Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

TÂM THƯ


Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsam-Buddhassa
Bức Tâm Thư
của
Phm Thiên Nhân
Kính gửi: Tất cả Tỳ-kheo thuộc hệ phái Nguyên Thủy trên toàn thế giới.
Về việc: Phân định Chánh Kinh Nguyên Thủy Pali và các tà kinh ngụy tạo khác bằng một phương thức hết sức đơn giản nhưng hiệu quả.
Tôi, Phạm Thiên Nhân, khẩn thiết kêu gọi tất cả các Tỳ-kheo Nguyên Thủy trên toàn thế giới hãy tích cực bảo vệ tạng kinh Pali Nguyên Thủy duy nhất của Phật Pháp bằng cách sau khi suy xét cẩn trọng những điều dưới đây hãy mạnh dạn lược bỏ, không tụng đọc, in dẫn, giới thiệu câu “Như vầy tôi nghe Evam me sutam trong các kinh Trung Bộ, Trường Bộ và Pali Nguyên Thủy, vì các lý do sau đây:
- Thứ nhất: Trong chánh Kinh và chánh Luật, không có bất kỳ một chứng cớ nào cho thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có di giáo về điều này. Một khi Ngài đã không dạy nhưng người sau tự ý thêm vào là gây hại chứ không có lợi.
- Thứ hai: Cũng trong chánh Kinh và chánh Luật, không có bất kỳ một chứng cớ nào cho thấy các Thánh Tăng A-la-hán và bản thân tôn giả Ananda tuyên bố xác chứng kinh văn phải có câu này. Vì sao? Vì trong tạng Luật không có câu này nhưng mọi người đều biết nó được trùng tuyên bởi ngài Upali. Vì vậy, dù tạng Kinh không có câu này, mọi người cũng thừa biết vai trò trùng tuyên kinh tạng Pali là của ngài Ananda.
- Thứ ba: Rất nhiều bài kinh trong Tương Ưng, Tăng Chi, Tiểu Bộ cũng đều không có câu này. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mọi người vẫn dễ dàng phân biệt đâu là Kinh Nikaya, đâu là Luật Patimokkha.
- Thứ tư: Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ 1, Đức Như Lai đã di giáo: “Này Ananda, nếu chúng Tăng muốn, sau khi Ta diệt độ có thể hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt chi tiết”. Sự hủy bỏ các học giới nhỏ nhặt chi tiết còn được phép, huống hồ ở đây không phải là học giới mà chỉ là một chi tiết nhỏ nhặt, dư thừa, không có căn cứ, không cần thiết; thậm chí nó lại là “cửa ngõ” cho những kẻ gián điệp lợi dụng điều này để tạo ra các tài liệu giả phá hoại Phật Pháp. 
- Thứ năm: Lược bỏ điều Đức Thế Tôn không di giáo sẽ giúp phân biệt rõ hơn tạng kinh gốc Pali duy nhất và các văn kiện ngụy tạo xuất hiện sau này, vì chúng đều dựa vào đây để xác tín các văn bản giả hiệu nhằm đánh lừa mọi người.
- Thứ sáu: Nhờ xóa bỏ như vậy sẽ giúp mọi người dễ dàng nhận diện rõ hơn các văn thư chế tác sau này. Từ nay các văn liệu nào có câu “Như vầy tôi nghe” đều là tài liệu ngụy tạo của người đời sau giả danh ngài Ananda để du nhập pháp giả. Qua đây mọi người sẽ thống nhất gọi các “vũ khí” giả mạo này là “cuốn”, “tập”, “sách” hoặc “bản” thay vì “kinh” như hiện nay. Ví dụ: cuốn Hoa nghiêm, tập Lăng già, bản A di đà, sách Pháp hoa v.v…
- Thứ bảy: Các tài liệu ngụy tạo sau này sẽ không dám lược bỏ câu “Như vầy tôi nghe” vì như thế là tự phủ nhận các luận văn của các luận sư gốc Bà-la-môn. Bởi lẽ hầu hết các bộ luận của Đại thừa đều biết khai thác câu “xác chứng” này để hợp thức hóa sự giả trá của chúng và tạo đức tin nơi những kẻ ngây thơ. 
- Thứ tám: Thực chất câu “Như vầy tôi nghe” là một mắt xích trong kế hoạch phá hoại đạo Phật của các gián điệp gốc ngoại học. Nó chính là vũ khí tiền trạm của các gián điệp ngoại học tung vào Phật giáo nhằm mở đường cho hàng loạt các kinh văn ngụy tạo ra đời sau này, và theo đây những người mất cảnh giác dễ bị cuốn mê theo sự dẫn dắt vòng vo của các luận sư gốc Bà-la-môn để rồi dễ dàng tin nhận các tà văn này.
- Thứ chín: Nếu không nghĩ như trên, có thể nghĩ rằng ngài A-nan tiên tri trước được sự giả mạo của các ngoại đạo sư và đây là kế dụ địch để các ngoại đạo sa bẫy. Sau này khi duyên lành đã đủ những vị kế thừa chỉ cần loại bỏ “bẫy” này thì sẽ làm rõ hơn sự khác biệt giữa chánh kinh và tà kinh.
Với các lý do chánh đáng nêu trên rất mong toàn thể Tăng Bảo Tỳ-kheo thuộc truyền thống Nguyên Thủy Chánh Tông hãy suy xét kỹ lưỡng và đồng lòng thực hiện lời đề nghị của nêu trên.
Chánh Pháp thuộc về những ai có chánh tín và có trí tuệ biết phân biệt rõ chánh và tà, thật và giả đối với Tam Bảo.
Nay kính.
Phạm Thiên Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét