẪN: Hai mươi năm trước, khi PG Nguyên Thủy phát hành cuốn "Vấn đề ẩm thực trong Phật giáo" thế là cả Đại Thừa giáo sồn sồn phản đối, la lối. Thậm chí có nhiều cư sĩ chay cuồng tín mạt sát cả một trưởng lão của Nam Tông chỉ vì vị này 'mắc tội' dám viết lời giới thiệu cho cuốn sách. Thời thế đã đổi thay. Chân lý vẫn là chân lý. Tuy vậy vẫn cần phải tiếp tục 'rống tiếng sư tử' để bảo vệ Chánh Pháp.
--------------
Du sĩ Bà-la-môn trường chay nói với cháu nữ cư sĩ Visakha:
_ Trong tinh thần bình đẳng tối thượng, sinh mạng của người và cừu đều như nhau. Do vậy tôi không thể chấp nhận chuyện con người giết cừu để ăn thịt.
_ Thưa ngài, giữa cừu và gà vịt thì sao?
_ Bình đẳng!
_ Giữa gà vịt và tôm tép?
_ Bình quyền!
_ Giữa tôm tép và các vi sinh vật?
_ Ngang nhau! Tất cả đều vô phân biệt!
_ Thế sao ngài lại chấp nhận ăn đĩa rau, uống ly nước có vô số vô lượng chúng sanh trong đó? Nến ngài thắp trong đền từ đâu? Trống ngài gõ do da con gì? Xà-bông ngài tắm, dép da ngài mang, vải lụa ngài mặc, lược sừng ngài chải, dầu cá ngài uống… Tất cả những thứ chung quanh ngài đang sử dụng có bình đẳng tối thượng không? Tất cả đều vô phân biệt, vô chấp, vô ngã, không dơ không sạch, vậy tại sao lại còn phân biệt món chay món mặn? Còn chấp ngã mặn ngã chay, ngã Đại ngã Tiểu? Như vậy có quá ư vô lý và vô trí không?
Nói xong, cháu nữ cư sĩ Visakha chép miệng lắc đầu rồi xoay người biến mất. Kể từ đó mọi người không còn thấy vị du sĩ Bà-la-môn trường chay rêu rao đả kích Phật giáo và cách ăn tam tịnh nhục nữa. Chính nhờ thiện nghiệp này, nên khi thân hoại mạng chung, du sĩ Bà-la-môn đã không bị đọa vào cõi địa ngục.
Du sĩ Bà-la-môn nhờ ăn trường chay, nên không phải tái sanh vào cõi ác thú. Nhưng do ngài không biết áp dụng luật “tam tịnh” nên khi sử dụng các vật dụng “mặn” khác ngài vẫn còn “thấy, nghe và nghi” kẻ khác sát sanh vì mình, chính vì lẽ đó du sĩ Bà-la-môn trường chay đã không được tái sanh cõi Trời, cõi Người, mà được thác sanh vào cõi thiện thú theo đúng hành nghiệp rau cỏ của mình.
VISAKHA CHÁU

SỰ TÍCH HAI NHỤC KẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHAY MẶN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét