Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

NHỮNG SỰ THẬT BẤT NGỜ TRONG KINH TẠNG NIKAYA VÀ NHỮNG LÝ DO BÁC BỎ KINH PHÁP HOA VÀ CÁC KINH ĐẠI THỪA KHÁC

-- Ai đọc 'kinh Pháp Hoa' của Đại Thừa đều biết câu chuyện về 'ngôi nhà lửa tam giới', 'cỗ xe pháp' và 'viên ngọc tánh Phật'
Đọc câu chuyện sau đây được trích nguyên văn từ bài kinh nguyên thủy "Đại Nghiệp Phân Biệt", số 136, Trung Bộ 3, một người có trí tuệ sẽ tự biết "ngôi nhà lửa", “chiếc xe to lớn” và “viên ngọc” từ đâu mà có.
“Ngồi một bên, du sĩ ngoại đạo Potaliputta thưa với Tôn giả Samiddhi:
-- Này Hiền giả Samiddhi, trước mặt Thế Tôn, tôi tự thân nghe, tự thân ghi nhận như sau: "Hư vọng là thân nghiệp, hư vọng là khẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệp là chân thật. Và có một Thiền chứng (samapatti), do thành tựu Thiền chứng này, sẽ không có cảm giác gì".
-- Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Chớ có phỉ báng Thế Tôn; phỉ báng Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy: "Hư vọng là thân nghiệp, hư vọng là khẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệp là chân thật”. Và Hiền giả, “có một Thiền Chứng, do thành tựu thiền chứng này, sẽ không có cảm giác gì”.
…Rồi Tôn giả Ananda và Tôn giả Samiddhi đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda, trình lên Thế Tôn tất cả câu chuyện giữa Tôn giả Samiddhi với du sĩ ngoại đạo Potaliputta.
Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:
-- Này Ananda, Ta chưa từng thấy du sĩ ngoại đạo Potaliputta, thời câu chuyện này từ đâu xảy ra?…” (Hết trích)
Cũng vậy, câu chuyện "ngôi nhà lửa", “chiếc xe to lớn” và “viên ngọc” từ đâu mà ra hỡi các Bồ-tát Đại Thừa? Từ “Bụt Pháp Hoa” xuất hiện hàng trăm năm sau khi Phật Thích Ca đã nhập Niết-bàn ư? Trí khôn của các vị đi đâu cả rồi lại dễ dàng mê tín như vậy?
Không đúng sao? Ngay khi Phật còn sống, ngay trong vùng Phật du hóa mà du sĩ ngoại đạo Potaliputta còn dám ngang nhiên mạo danh Phật, lừa gạt đệ tử Phật; chẳng lẽ sau này con cháu của Potaliputta lại sợ hãi các người đến độ không dám hóa thân làm “Bụt Pháp Hoa” để phá chánh hiển tà hay sao? Với người trí, chỉ cần một đoạn kinh trên cũng đã đủ cơ sở để trả lời dứt khoát!
Thế nhưng, những đứa con khờ dại trên cỗ xe to lớn vẫn còn muốn cố tin vào sự cứu rỗi của “Bụt Pháp Hoa”, họ cần phải được nhắc nhở thêm rằng: đâu phải chỉ có một mình Potaliputta là biết ngụy trá giả danh Phật, xuyên tạc pháp Phật nhằm đánh lừa đệ tử Phật. Đoạn chánh kinh dưới đây cho thêm một minh chứng nữa:
“Rồi Bà-la-môn Sikha Moggallàna đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sikha Moggallàna thưa với Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, những ngày trước đây, trước đây nữa, thanh niên Sonakàyana có đến con, và sau khi đến nói với con như sau: "Sa-môn Gotama chủ trương tất cả nghiệp đều không có kết quả. Chủ trương tất cả nghiệp đều không có kết quả, vị ấy nói đến sự đoạn diệt của thế giới, nhưng thế giới này thiệt là có do nghiệp tác thành thế giới và được tồn tại do tác động của nghiệp”.
-- Này Bà-la-môn, Ta chưa từng thấy thanh niên Sonakàyana. Từ đâu lại có câu chuyện như vậy?...” (Tăng Chi tập 2, chương 4, tr.262)
Cũng vậy, này các Bồ-tát Đại Thừa, từ đâu Phật giáo lại có câu chuyện Đại Thừa - Tiểu Thừa, xe to xe nhỏ, trong khi Kinh điển gốc Nikaya chưa từng thấy có một dòng nào, một người nào nhắc đến sự kiện chia rẽ này?
Đến như một tên thanh niên Sonakayana non choẹt, miệng còn hôi sữa mà hắn còn biết giả giọng Phật, xuyên tạc pháp Phật, chẳng lẽ các luận sư Bà-la-môn sau này lại không “vẽ” nổi mấy cỗ xe bò, xe ngựa để dụ dỗ lũ con nít hay sao? Giang hồ hiểm ác, chẳng lẽ họ lại sợ các người?
Nhưng nào đã hết đâu, vẫn còn chuyện mạo danh Phật, xuyên tạc lời Phật trắng trợn như thế này nữa:
“Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:
-- Tôi có được nghe, thưa Tôn giả Gotama, người ta loan truyền rằng Sa-môn Gotama nói như sau: "Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố thí cho người khác. Cần phải bố thí cho đệ tử của Ta, không cần phải bố thí cho đệ tử những người khác. Bố thí cho Ta có quả lớn, bố thí cho những người khác không có quả lớn. Bố thí cho các đệ tử của ta có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn!...
-- Này Vaccha, những ai nói rằng Sa-môn Gotama nói như sau: "Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố thí cho người khác. ...Bố thí cho các đệ tử của ta có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn!", những người ấy không nói đúng với lời nói của Ta, họ đã xuyên tạc Ta với điều không thật, họ đã nói láo. Này Vaccha, ai ngăn chận người khác bố thí, người ấy tạo ra ba chướng ngại pháp và đánh cắp mất ba vật. Thế nào là ba?...” (Tăng Chi tập 1, chương 3, tr.287)
Ác hiểm thay, những kẻ nói láo, xuyên tạc Đức Thế Tôn không chỉ dừng lại ở đó. Rất nhiều lần chính Ngài đã phải thanh minh phủ nhận những sự vu khống xuyên tạc trắng trợn của bọn họ. Kinh Kannakatthala, số 90, Trung Bộ 2 là một dẫn chứng khác nữa. Trong bài kinh này Đức Thế Tôn đã nói với vua Pasenadi:
_ “Thưa Ðại vương, những ai nói như sau: "Sa-môn Gotama có nói: "Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến, có thể cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra”, những vị nói như vậy không nói đúng lời Ta nói, và họ xuyên tạc Ta một cách hư ngụy, không đúng sự thật” (Hết trích)
Tệ hại thay, không những “chuyện nói” của Đức Thế Tôn bị vu khống xuyên tạc, mà cả “chuyện ăn” của Ngài cũng bị những kẻ ác tâm thối miệng vu cáo chụp mũ. Đã từ lâu những “cỗ xe lớn” vẫn trung thành với truyền thống ăn chayăn… nói như các Bà-la-môn, họ cũng biết lớn tiếng phỉ báng những chiếc “xe mu rùa” vì cái tội dám ăn tam tịnh nhục giống như Đức Phật:
“-- Này Jivaka, những ai nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình được làm cho mình”, những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật.
Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi vì mình mà giết. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng.
Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi vì mình mà giết. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng (Kinh Jivaka số 55, Trung bộ 2)
Khốn nỗi, không phải chỉ có chừng ấy, trong kinh Nikaya còn rất nhiều những chứng cứ khác nữa. Nhưng thiết nghĩ, bấy nhiêu cũng đã quá đủ để một người, dù cho có mê tín đến đâu chăng nữa, nhưng nếu còn một chút lý trí cũng phải cảnh giác với bất kỳ “Tam tạng thánh điển kinh-luật-luận” nào xuất hiện sau này.
Thật vậy, ngay khi Đức Thế Tôn còn hiện hữu, ngay trong vùng Đức Phật du hóa thế nhưng đã có những kẻ nham hiểm dám ngang nhiên mạo danh Phật, giả tạo lời Phật; họ cũng biết “như vầy tôi nghe” nhằm vu khống xuyên tạc pháp Phật, lừa gạt đệ tử Phật.
Trong khi đó, một chiều tin rằng các kinh - luật được kết tập và xiển dương bởi các tu sĩ gốc Bà-la-môn, sau khi Phật đã nhập diệt hàng trăm năm, đều thực sự do Đức Thế Tôn truyền dạy để rồi dẫn đến chia rẽ Tăng chúng, phân hóa Pháp bảo, xem thường Chánh kinh, rõ ràng nếu đây không phải là sự cả tin quá ngây thơ, quá mê tín đến độ mù quáng thì còn là gì nữa?
Hơn ai hết, với trí tuệ Tam Minh cùng Thế Gian Trí, Đức Thế Tôn quá thấu rõ sự ngụy trá và thủ đoạn của các luận sư ngoại đạo. Chính vì thế từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước Ngài đã cảnh báo về nguyên nhân Pháp và Luật sẽ bị cải biên ô nhiễm, và Ngài cũng đã chỉ rõ lý do vì sao các “Như lai sứ giả” đã không thể nhận thức được điều ngụy tạo này:
“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, sẽ có những Tỷ-kheo trong tương lai thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập.
Do thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, khi họ thuyết về Thắng pháp hay về Quảng thuyết (Trí giải luận), họ rơi vào hắc pháp, không có thể giác ngộ rõ ràng… đối với các kinh tạng do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không tánh, khi các kinh ấy được thuyết giảng, họ không có nghe, họ không có lắng tai, họ không an trú tâm liễu giải, họ không nghĩ rằng các kinh ấy cần phải học tập, cần phải học thuộc lòng.
Còn những kinh điển do các thi sĩ làm, những bài thi, với những chữ văn hoa, với những câu văn hoa, thuộc ngoại điển do các đệ tử thuyết, trong khi các kinh ấy được thuyết giảng, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ lóng tai, họ an trú tâm liễu giải. Các pháp ấy, họ sẽ nghĩ cần phải học tập, cần phải học thuộc lòng.
Này các Tỷ-kheo, đây là do Pháp ô nhiễm, nên Luật ô nhiễm; do Luật ô nhiễm, nên Pháp ô nhiễm.
Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ tư… thứ năm về tương lai, nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai, các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, các Thầy cần phải tinh tấn để đoạn tận sợ hãi ấy (Lược trích bài kinh “Sợ Hãi Trong Tương Lai (3)”,Tăng Chi 2, Chương 5, Phẩm Chiến Sĩ, trang 479).
Đáng sợ thay, thực tế đã diễn ra hoàn toàn đúng với sự tiên tri của Đức Chánh Biến Tri!
Hãy thử tính mà xem, hơn hai ngàn năm qua đã có bao nhiêu thế hệ Tăng Ni, Cư sĩ đã bị ô nhiễm bởi hắc pháp, hắc luật? Đã có bao nhiêu kẻ ngây thơ quay lưng với Kinh Nikaya - Luật Patimokkha gốc, quay lại coi thường Chánh Pháp Nguyên Thủy cùng các Thánh tăng A-la-hán? Chắc chắn Diêm Vương ở địa ngục biết rõ hơn ai hết, và chắc chắn các luận sư Bà-la-môn là thích thú hơn ai hết!
Trước sự nham hiểm của người đời, những người con Phật với một đức tin ngây thơ và mất cảnh giác làm sao có thể ngờ được những lời dạy nguyên thuỷ của Đức Phật trong kinh Nikaya nhằm vạch rõ thủ đoạn gian xảo của các ngoại đạo giả danh Phật, xuyên tạc lời Phật, lừa gạt đệ tử Phật đều đã bị lược bỏ hoặc bị biên dịch một cách xảo trá trong các kinh A-hàm cấp 2 tương đương.
Chẳng nói đâu xa, ngay các đoạn kinh Nikaya được trích dẫn trong bài viết này cũng đã bị lược bỏ trong các đoạn kinh A Hàm tương đương, điển hình như trong Trung A Hàm tập 3, kinh số 170 trang 763; và tập 4, kinh số 212, trang 651.
Tất nhiên, các “giả sứ” không thể để mọi người biết rõ mánh khóe ngụy trá xuyên tạc lời Phật như trong kinh Nguyên Thủy được, bởi lẽ nếu để các Phật tử biết, họ sẽ phải cảnh giác suy tư kỹ lưỡng trước khi tin bất kỳ các kinh-luật-luận nào xuất hiện sau này. Và lúc ấy, các “Tam tạng đời mới” dù có hý luận ngụy biện lươn lẹo đến đâu chăng nữa cũng sẽ dễ dàng bị phát hiện và đào thải từ lâu.
Một khi những giả sư đã cố tình biên dịch xảo trá kinh văn Nguyên Thủy, hẳn nhiên họ phải hủy bỏ bản chính gốc để không ai có thể phát hiện ra thủ đoạn của họ. Và đây chính là lý do vì sao các bản kinh gốc bằng tiếng Sanskrit đã bị biến mất không còn một cuốn.
Không còn bản chính gốc để so sánh đối chiếu, lại đeo mang đức tin mù quáng vì giới hạnh không thanh tịnh, rồi gặp phải phù thuỷ miệng lưỡi nham hiểm, dĩ nhiên hậu quả không sao tránh khỏi là sỏi đá cũng biến thành ngọc quý. Điều này cũng giống như ví dụ sau đây được Đức Thế Tôn nói đến trong bài kinh Magandiya, số 75, Trung Bộ 2: 
 -- “Này Magandiya, ví như người sanh ra đã mù, không thấy sắc đen hay sắc trắng, không thấy sắc xanh, không thấy sắc vàng, không thấy sắc đỏ, không thấy sắc đỏ tía, không thấy cái gì thăng bằng, không thăng bằng, không thấy các vì sao, không thấy mặt trăng, mặt trời.
Người ấy nghe một người có mắt nói như sau: "Thật tốt đẹp thay tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh”. Và người ấy tìm tấm vải trắng. Rồi có một người khác đánh lừa người ấy với một tấm y thô,dính dầu và đất và nói: "Này bạn, đây là tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh cho bạn”.
Người ấy lấy tấm y ấy, sau khi lấy, đắp trên mình. Sau khi đắp trên mình, người ấy hoan hỷ thốt lên lời nói tự mãn: "Thật tốt đẹp thay tấm vải trắng xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh”.
Này Magandiya, Ông nghĩ thế nào? Kẻ sanh ra đã mù kia, do biết, do thấy, lấy tấm y thô, dính dầu và đất ấy để rồi sau khi lấy người ấy đắp trên mình, sau khi đắp trên mình; người ấy hoan hỷ thốt lên lời nói tự mãn: "Thật tốt đẹp thay, tấm vải trắng xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh”; hay là do lòng tin người có mắt?
-- Thưa Tôn giả Gotama, do không biết, không thấy, kẻ sanh ra đã mù kia lấy tấm y thô, dính dầu và đất ấy để rồi sau khi lấy, người ấy đắp trên mình, sau khi đắp trên mình, người ấy hoan hỷ thốt lên lời nói tự mãn: "Thật tốt đẹp thay tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh”;  cũng do lòng tin người có mắt." <hết trích>
Cũng thế, do trí tuệ mù lòa không biết, không thấy; lại cả tin vào những kẻ lường gạt thì sỏi đá cũng sẽ biến thành ngọc quý là vậy. Trong Bồ-tát giới thuộc truyền thống Phật giáo biến thái, do các luận sư gốc Bà-la-môn ra sức xiển dương, có điều khoản cấm các đệ tử Đại Thừa tụng đọc Kinh điển Nhị Thừa Nguyên Thuỷ.
Khi chế ra “giới luật ô nhiễm” này, các tổ sư gián điệp Bà-la-môn có chủ đích muốn làm mù mắt các Bồ-tát-con để từ đó tha hồ khoác lên nhận thức của họ những tư tưởng phi Phật pháp, thậm chí chống lại Đạo Phật. Nhưng khốn nỗi, các “con chiên” vì “mù kinh điển gốc” nên vẫn không hề hay biết, một mực kiêu mạn hãnh tiến trên cỗ xe bò to lớn.
Đã thế lại còn tự mãn với đại tăng thượng mạn đòi “khai thị hội nhập tri kiến Phật”, quay lại khinh chê chính giáo pháp nguyên thủy của Bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác là tiểu thừa, là pháp sơ cơ dành cho những người thấp kém v.v… và v.v…
Đáng thương thay, với tà kiến tà mạn ấy họ đã tự xếp mình vào hàng ngũ những kẻ ngu si, tự hoại diệt con đường giải thoát của chính mình:
"Kẻ ngu si miệt thị,
Giáo pháp bậc La Hán,
Bậc Thánh, bậc chánh mạng.
Chính do ác kiến này,
Như quả loại cây lau
Mang quả tự hoại diệt” 
(PC 164)
Chính vì tin vào các kinh văn ngụy tạo xuất hiện sau khi Phật nhập Niết Bàn hàng trăm năm, do các luận sư Bà-la-môn gián điệp trao tặng, nên những bậc “đại nhân” quay ra ngấm ngầm khinh miệt bọn “tiểu nhân”, cố chấp phân biệt Đại Thừa - Tiểu Thừa, xe to - xe bé, truyền thống mới – cũ, khiến gây chia rẽ Tăng Bảo, phân hoá Tăng đoàn. Nguy hại thay, điều này có nghĩa, chính các vị đại-trí-tuệ-Thích-xe-lớn đã rơi vào gian kế ngoại giao và ly gián của con cháu dòng dõi Bà-la-môn Vassakàra mà không biết.
Thật vậy, như trong bài kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ 1) còn ghi rõ, trước khi vua A-xà-thế muốn tấn công dân thành Vajjì hùng mạnh, ông ta đã cử Bà-la-môn Vassakara đến dò hỏi ý kiến của Đức Thế Tôn. 
Nhằm tránh một cuộc chiến tranh xảy ra cho hai dân tộc, đồng thời giữ vững lập trường không can thiệp vào chuyện thế sự, Đức Phật đã khéo léo căn ngăn bằng cách chỉ hỏi ngài Ananda về bảy pháp không bị suy giảm nơi dân Vajji. Thế nhưng, nghe xong, vị sứ giả Bà-la-môn với bản chất nham hiểm của mình đã bộc lộ ngay một kế sách thâm độc để đánh phá người khác:
“--Thưa Tôn giả Gotama, nếu dân Vajjì chỉ hội đủ một pháp không bị suy giảm này, thời dân Vajjì nhất định được lớn mạnh, không bị suy giảm, huống nữa là đủ các bảy pháp không bị suy giảm. Thưa Tôn giả Gotama, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha không thể đánh bại dân Vajjì ở chiến trận, trừ phi dùng ngoại giao hay kế ly gián. Thưa Tôn giả Gotama, nay chúng con phải đi, chúng con có nhiều việc và có nhiều bổn phận” (Sđd).
Cũng theo bài kinh trên, ngay sau khi Bà-la-môn Vassakara rời khỏi, Đức Thế Tôn đã tức khắc cho triệu tập tất cả các Tỳ-kheo quanh vùng Vương Xá để dạy “Bảy pháp không làm suy giảm Tăng đoàn”, trong đó nhấn mạnh đến sự đoàn kết chúng Tỳ-kheo
Tất nhiên, Đức Chánh Biến Tri cũng thừa biết Bà-la-môn Vassakara và các con cháu của ông ta sẽ “có nhiều việc, nhiều bổn phận” phải làm như thế nào đối với một giáo đoàn dù “sanh sau đẻ muộn” nhưng đã phát triển lớn mạnh, lấn át chính tôn giáo và giai cấp của họ.
Thử hỏi, các “Như Lai sứ giả” cố chấp phân biệt Đại Thừa – Tiểu Thừa, “Theravada” – không “Theravada”, “Khất sĩ” – không “Khất sĩ”, “tông phái mình” – “không phải tông phái mình”… có ai hiểu vì sao sự kiện này lại được nêu lên ngay phần đầu bài kinh quan trọng, ghi lại những lời chỉ dạy cuối cùng trước lúc Thế Tôn nhập Niết-bàn? Và có ai còn nhớ “Bảy pháp không làm suy giảm” là gì? Như thế nào là dùng ngoại giao và kế ly gián để tiêu diệt một đối thủ hùng mạnh?
Liệu các “Như Lai sứ giả” có hiểu được vì sao chi tiết quan trọng vạch trần âm mưu thâm độc của Bà-la-môn Vassakara trong kinh Pali lại bị “kẻ bí mật” lược bỏ trong bài kinh “Du Hành” A Hàm tương đương?
Một Đức Thế Tôn đã dạy như vậy, chẳng lẽ vài trăm năm sau xuất hiện trong kinh Kim Cang đề cao “vô phân biệt”, thế nhưng lại đi phán truyền phân biệt một cách trái ngược: “…giáo pháp Đại Thừa, nói cho những người đi theo giáo pháp Đại Thừa tối thượng… bởi vì những ai ưa pháp Tiểu Thừa, vẫn còn ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả” (đoạn 25)?
Thử hỏi, trong thời Đức Phật còn hiện tiền có chuyện Đại Thừa, Tiểu Thừa không mà Bụt Kim Cang lại nói chuyện phân biệt Đại - Tiểu? Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đủ biết ‘kinh Kim Cang’ do kẻ đời sau vẽ ra để gây chia rẽ phá hoại Phật giáo.
Nhìn hiện trạng Phật Giáo ngày nay ngay tại đất nước sản sinh ra nó, cũng như sự phân hóa thành lắm tông nhiều phái trong Phật Giáo, chưa đủ để các “đệ tử của trí tuệ” mở mắt ra hay sao?
Quả đúng như Đức Phật đã tiên tri: “Ví như, này Kassapa, vàng (thật) không biến mất khi nào vàng giả chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào vàng giả hiện ra ở đời, thời vàng (thật) biến mất.
Cũng vậy, này Kassapa, Diệu Pháp không biến mất, khi nào tượng pháp chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời Diệu Pháp biến mất.
Này Kassapa, địa giới không làm Diệu Pháp biến mất, thủy giới... hỏa giới... phong giới không làm Diệu Pháp biến mất.
Ở đây, khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm Diệu Pháp biến mất” (S.ii,223).
Thật vậy, Phật thật không biến mất khi nào “Phật” giả chưa hiện ra đời, và khi nào “Phật” giả ra đời thời Phật thật biến mất. Kinh thật không biến mất khi nào “kinh” giả chưa hiện ra đời, và khi nào “kinh” giả ra đời thời Kinh thật bị lãng quên biến mất. Thánh thật không biến mất khi nào “thánh” giả chưa hiện ra đời, và khi nào “thánh” giả ra đời thời Thánh thật biến mất.
Núi lửa, động đất, sóng thần không thể làm cho Diệu Pháp biến mất mà chỉ có sự vô minh, ngu si, dốt nát mới làm cho nó biến mất mà thôi.
Vì sao? Vì ngu si nên mới lộng giả thành chân, mới tạo tà phá chánh. Và cũng vì ngu si nên mới nghe sao tin vậy, không biết phân biệt Phật thật – Phật giả, kinh thật – kinh giả, tăng thật – tăng giả, pháp chánh – pháp tà. 
Vì ngu si dốt nát nên mới dễ dàng tin lời con cáo biết giả giọng người thân của mình để rồi chạy theo xe giả, ngọc giả; quay lại phủ nhận Pháp thật, phỉ báng Thánh thật, gây hại cho bản thân mình và biết bao người khác.
Nguy hiểm hơn nữa, vì tin và chạy theo tà giáo của những kẻ gián điệp nên những điều Phật không nói lại bảo Phật nói, còn những điều Phật nói lại bảo Phật không nói để rồi chia tông lập phái, phân biệt Tăng đoàn Đại Thừa - Tiểu Thừa, đây là tội phá hoà hợp Tăng phải đọa vào địa ngục vô gián, không biết đến khi nào mới thoát ra được.
Những ai còn tin vào những kinh văn ngụy tạo, chấp thủ những giới luật cải biến sai khác, gây phân hóa Tăng đoàn thành Đại Thừa - Tiểu Thừa - Mật Thừa, hãy ghi nhớ kỹ các đoạn kinh sau đây:
“Ở đây, này Upàli, các Tỷ-kheo thuyết phi pháp là pháp; thuyết pháp là phi pháp; thuyết phi luật là luật; thuyết luật là phi luật; thuyết điều Như Lai không nói, không thuyết, là điều Như Lai nói, Như Lai thuyết; thuyết điều Như Lai có nói, có thuyết, là điều Như Lai không nói, không thuyết; thuyết điều Như Lai thường không sở hành là điều Như Lai thường sở hành; thuyết điều Như Lai thường sở hành là điều Như Lai không thường sở hành; thuyết điều Như Lai không chế đặt là điều Như Lai chế đặt; thuyết điều Như Lai có chế đặt là điều Như Lai không có chế đặt. Chính do mười sự này, họ phá hoại, họ chia rẽ, họ hành bất động Yết-ma, họ tuyên đọc giới bổn Pàtimokkha khác biệt. Cho đến như vậy, này Upàli, là chúng Tăng bị phá hoại
Trên đây là trích đoạn trong bài kinh “Phá Hòa Hợp Tăng” số 35 thuộc Tăng Chi tập 4, chương 10, phẩm IV. Tiếp theo, trong bài kinh “Quả Của Phá Hòa Hợp Tăng” số 38, ngài Ananda đã hỏi Đức Thế Tôn:
“- Phá hoại Tăng hòa hợp, đem lại kết quả gì?
- Này Ananda, đem lại tội ác kéo dài đến một kiếp.
- Bạch Thế Tôn, tội ác gì kéo dài một kiếp?
- Này Ananda, bị nấu trong địa ngục một kiếp.
Kẻ phá hòa hợp Tăng
Bị rơi vào đọa xứ,
Bị rơi vào địa ngục
Kéo dài đến một kiếp;
Ưa thích sự bất hòa,
An trú trên phi pháp,
An ổn các khổ ách,
Lại xa lìa, từ bỏ;
Ai phá sự hòa hợp,
Của Tăng chúng Tỷ-kheo,
Trong một kiếp, người ấy,
Bị địa ngục nung nấu”.
Bị nấu trong địa ngục một kiếp! Hỡi ôi, cái giá phải trả cho vô minh tà kiến thật khắc nghiệt! Nghĩ mà thương cho những kẻ si mê dại khờ, nhưng làm sao khác được khi đó là luật nhân quả.
Giờ đây những kẻ thích-chia-rẽ đã biết như vậy, thấy như vậy; nếu họ sớm tỉnh ngộ, biết giữ đúng giới luật thanh tịnh và quay lại nỗ lực xiển dương đúng Chánh Pháp Nguyên Thủy Nikaya để đoái công chuộc tội, may ra còn kịp cứu lấy mình.
Đã đến lúc những người con Phật phải tỉnh thức ngủ mê để tự cứu lấy chính mình và xương minh đúng Chánh Phật Pháp, nhờ vậy mới có thể gieo duyên lành giải thoát khổ đau!
Tóm lại, để kết thúc cho câu chuyện hoang tưởngNgôi nhà lửaXe to giả và viên ngọc dỏm”, đoạn chánh kinh sau đây thật thích hợp để dành cho những luận sư gián điệp gốc ngoại học và những ai tin vào họ, những người hàng ngày được hưởng phước thừa của Phật thế nhưng lại ngấm ngầm dùng ngòi bút, miệng lưỡi của mình tạo ra các kinh luận xảo trá để phá hoại Phật pháp, dụ dỗ những người tin theo trịch thượng đòi leo ngang làm Phật, đòi “hội nhập tri kiến Phật”:
Này Bhaggava, Jàliya, đệ tử của Dàrupati dầu có dùng ví dụ ấy cũng không thể khiến lõa thể Pàtikaputta rời khỏi chỗ ngồi, liền nói với ông ấy:
Chó rừng nhìn tự thân,
Tự nghĩ là sư tử.
Nó sủa tiếng chó rừng,
Loại chó rừng đê tiện.
Chó rừng sủa là ai?
Ai rống tiếng sư tử?
Cũng vậy, này Hiền giả Pàtikaputta, Hiền giả sống dựa trên uy tín của bậc Thiện Thệ, ăn uống đồ tàn thực của bậc Thiện Thệ, thế mà nghĩ có thể trịch thượng với các bậc Như Lai, A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Bọn Pàtikaputta đê tiện là ai, lại có thể trịch thượng với các bậc Như Lai, A la hán, Chánh Ðẳng Giác?” (Kinh PàtikaTrường Bộ 2, trang 301-302)
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU HỌC PHẬT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét