Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

SƯ GIÀ MẤT DẠY VÀ CON NGỰA THÀNH TROY TRONG PHẬT GIÁO NAM TÔNG (Phần Cuối, tham khảo)


TẬP KHẢO LUẬN

MỤC LỤC

Phần 1

1) Quỷ dạ xoa ăn thịt con nít chứng liền thánh quả!
2) Đi tìm nguyên nhân phân hóa tại Kosambī và kẻ phá hòa hợp tăng
3) Luận giải phải y kinh, chú giải phải y chứng

Phần 2

4) Thủ đoạn dùng vũ khí người để giết người
5) Cài thêm tay sai và truyền thống phỉ báng thấu cáy
6) Tuệ tri chúng sanh là chúng sanh
7) Phá hoại chân lý
8) Xuyên tạc thâm độc
9) Kế sách gián điệp trong cuộc đấu tranh ý thức hệ tôn giáo

Phần 3

10) Thủ tiêu kinh gốc
11) Bình thuốc cũ, rượu độc mới
12) Vi diệu pháp hay Duy thức Bà-la-môn?  
13) Luận tạng - “Con ngựa thành Troy” của Theravada
14) Trở về nguồn với chánh kinh Nikaya và chánh luật Pātimokkha
15) Tà kiến là địa ngục
16) Bảo vệ đúng chánh pháp là tự cứu mình
17) Lõi cây duy nhất

Tham khảo
***


Sư già mất dạy
Con ngựa thành Troy
trong Phật giáo Nam Tông
Nhị Tạng Vương


(Phần 4)
Tham Khảo

] Bài kinh “Phạm Tội” (1), số 241, Tăng Chi tập 2, chương 4, XXV. Phẩm Sợ Hãi Phạm Tội, trang 272-274
“1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambī, tại khu vườn Ghosita. Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda đang ngồi xuống một bên:
- Này Ānanda, sự tranh chấp ấy đã được chấm dứt chưa?
- Từ đâu, bạch Thế Tôn, sự tranh chấp ấy sẽ chấm dứt được? Bāhiya, vị đồng trú với Tôn giả Anuruddha hoàn toàn đứng về phía hòa hợp tăng. Do vậy, Tôn giả Anuruddha nghĩ rằng không nên nói một lời nào.
- Này Ānanda, có khi nào Anuruddha lại can thiệp vào những vấn đề tranh chấp giữa chúng Tăng? Phải chăng, này Ānanda, khi nào có vấn đề tranh chấp gì khởi lên, chính hai Thầy Sārīputta và Moggallāna làm chấm dứt tất cả tranh chấp ấy?
2. Này Ānanda, do thấy bốn lợi ích này, kẻ ác Tỷ-kheo thích thú với phá hòa hợp Tăng.
Thế nào là bốn?
Ở đây, này Ānanda, kẻ ác Tỷ-kheo, do theo ác giới, theo ác pháp, không trong sạch, sở hành đáng nghi ngờ, có hành động che giấu, không phải Sa-môn nhưng tự xưng là Sa-môn, không hành Phạm hạnh nhưng tự xưng là hành Phạm hạnh, nội tâm mục nát, đầy ứ dục vọng, một đống rác dơ bẩn. Vị ấy nghĩ như sau: "Nếu các Tỷ-kheo sẽ biết ta là ác giới, theo ác pháp, không thanh tịnh ... một đống rác dơ bẩn; nếu họ hòa hợp, họ sẽ làm hại ta; nếu họ chia rẽ, họ sẽ không làm hại được ta".
Này Ānanda, do thấy lợi ích thứ nhất này, ác Tỷ-kheo thích thú với pháp hòa hợp Tăng.
3. Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo có tà kiến, thành tựu với chấp thủ biên kiến, vị ấy nghĩ như sau: "Nếu các Tỷ-kheo sẽ biết ta là có ác tri kiến, chấp thủ tri kiến; nếu họ hòa hợp, họ sẽ làm hại ta; nếu họ chia rẽ, họ sẽ không làm hại được ta”.
Này Ānanda, do thấy lợi ích thứ hai này, ác Tỷ-kheo thích thú với pháp hòa hợp Tăng.
4. Lại nữa, này Ānanda, ác Tỷ-kheo có tà mạng, nuôi sống mình với tà mạng. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Nếu các Tỷ-kheo sẽ biết ta có tà mạng, nuôi sống mình với tà mạng; nếu họ hòa hợp, họ sẽ làm hại ta; nếu họ chia rẽ, họ sẽ không làm hại được ta".
Này Ānanda, do thấy lợi ích thứ ba này, ác Tỷ-kheo thích thú với pháp hòa hợp Tăng.
5. Lại nữa, này Ānanda, ác Tỷ-kheo tham muốn lợi dưỡng, tham muốn cung kính, tham muốn không bị khinh miệt. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Nếu các Tỷ-kheo sẽ biết ta là tham muốn lợi dưỡng, tham muốn cung kính, tham muốn không bị kinh miệt; nếu họ hòa hợp, họ sẽ làm hại ta; nếu họ chia rẽ, họ sẽ không làm hại được ta".
Này Ānanda, do thấy lợi ích thứ tư này, ác Tỷ-kheo thích thú với pháp hòa hợp Tăng.
Do thấy bốn lợi ích này, này Ānanda, kẻ ác Tỷ-kheo thích thú với phá hòa hợp Tăng.”
{ Ghi chú của Nhị Tạng Vương:
Sự kiện và địa điểm trong hai bài kinh Phạm Tội và kinh Kosambī có nhiều trùng hợp giúp đi đến khẳng định “Sự tranh chấp ấy” được Đức Thế Tôn nói đến là một.
Theo trên, nguyên nhân của sự phá hòa hợp Tăng được xác định thêm là do sự kích động của vị “ác Tỳ-kheo” ác giới, ác kiến, tà mạng và tham vọng lợi dưỡng cung kính.
Xét Devadatta đều có thừa bốn ác pháp này. Dưới đây là một số nhận xét của Đức Thế Tôn về Devadatta:
 “Do bị tám phi Diệu Pháp chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Thế nào là tám?
Này các Tỷ-kheo, bị lợi dưỡng chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị sanh vào đọa xứ, địa ngục sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Này các Tỷ-kheo, bị không lợi dưỡng chinh phục, ... bị danh vọng chinh phục ... bị không danh vọng chinh phục ... bị cung kính chinh phục ... bị không cung kính chinh phục... bị ác dục chinh phục ... bị ác bằng hữu chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi” (Tăng Chi 3, bài kinh “Devadatta”, trang 502).
“Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, bị chinh phục bởi ba phi Diệu Pháp, với tâm bị chúng xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, bị rơi vào địa ngục, trú cả kiếp ở đây, không thể cứu chữa. Thế nào là ba?

Bị chinh phục bởi ác dục tâm bị ác dục xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đoạ xứ, bị rơi vào địa ngục, trú cả kiếp ở đấy, không thể cứu chữa.

Bị chinh phục bởi ác bằng hữu, với tâm bị ác bằng hữu xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, bị rơi vào địa ngục, trú cả kiếp ở đấy, không thể cứu chữa.

Dầu cho còn có những thượng pháp cần phải làm, do đạt được những chứng đắc đặc biệt, nhưng chỉ có giá trị tầm thường, Devadatta đã dừng lại giữa đường.

Này các Tỷ-kheo, bị chinh phục bởi ba phi Diệu Pháp này, với tâm bị chúng xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, bị rơi vào địa ngục, trú cả kiếp ở đấy, không thể cứu chữa (It. 85, Tiểu Bộ 1, tr. 413)
“Ðem đến hại mình, này các Tỷ-kheo, khi lợi dưỡng, cung kính, danh vọng khởi lên cho Devadatta; đem đến bất hạnh cho người, này các Tỷ-kheo, khi lợi dưỡng, cung kính, danh vọng khởi lên cho Devadatta!” (Kinh Devadatta, số 68, Tăng Chi 4 Pháp)
] Bài kinh “Kakudha”, số 100, Tăng Chi 2, Chương 5, X. Phẩm Kakudha, tr. 507-513
“1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambī, tại khu vườn Ghosita. Lúc bấy giờ Kakudha, người Koliya, là thị giả của Tôn giả Mahā Moggallāna vừa mệnh chung và sanh ra với một thân do ý tạo, thân ấy với tự thể có được (to rộng) ví như hai hay ba thửa ruộng làng ở Magadha.
Vị ấy, với tự thể như vậy, không làm cho tự mình hay làm cho người khác bị bệnh. Rồi Thiên tử Kakudha đi đến Mahā Moggallāna; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahā Moggallāna rồi đứng một bên. Thiên tử Kakudha thưa với Tôn giả Mahā Moggallāna:
- Thưa Tôn giả, Devadatta có khởi lên ý muốn như sau: "Ta sẽ lãnh đạo chúng Tăng". Với tâm khởi lên như vậy, thưa Tôn giả, thần thông của Devadatta bị thối thất.
Thiên tử Kakudha nói lên như vậy, nói như vậy xong, đảnh lễ Tôn giả Mahā Moggallāna, thân phía hữu hướng về ngài rồi biến mất tại chỗ. Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahā Moggallāna bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Kakudha, người xứ Koliya, là thị giả của con, mệnh chung không bao lâu, sanh ra với thân do ý tạo thành, thân ấy với tự thể có được (to rộng) ví như hai hay ba thửa ruộng làng ở Magadha. Vị ấy với tự thể như vậy, không làm cho tự mình hay làm cho người khác bị bệnh. Rồi Thiên tử Kakudha đi đến con; sau khi đến, đảnh lễ con rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, bạch Thế Tôn, Thiên tử Kakudha thưa với con: "Thưa Tôn giả, Devadatta có khởi lên ý muốn như sau: "Ta sẽ lãnh đạo chúng Tăng". Với tâm khởi lên như vậy. Thưa Tôn giả, thần thông của Devadatta bị thối thất". Thiên tử Kakudha, bạch Thế Tôn, nói lên như vậy. Nói như vậy xong, đảnh lễ con, rồi thân phía hữu hướng về con rồi biến mất.
- Này Moggallāna, có phải Thầy với tâm của mình biết được tâm của Thiên tử Kakudha rằng: "Ðiều gì Thiên tử Kakudha nói lên, tất cả đều là như vậy, không thể khác được"?
- Bạch Thế Tôn, với tâm của con, con biết được tâm của Thiên tử Kakudha rằng: "Ðiều gì Thiên tử Kakudha nói lên, tất cả đều là như vậy, không thể khác được".
- Này Moggallāna, hãy phòng hộ lời nói này! Này Moggallāna, hãy phòng hộ lời nói này. Nay kẻ ngu si ấy sẽ tự mình thấy rõ tự mình. Này Moggallāna, có năm bậc Ðạo sư này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là năm?
2. Ở đây, này Moggallāna, có vị Ðạo sư, giới không thanh tịnh lại tự cho rằng: "Ta có giới thanh tịnh. Giới của ta thanh tịnh, chói sáng, không có uế nhiễm".
Nhưng các đệ tử biết về vị ấy như sau: "Tôn giả Ðạo sư này có giới không thanh tịnh, lại tự nghĩ rằng: "ta có giới thanh tịnh. Giới của ta thanh tịnh, trong sáng, không uế nhiễm". Nếu ta tin cho các cư sĩ biết như vậy, thời vị Ðạo sư sẽ không bằng lòng. Và nếu vị ấy không bằng lòng, thời chúng ta sẽ xử sự như thế nào mới được".
Và vị ấy nhận được các vật dụng nhu yếu như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Những gì tự ngã sẽ làm, tự ngã sẽ được biết do việc làm ấy.
Như vậy, này Moggallāna, các đệ tử che chở giới cho bậc Ðạo sư, và bậc Ðạo sư như vậy chờ đợi các đệ tử che chở về giới cho mình.
3. Lại nữa, này Moggallāna ở đây có bậc Ðạo sư mạng sống không thanh tịnh, lại tự cho rằng: "Ta có mạng sống thanh tịnh. Mạng sống của ta thanh tịnh chói sáng, không có uế nhiễm".
Nhưng các đệ tử biết về vị ấy như sau: "Vị Tôn giả Ðạo sư này có mạng sống không thanh tịnh, lại tự nghĩ rằng: "Ta có mạng sống thanh tịnh. Mạng sống của ta thanh tịnh, trong sáng, không uế nhiễm". Nếu chúng ta tin cho các cư sĩ biết như vậy, thời vị Ðạo sư ấy không bằng lòng, và nếu vị ấy không bằng lòng thời chúng ta sẽ xử sự như thế nào mới được".
Và vị ấy nhận được các vật dụng nhu yếu như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Những gì tự ngã sẽ làm, tự ngã sẽ được biết do việc làm ấy.
Như vậy, này Moggallāna, các đệ tử che chở mạng sống cho bậc Ðạo sư và bậc Ðạo sư như vậy chờ đợi các đệ tử che chở mạng sống cho mình.
4. Lại nữa, này Moggallāna, ở đây có bậc Ðạo sư thuyết pháp không thanh tịnh, lại tự cho rằng: "Ta thuyết pháp thanh tịnh. Thuyết pháp của ta thanh tịnh, chói sáng, không có uế nhiễm".
Nhưng các đệ tử biết về vị ấy như sau: "Tôn giả Ðạo sư này thuyết giảng không thanh tịnh, lại tự nghĩ rằng: "Ta thuyết pháp thanh tịnh. Thuyết pháp của ta thanh tịnh, trong sáng, không uế nhiễm". Nếu chúng ta tin cho các cư sĩ biết như vậy, thời vị đạo sư sẽ không bằng lòng. Và nếu vị ấy không bằng lòng, thời chúng ta sẽ xử sự như thế nào mới được".
Và vị ấy nhận được các vật dụng nhu yếu như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Những gì tự ngã sẽ làm, tự ngã sẽ được biết do việc làm ấy.
Như vậy, này Moggallāna, các đệ tử phòng hộ sự thuyết pháp cho bậc Ðạo sư, và bậc Ðạo sư như vậy chờ đợi các đệ tử che chở thuyết pháp cho mình.
5. Lại nữa, này Moggallāna, ở đây có bậc Ðạo sư trả lời không thanh tịnh, lại tự cho rằng: "Ta trả lời thanh tịnh. Trả lời của ta thanh tịnh, chói sáng, không có uế nhiễm".
Nhưng các đệ tử biết về vị ấy như sau: "Tôn giả Ðạo sư này trả lời không thanh tịnh, lại nghĩ rằng: "Ta trả lời thanh tịnh. Trả lời của ta thanh tịnh, chói sáng, không uế nhiễm". Nếu chúng ta tin cho các cư sĩ biết như vậy, thời vị Ðạo sư sẽ không bằng lòng và nếu vị ấy không bằng lòng, thời chúng ta sẽ xử sự như thế nào mới được".
Và vị ấy nhận được các vật dụng nhu yếu như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Những gì tự ngã sẽ làm, tự ngã sẽ được biết do việc làm ấy.
Như vậy, này Moggallāna, các đệ tử che chở trả lời cho bậc Ðạo sư, và bậc Ðạo sư như vậy chờ đợi các đệ tử che chở trả lời cho mình.
6. Lại nữa, này Moggallāna, ở đây có bậc Ðạo sư tri kiến không thanh tịnh, lại tự cho rằng: "Ta có tri kiến thanh tịnh. Tri kiến của ta thanh tịnh, chói sáng, không có uế nhiễm".
Nhưng các đệ tử biết về vị ấy như sau: "Tôn giả Ðạo sư này tri kiến không thanh tịnh, lại tự nghĩ rằng: "Ta có tri kiến thanh tịnh. Tri kiến của ta thanh tịnh, trong sáng, không có uế nhiễm". Nếu chúng ta tin cho các cư sĩ biết như vậy, thời vị Ðạo sư sẽ không bằng lòng và nếu vị ấy không bằng lòng, thời chúng ta sẽ xử sự như thế nào mới được".
Và vị ấy nhận được các vật dụng nhu yếu như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Những gì tự ngã sẽ làm, tự ngã sẽ được biết do việc làm ấy.
Như vậy, này Moggallāna, các đệ tử che chở trả lời cho bậc Ðạo sư, và bậc Ðạo sư như vậy chờ đợi các đệ tử che chở tri kiến cho mình.
7. Này Moggallāna, Ta có giới thanh tịnh, và Ta tự biết: "Giới của Ta thanh tịnh, trong sáng, không có uế nhiễm". Các đệ tử không có che chở Ta về giới, và Ta không có chờ đợi các đệ tử che chở Ta về giới.
Mạng sống của Ta thanh tịnh. Ta tự rõ biết: "Mạng sống của Ta thanh tịnh, trong sáng, không có uế nhiễm". Các đệ tử không có che chở Ta về mạng sống, và Ta không có chờ đợi các đệ tử che chở cho Ta về mạng sống.
Thuyết pháp của Ta thanh tịnh, Ta tự rõ biết: "Thuyết pháp của Ta thanh tịnh, Ta tự rõ biết: "Thuyết pháp của Ta thanh tịnh, trong sáng, không có uế nhiễm". Các đệ tử không có che chở Ta về thuyết pháp và Ta không có chờ đợi các đệ tử che chở Ta về thuyết pháp.
Các câu trả lời của Ta thanh tịnh, Ta tự rõ biết: "Các câu trả lời của Ta thanh tịnh, trong sáng, không có uế nhiễm". Các đệ tử không có che chở Ta về các câu trả lời, và Ta không có chờ đợi các đệ tử che chở Ta về các câu trả lời.
Tri kiến của Ta thanh tịnh, Ta tự rõ biết: "Tri kiến của Ta thanh tịnh, trong sáng, không có uế nhiễm". Các đệ tử không có che chở Ta về tri kiến, và Ta không có chờ đợi các đệ tử che chở Ta về tri kiến.”
{ Ghi chú của Nhị Tạng Vương:
Theo bài Kinh ‘Kakudha’ ở trên, ngay tại Kosambi, Devadatta đã có tham vọng muốn lãnh đạo chúng Tăng. Tất nhiên Devadatta không thể thực hiện được tham vọng này một khi Đức Thế Tôn còn hiện tiền. Do vậy ông ta phải tìm cách phân hóa chúng Tăng, lôi kéo các Tỳ-kheo cả tin theo về phe mình nhằm thành lập một giáo đoàn mới. Muốn vậy, Devadatta cũng phải có tà pháp riêng, tà luật riêng nhằm dụ dỗ những Tỳ-kheo ngây thơ.
Thế nhưng ngay sau đó các Tỳ-kheo đi theo Devadatta đã thấy rõ dã tâm của Devadatta và trở về với Tăng đoàn. Devadatta đã phải hộc máu nóng vì thất bại trước tham vọng của mình. Sau đó Devadatta còn phải đọa vào địa ngục vô gián vì các ác tội của mình, trong đó có tội phá hoà hợp Tăng. Devadatta là bài học đắt giá cho những ai tin theo các tổ sư gốc Bà-la-môn, còn muốn phân hóa Phật Giáo thành lắm tông nhiều phái theo kiểu ‘đa phương, đa diện’.
] Bài kinh “Tôn Giả Ānanda”, số 106, Tăng Chi 2, Chương 5, XI. Phẩm An Ổn Trú
“1. Một thời, Thế Tôn ở Kosambī, tại khu vườn Ghosita.
Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, chúng Tỷ-kheo Tăng sống an ổn trú?
- Này Ānanda, khi nào vị Tỷ-kheo tự mình đầy đủ Giới và không làm phiền hà người khác với Tăng Thượng Giới. Cho đến như vậy, này Ānanda, chúng Tỷ-kheo Tăng sống an ổn trú.
- Bạch Thế Tôn, có pháp môn nào khác, nhờ vậy chúng Tỷ-kheo Tăng sống an ổn trú?
- Có thể có, này Ānanda!
Thế Tôn nói:
- Này Ānanda, khi nào Tỷ-kheo đầy đủ giới và không làm phiền hà người khác với tăng thượng giới, tự quán sát mình không quán sát người khác. Cho đến như vậy, này Ānanda, chúng Tỷ-kheo Tăng sống an ổn trú.
- Bạch Thế Tôn, có pháp môn nào khác, nhờ vậy chúng Tỷ-kheo Tăng sống an ổn trú?
- Có thể có, này Ānanda!
Thế Tôn nói:
- Này Ānanda, khi nào vị Tỷ-kheo đầy đủ giới và không làm phiền hà người khác với tăng thượng giới, tự quán sát mình, không quán sát người khác, chưa trở thành có danh tiếng, và không cảm thấy bực phiền vì không được có danh tiếng. Cho đến như vậy, này Ānanda, chúng Tỷ-kheo Tăng sống an ổn trú.
- Bạch Thế Tôn, có pháp môn nào khác, nhờ vậy chúng Tỷ-kheo Tăng sống an ổn trú?
- Có thể có, này Ānanda!
Thế Tôn nói:
- Này Ānanda, khi nào Tỷ-kheo đầy đủ giới và không làm phiền hà người khác với tăng thượng giới, tự quán sát mình, không quán sát người khác, chưa trở thành có danh tiếng, và không cảm thấy bực phiền vì không được có danh tiếng, đối với Bốn Thiền, thuộc Tăng Thượng Tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức. Cho đến như vậy, này Ānanda, chúng Tỷ-kheo Tăng sống an ổn trú.
- Bạch Thế Tôn, có pháp môn nào khác, nhờ vậy chúng Tỷ-kheo Tăng sống an ổn trú?
- Có thể có, này Ānanda!
Thế Tôn nói:
- Này Ānanda, khi nào Tỷ-kheo đầy đủ giới và không làm phiền hà người khác với tăng thượng giới, tự quán sát mình, không quán sát người khác, chưa trở thành có danh tiếng, và không cảm thấy bực phiền vì không được có danh tiếng, đối với Bốn Thiền, thuộc Tăng Thượng Tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức. Do đoạn tận các lậu hoặcvị ấy tự mình với thắng trí ngay trong hiện tại chứng đạt và an trú Vô lậu Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát. Cho đến như vậy, này Ānanda, chúng Tỷ-kheo Tăng sống an ổn trú.
Ngoài các an ổn trú này, này Ānanda, Ta tuyên bố không có một an ổn trú nào khác cao thượng hơn, thù diệu hơn.”
{ Ghi chú của Nhị Tạng Vương:
Hỡi những người đang nghĩ mình là con của Phật, đang nghĩ mình tu theo Pháp của Phật:
- Các vị có tự xét thấy mình có đầy đủ Giới chưa? Có biết thế nào là Tăng Thượng Giới không? Nếu các vị chưa tròn đủ Giới, chưa hiểu biết Tăng Thượng Giới; các vị đừng hỏi tại sao mình và hội chúng chùa mình không được an ổn trú, cứ hết chuyện này đến chuyện nọ.
Các vị cũng khoan vội tin ngay những ai đang đăng đàn thuyết Pháp nói rằng Phật đã thuyết như thế này, họ đã chứng được như thế kia. Vì sao? Vì Giới chưa thanh tịnh, tâm chưa thanh tịnh. Tâm chưa thanh tịnh, tri kiến chưa thanh tịnh. Tri kiến chưa thanh tịnh, đoạn nghi chưa thanh tịnh. Đoạn nghi chưa thanh tịnh, chưa thể thấy rõ đâu là Đạo, đâu là tà đạo; cho nên dễ bị dụ dỗ, bị hướng dẫn sai lạc.
Do vậy các vị hãy bắt đầu từ Giới hạnh, và nương theo đúng Chánh Kinh Phật dạy để từng bước đạt được an ổn trú.
- Các vị có tự quán sát mình và không quán sát người khác không? Nếu các vị không quán sát mình, chỉ quán sát người; các vị và hội chúng của mình sẽ dễ rơi vào hơn thua cãi cọ, sẽ không được an ổn trú.
- Các vị có bực phiền vì không được nổi tiếng không? Nếu có, các vị đã bị thói háo danh chi phối, khó mà an ổn trú.
- Các vị có biết Bốn Thiền là gì không? Vì sao Đức Phật gọi ‘Bốn Thiền’ là thuộc ‘Tăng Thượng Tâm, hiện tại lạc trú’? Các vị không biết và tu theo đây làm sao an ổn trú ngay trong hiện tại được?
 - Các vị có biết thế nào là ‘Vô lậu Tâm giải thoát? Thế nào là Vô lậu Tuệ giải thoát’? Chúng khác nhau thế nào? Các vị không biết những điều này làm sao giải thoát ngay trong hiện tại?
Các kiến thức mà các vị đang tin là ‘Phật học’ nó xuất hiện lúc nào? Do ai khởi xướng? Nó có thực sự giúp các vị và hội chúng của mình an ổn trú không hay đơn thuần chỉ là sự ru ngủ của những giáo lý mơ hồ, những hứa hẹn chung chung ảo tưởng?
Các vị hãy mau tỉnh ngộ kẻo không còn kịp cứu lấy mình.
] Bài kinh “Pārileyya” (Tạp 2, Ðại 2,13c) (S.iii,94)
“1) Một thời Thế Tôn ở Kosambītại vườn Ghosita.
2) Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kosambī để khất thực. Khất thực xong, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, Ngài dọn dẹp chỗ nằm của mình, cầm y bát, không gọi thị giả, không tin cho chúng Tăng biết, một mình, không có người đi theo, ra đi du hành.
3) Rồi một Tỷ-kheo, khi Thế Tôn đi chưa bao lâu, liền đi đến Tôn giả Ānanda; sau khi đến, nói với Tôn giả Ānanda:
-- Này Hiền giả Ānanda, Thế Tôn tự sắp xếp sàng tọa của mình, cầm y bát, không gọi thị giả, không tin cho chúng Tăng biết, một mình, không có người đi theo, ra đi du hành.
4) -- Này Hiền giả, trong khi Thế Tôn tự sắp xếp sàng tọa của mình, cầm y bát, không gọi thị giả, không tin cho chúng Tăng biết, một mình, không có người đi theo, ra đi du hành; trong khi ấy, Thế Tôn ưa sống một mình; trong khi ấy, Thế Tôn không muốn ai đi theo Ngài.
5) Rồi Thế Tôn tuần tự du hành, đi đến Pārileyyaka. Tại đây, Thế Tôn trú ở Pārileyyaka, dưới gốc cây bhaddasāla.
6) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Ānanda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ānanda những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.
7) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả Ānanda:
-- Ðã lâu lắm, này Hiền giả Ānanda, chúng tôi chưa được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp. Chúng tôi muốn, này Hiền giả Ānanda, được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp.
8) Rồi Tôn giả Ānanda cùng với các Tỷ-kheo ấy đi đến Pārileyyaka, gốc cây bhaddasāla, chỗ Thế Tôn ở; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
9) Rồi Thế Tôn thuyết pháp cho các Tỷ-kheo ấy, giảng giải, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ.
10) Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo sanh khởi suy nghĩ như sau: "Biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?"
11) Thế Tôn với tâm của mình biết được suy nghĩ của Tỷ-kheo ấy, liền nói với các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, pháp đã được giải thích, thuyết giảng. Bốn Niệm Xứ đã được giải thích, thuyết giảng. Bốn Chánh Cần đã được giải thích, thuyết giảng. Bốn Như Ý Túc đã được giải thích, thuyết giảng. Năm Căn đã được giải thích, thuyết giảng. Năm lực đã được giải thích, thuyết giảng. Bảy Bồ-Đề Phần đã được giải thích, thuyết giảng. Thánh Đạo Tám Ngành đã được giải thích, thuyết giảng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, pháp được Ta giải thích, thuyết giảng.
12) Dầu cho, này các Tỷ-kheo, các pháp được Ta giải thích, thuyết giảng như vậy, nhưng ở đây có Tỷ-kheo khởi lên suy nghĩ sau đây: "Biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?"
13-16) Này các Tỷ-kheo, biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân Nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân Nhân, không tu tập pháp các bậc Chân Nhân, quán sắc như là tự ngã, sự quán như vầy là hành.
Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu?
Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-kheo, cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Từ khát ái ấy, hành ấy sanh
Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Thọ ấy... xúc ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh.
Do biết vậy, do thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.
17) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, nhưng có thể quán tự ngã như là có sắc. Sự quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành.
Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu?
Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-kheo, cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy... thọ ấy... xúc ấy... vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh.
Do biết vậy, thấy vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.
18) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, không quán tự ngã như là có sắc, nhưng có thể quán sắc ở trong tự ngã. Quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành.
Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu?
Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-kheo, cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy... thọ ấy... xúc ấy... vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do biết vậy, thấy vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.
19) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, có thể không quán tự ngã như là có sắc, có thể không quán sắc ở trong tự ngã, nhưng có thể quán tự ngã ở trong sắc. Sự quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành.
Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu?
Ðối với kẻ vô văn phàm phu, do cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy... thọ ấy... xúc ấy... vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh.
Do biết vậy, thấy vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.
20-21) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, có thể không quán tự ngã như là có sắc, có thể không quán sắc ở trong tự ngã, có thể không quán tự ngã ở trong sắc. Nhưng có thể quán thọ như là tự ngã, và có thể quán tự ngã như là có thọ, có thể quán thọ ở trong tự ngã, và có thể quán tự ngã ở trong thọ.
22-23). ... có thể quán tưởng... có thể quán các hành...
24). ... có thể quán thức như là tự ngã, có thể quán tự ngã như là có thức; có thể quán thức ở trong tự ngã; và có thể quán tự ngã ở trong thức. Sự quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành.
Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu?
Ðối với kẻ vô văn phàm phu, do cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy... thọ ấy... xúc ấy... vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh.
Do biết vậy, thấy vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.
25) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã; có thể không quán thọ như là tự ngã; có thể không quán tưởng... không quán các hành... không quán thức như là tự ngã. Nhưng có thể có (tà) kiến như sau"Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết, tôi sẽ trở thành thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại". Nhưng thường kiến ấy, này các Tỷ-kheo, là hành. Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi...
Do biết như vậy, thấy như vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.
26) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã; không quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành... không quán thức là tự ngã; có thể không có (tà) kiến như sau: "Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết, tôi sẽ trở thành thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại". Nhưng vị ấy có thể có (tà) kiến như sau: "Nếu trước ta không có, thời nay không có của ta. Nếu ta sẽ không có, thời sẽ không có của ta".
27) Ðoạn kiến ấy, này các Tỷ-kheo, là hành. Nhưng hành ấy, lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh khởi, lấy gì làm hiện hữu?
Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-kheo, do cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy... thọ ấy... vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh.
Do biết vậy, thấy vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.
28) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã... không quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành... không quán thức như là tự ngã... không quán tự ngã ở trong thức; không có (tà) kiến như sau: "Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại" ; có thể không có (tà) kiến như sau: "Nếu trước ta không có, thời nay không có của ta. Nếu ta sẽ không có, thời sẽ không có của ta". Nhưng vị ấy có thể nghi hoặc, do dự, không đạt được cứu cánh trong Chánh pháp này.
29) Nhưng này các Tỷ-kheo, sự nghi hoặc, do dựkhông đạt được cứu cánh trong Chánh pháp này là hành.
Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu?
Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-kheo, do cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Thọ ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Xúc ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh.
30) Này các Tỷ-kheo, do biết như vậy, thấy như vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.
{ Ghi chú của Nhị Tạng Vương:
Bản thân mình vô thường,
Mọi người cũng vô thường,
Trong khoảnh khắc mọi việc
Đều biến đổi vô thường,
Cố chấp gì ở đây,
Cho thêm sầu thêm khổ.
Vậy hãy mau tinh tấn,
Đoạn diệt tham sân si,
Ngay kiếp này an lạc
Kiếp sau sanh thiện lành.
] Trích Kinh Phật Tự Thuyết (V) (Ud 41), Tiểu Bộ 1
“Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Kosambī, tại khu vuờn Ghosita. Lúc bấy giờ Thế Tôn sống bị các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, các vua, các đại thần của vua, các ngoại đạo, các đệ tử ngoại đạo quấy rầy, bị quấy rầy nên khổ, không có thoải mái an ổn.
Rồi Thế Tôn suy nghĩ như sau: "Nay Ta sống bị các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni... quấy rầy, vì bị quấy rầy nên khổ, không có thoải mái an ổn. Vậy Ta hãy sống một mình, xa rời đại chúng".
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi vào Kosambī để khất thực. Khất thực ở Kosambī xong, sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, liền dọn dẹp sàng tọa của mình, cầm y bát, không nói cho thị giả biết, không báo cho chúng Tỷ-kheo biết, một mình không có người thứ hai ra đi, bộ hành hướng đến Pārileyyaka, tiếp tục bộ hành và đi đến Pārileyyaka. Tại đây, Thế Tôn sống ở Pārileyyaka, khóm rừng Rakkhita, dưới gốc cây Sāla Bhadda.
Rồi một con voi, bị các con voi, các con voi cái, các con voi con, các con voi còn bú quấy rầy, ăn cỏ với đầu ngọn bị cắt đứt, ăn các cành cây bị gẫy, uống nước bị vẩn đục, khi hụp lặn xong lên khỏi nước nó bị các con voi cái cọ xát thân hình, vì bị quấy rầy nên khổ, không có thoải mái an ổn.
Rồi con voi ấy suy nghĩ: "Ta bị các con voi, các con voi cái... Ta vì bị phiền quấy rầy nên khổ, không có thoải mái, an ổn. Vậy Ta hãy sống một mình, xa rời khỏi đàn voi". Rồi con voi ấy, rời khỏi đàn voi, đi đến Pārileyyaka, tại khóm rừng Rakkita, ở gốc cây sāla Bhadda. Tại đấy, con voi ấy tại chỗ nào Thế Tôn ở, tại chỗ ấy nó dọn sạch cỏ với cái vòi của mình, đem nước uống, đồ ăn để Thế Tôn dùng.
Rồi Thế Tôn trong khi sống độc cư thiền định, tư tưởng như sau được khởi lên: "Ta trước đây bị các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni... quấy rầy không có thoải mái an ổn. Nay Ta sống không có bị các Tỷ-kheo... không có bị các ngoại đạo, đệ tử các ngoại đạo quấy rầy, vì không bị quấy rầy, Ta sống an lạc thoải mái".
Còn con voi ấy cũng khởi lên suy nghĩ như sau: "Trước đây ta sống bị các con voi.. quấy rầy, vì bị quấy rầy nên khổ, không có thoải mái an ổn. Nay ta sống không bị các con voi... quầy rầy. Ta ăn cỏ với đầu ngọn không bị cắt đứt, ăn các cành cây không bị bẽ gãy, uống nước không bị vẫn đục, khi hụp lặn xong lên khỏi nước, ta không bị các con voi cái cọ xát thân hình, ta không bị quấy rầy nên sống an lạc, thoải mái an ổn".
Rồi Thế Tôn, sau khi biết hạnh viễn ly của mình, với tâm của mình biết được tâm của con voi ấy, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
5. Ðây là voi với voi,
Với voi có ngà lớn
Với tâm điều phục tâm,
Một mình vui thích rừng.
{ Ghi chú của Nhị Tạng Vương:
Rõ ràng bài Kinh gốc trên đã nêu rõ lý do Đức Thế Tôn rời khỏi Kosambi. Thế nhưng một ngàn năm sau, luận sư Bà-la-môn Phật Âm đã xuyên tạc, bóp méo sự thật với dụng ý xấu. Khốn thay nhiều Phật tử lại tin ông Bà-la-môn hậu sinh hơn tin Phật. Suốt hơn ngàn năm qua, hết thế hệ này đến thế hệ khác chỉ còn biết nhất ngôn y chỉ ‘Thánh Tăng Phật Âm’ dạy thế này, Luận giải phán thế kia v.v.. Thật không sao tưởng nổi!
Theo ý nghĩa bài kinh, với sự im lặng ra đi của bậc Đạo Sư đã giúp các Tỳ-kheo tại Kosambi tỉnh giác nhìn lại mình. Các Tỳ-kheo ngày nay không còn được Đức Thế Tôn trực tiếp giáo giới, vì vậy họ càng phải nỗ lực tu học nhiều hơn nữa trong tinh thần hòa hợp nhau như ‘nước hòa với sữa’. Mỗi người phải tự ý thức tránh xa những bẫy sập nguy hiểm của các luận sư Bà-la-môn gián điệp đời sau.
Con rùa mù còn có cơ hội hi hữu một trăm năm trồi lên mặt biển một lần để chui đầu vào bọng cây, chứ một kẻ ôm giữ tà kiến do các Bà-la-môn gián điệp gieo rắc thì chẳng còn mảy may cơ duyên nào. Bởi, ‘kẻ ôm tà kiến chỉ có hai sanh thú: địa ngục hoặc súc sanh’. Mong những người con Phật hãy tỉnh mau kẻo trễ.
] Trích “Cūlagavaccha” , Trưởng Lão Tăng Kệ (Thera. 3)
“Ngài sanh là vị Bà-la-môn ở Kosambī, nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, ngài xuất gia. Lúc bấy giờ các Tỷ-kheo ở Kosambī tranh cãi nhauCūlagavachha không theo phe phái nào, trung thành với lời dạy của bậc Ðạo Sư, phát triển trí tuệ và chứng quả A-la-hán.
Thấy sự tranh cãi các Tỷ-kheo là nguyên nhân của sự thối thất, Ngài hoan hỷ với thái độ không phe phái của mình và nói lên bài kệ:
11. Tỷ-kheo nhiều hân hoan,
Trong pháp Phật tuyên bố,
Ðạt được đạo tịch tịnh,
Hành dừng lại an lạc.
{ Ghi chú của Nhị Tạng Vương:
Tỳ-kheo nhiều tranh cãi,
Trong hội chúng tranh chấp,
Tất cả bị đọa lạc,
Sân hận xuống cõi dữ.
Tu từ bi hỷ xả,
Tâm quảng đại rộng lớn,
Mỗi người được an vui,
Đời sau sanh cõi lành.
] Trích “Tissa”, Trưởng Lão Tăng Kệ (Thera. 6)
“Trong thời đức Phật hiện tại, ngài được sanh ở Kapilavatthucon người dì của đức Phật và được đặt tên là Tissa. Ngài xuất gia theo đức Phật, sống tại một lâm trại và tự phụ với địa vị của mình, tánh hay nóng nảy bất thường, vì vậy ngài không làm bổn phận của mình được hăng hái.
Rồi bậc Ðạo Sư, với thiên nhãn thấy ngài đang ngủ há miệng liền hiện đến trước ngài, thức ngài dậy với bài kệ:
39. Như bị kiếm chém xuống,
Như bị lửa cháy đầu,
Vị Tỷ-kheo xuất gia,
Chánh niệm, đoạn tham dục.”
{ Ghi chú của Nhị Tạng Vương:
Tissa là “con người dì của Đức Phật” vì thế ông là anh em họ chứ không phải chú của Phật như luận giải của Phật Âm. Trong Chánh Kinh và Luật gốc còn có các vị Tỳ-kheo Tissa khác, nhưng không có vị nào là chú của Đức Thế Tôn (Xem ghi chú trong bài ‘Sư Già Mất Dạy’ ở trên).
LUẬT TẠNG
ĐẠI PHẨM MAHĀVAGGA,
I. CHƯƠNG TRỌNG YẾU (MAHĀKHANDHAKAṂ) (tt)
Tụng phẩm thứ tám
“...[127]... Khi ấy, con rồng ấy (nghĩ rằng): “Nghe nói ta không có được pháp tiến bộ trong Pháp và Luật này” (trở nên) đau khổ, rầu rĩ, và trong khi nước mắt trào ra đã khóc rống lên, rồi bỏ đi.
Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Tỳ-khưu, đây là hai lý do đưa đến việc hiện ra bản thể thật của loài rồng là khi thực hành việc lứa đôi với rồng cái và khi hết lo âu rồi chìm vào giấc ngủ. Này các Tỳ-khưu, hai lý do này đưa đến việc hiện ra bản thể thật của loài rồng. Này các Tỳ-khưu, loài thú chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.
˜]
Bn mươi lăm mùa h ca Ðc Pht
(Xem www.BudSas\budsas_m\uni\u-vbud\vbpha206.htm)
“Hạ 6 (523 TCN): Ngụ tại đồi Mankula, thành Kiều-thượng-di (Kosambī), xứ Vamsa: thu phục và giáo hóa các người ngoại đạo.
Hạ 9 (520 TCN): Ngụ tại thành Kiều-thượng-di: nhân khi bị bà thứ hậu Magandhiya của vua Udena oán ghét và bêu xấu, Ðức Phật dạy tôn giả A-nan (Ānanda) về hạnh kham nhẫn.
Hạ 10 (519 TCN): Ngụ tại rừng Pārileyyaka gần thành Kiều-thượng-di: không khuyên giải được các xung đột và tranh cãi giữa hai nhóm tu sĩ, Ðức Phật bỏ vào rừng sống độc cư, và hóa độ được một voi chúa và một chú khỉ. Hai con thú nầy đã giúp đỡ Ngài trong các công việc hằng ngày.” (Hết trích)
{ Ghi chú của Nhị Tạng Vương: Tài liệu trên không ghi rõ các sự kiện từ Kinh hoặc Luật nào, vì vậy thiết nghĩ chỉ có tính chất tham khảo.
_________________

Xem Thêm
[Phần 1]  [Phần 2]  [Phần 3]  [Tham khảo]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét