PHÂN TÍCH SO SÁNH 2 BÀI KINH TƯƠNG ĐƯƠNG
TRONG PALI VÀ A HÀM
Chánh Kinh "Sáu Thanh Tịnh" (số 112, Trung Bộ Pali) và Ngụy kinh "Thuyết Trí" (số 187, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo, "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo nói lên chánh trí (annam) như sau: "Ta tuệ tri như vầy: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa"". Này các Tỷ-kheo, lời nói của vị Tỷ-kheo ấy, không nên tán thán cũng không nên bác bỏ.”
Tà kinh A Hàm: “Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Nếu các Tỳ-kheo nào đến trước các ngươi nói lên trí mà mình đã chứng đắc, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Các ngươi nghe rồi nên khen là đúng và hoan hỷ phụng hành.”
Phân tích So sánh:
Điều răn dạy trong Pāli càng hợp lý bao nhiêu thì trái lại A Hàm lại vô lý bấy nhiêu. Theo Kinh Pāli Sáu Thanh Tịnh, khi vị Tỳ-kheo nghe một Tỳ-kheo khác nói rằng vị ấy đã đạt chánh trí, vị Tỳ-kheo nghe được vậy không tán thán cũng không nên bác bỏ mà phải suy xét cho kỹ, cân nhắc cho chắc xem có đúng hay không.
Ngược lại, theo A Hàm, nếu gặp những kẻ thích nói láo, vọng ngữ, nói càn nói bậy, tự mạo nhận “đã chứng đắc” thì “các ngươi nghe rồi nên khen là đúng và hoan hỷ phụng hành” hay sao? Các nhà cải biên kinh A Hàm ‘chỉ dại’ kiểu này có chết các con Phật không? Thưa, không chết mà chỉ khốn khổ khốn cùng thôi.
Các dịch giả A Hàm đã cố tình cải biên điều hữu lý thành quá ư vô lý. Ác độc thay họ lại gắn nó vào miệng Bụt A Hàm! Mà Bụt A Hàm cũng lạ thật, cứ thích đi du hoá trong vườn ông Cấp Cô Độc là sao? Kinh Pali không bao giờ như vậy!
PHẬT HỌC CHUYÊN ĐỀ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét