Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

bác tà kinh Hoa Nghiêm dại thừa bắc thuộc

































Phản bác

“kinh” Hoa Nghiêm của Đại thừa

Tiểu Thiên Sihaxa

 

Lời Phật dạy trong Kinh Nguyên Thủy Tăng Chi"Lành thay, lành thay, này Gia chủ. Như vậy, này Gia chủ, những kẻ ngu si ấy thường cần phải được bác bỏ với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp… Tỷ-kheo nào dầu đã được đầy đủ 100 năm an cư mùa mưa trong Pháp và Luật này, vị ấy cần phải như vậy, thường thường bác bỏ các du sĩ ngoại đạo, với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp, như Gia chủ Anāthapiṇḍika đã khéo bác bỏ” (AN X:93)

 

Trong bài “Giới thiệu về Kinh Hoa Nghiêm” (Sách Phật Học Cơ Bản tập 3, phần II, bài 7), tác giả Hòa thượng Tiến sĩ (HTTS) Thích Trí Quảng, nguyên Trưởng ban Hoằng Pháp Trung ương, kiêm Tổng biên tập báo Giác Ngộ, kiêm Viện trưởng Học viện Phật giáo TPHCM, kiêm Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM, kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TƯGH, kiêm Phó chủ tịch HĐTS, kiêm Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã viết như sau:

“…Thực chất của sự hành trì theo yếu nghĩa Hoa Nghiêm là thiện ác đều do chính ta tạo nên, kinh gọi là muôn pháp duy tâm tạo. Liễu ngộ Hoa Nghiêm thì tất cả viên dung vô ngại vì mọi loài trong pháp giới cho đến con ong, cái kiến, cỏ cây, hoa lá đều là pháp âm của Tỳ Lô Giá Na Phật.

Vì khó hiểu như vậy, một số người cho rằng kinh Hoa Nghiêm có tính cách giả tưởng. Ngày nay, chúng ta có thể hiểu ý này qua thực tế như vấn đề trình bày trong cuộc hội thảo dành cho các nhà bác học thì người có trình độ đại học trở xuống có tham dự cũng không thể nào hiểu được…”

HTTS viết tiếp, “Nói cách khác, trên bước đường tu, chúng ta xem Phật, Tổ, Bồ tát làm gì, ta cũng làm vậy để nuôi lớn Báo thân của riêng mình (TG Sihaxa in đậm thêm)

Câu hỏi: Bụt Di Lặc phanh ngực, hở bụng, lòi rốn. Tổ Huệ Khả chặt tay. Thiền sư Nam Tuyền chém mèo. Thánh Tăng Tế Điên uống rượu, ăn thịt chó, nhào lộn khoe của quý v.v..

Nếu tất cả tứ chúng Phật tử cũng bắt chước làm y như vậy, hình ảnh Phật giáo sẽ như thế nào?

Báo thân như vậy sướng hay khổ? Người ngoài nhìn vào khen hay chê?

Câu hỏi: Chẳng lẽ những kẻ bụi đời du thủ du thực đầu đường xó chợ bắt chước Bụt Di Lặc phanh ngực, phanh bụng trước mắt bàn dân thiên hạ; những con nuôi Ngọc Hoàng uống rượu nhậu nhẹt vô tư không thua Tế Điên Tăng; những dại nhân liều mình chặt tay, chặt chân như tổ Huệ Khả… tất cả họ cũng là những người đã biết nuôi lớn báo thân riêng của mình hay sao? Đó cũng là pháp âm của Tỳ Lô Giá Na đấy ư?

Câu hỏi: Tại sao HTTS không bắt chước vẻ phóng khoáng như Bụt Di Lặc, liều thân như tổ Huệ Khả, phá chấp như Thánh Tăng Tế Điên để nuôi lớn báo thân riêng của HT và để nêu gương “bác học” cho những người khác?

Nếu có sự phân biệt gì ở đây thì Nhị Thừa mất rồi, kinh điển Đại thừa cổ xúy cho “vô phân biệt” kia mà?

HTTS dạy: “Hoa Nghiêm mở ra cho chúng ta tầm nhìn phóng khoáng, theo đó không có gì không phải là Phật, đó mới là Ðức Phật chân thật. Phật này là Phật huệ, nên trí tuệ Phật hiện vô thân đồng nữ thì đồng nữ đó là Phật, hiện trong thân trưởng lão thì trưởng lão là Phật.”

Câu hỏi: HTTS nghĩ sao về lời dạy sau đây của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni trong kinh Đa Giới, số 115, Trung Bộ 3, “Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể đề cao một Đạo sư khác. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu đề cao một Đạo sư khác. Sự kiện như vậy có xảy ra".

Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi cùng trong một thế giới (lokadhatu), hai A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có thể xuất hiện (một lần) không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra”.

Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới, một A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra…

Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành A La Hán, Chánh Đẳng Giác. Sự kiện như vậy không có xảy ra”?

Câu hỏi: HTTS có tự hào, niềm tự hào hy hữu, như ngài Ananda và các Phật tử chân chính khác có được: “Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Bồ-tát khi sanh ra, này Ananda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau:

"Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa".

Vì rằng, bạch Thế Tôn... con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn” (Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp, số 123, Trung Bộ 3)?

HTTS có thấy đáng hổ thẹn thay cho một kẻ ngu muội, vì nghe theo lời phù thuỷ xúi dại dám lớn tiếng khoe khoang với mọi người rằng: “Bất kỳ một ai, không phân biệt thiện-ác, tốt-xấu, đạo đức - vô đạo đức cũng đều có thể là cha, là mẹ của tôi”?

Câu hỏi: “Trí huệ Ma” hiện vô thân các “ông đồng, bà cốt” và nói láo rằng chúng là “trí huệ Phật Tỳ-lô-giá-na”, HT làm sao giúp các Phật tử phân biệt và lột mặt nạ chúng đây?

Và dù có phân biệt được chăng nữa nhưng có phải kinh Hoa Nghiêm và lời dạy của HT đã dẫn đường cho ma phá đạo không?

Câu hỏi: Dựa vào Hoa Nghiêm và lời của HT, những kẻ lưu manh cũng nói rằng họ đã được “trí huệ Phật” nhập vào, thử hỏi điều này có lợi hay có hại cho Phật giáo?

Những kẻ “buôn thần, bán thánh” cũng bắt chước Hoa Nghiêm và lời của HT, họ phán rằng đã được “trí huệ Phật” chiếu soi, thời HT nghĩ sao?

Các “cô hồn các đảng”, các “đạo sĩ thúi” mượn áo thày tu lợi dụng tôn giáo dụ dỗ Phật tử… tất cả họ cũng biết để “trí huệ Phật” hiện vô, thời các Phật tử còn cần gì các Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức hoằng pháp nữa?

Biết được sự thị hiện của “trí tuệ Phật” như vậy, các Phật tử phải cung kính các “Phật sống” này sao? Liệu có lợi ích gì từ “tầm nhìn phóng khoáng” như vậy?

Câu hỏi: Phải chăng hiện tượng “Phật sống” dỏm, “Bồ tát” giả xuất hiện tràn lan trong xã hội, và họ cũng thu hút được một số đông tín đồ Phật tử tin theo là do hệ quả từ những đức tin và “tầm nhìn phóng khoáng” như vậy?

Phải chăng những ai tin vào những điều nhảm nhí này mới thực sự mù quáng, cuồng tín?

Câu hỏi: Nếu có một kẻ nham hiểm, đợi khi HT nằm xuống rồi, hắn nhân danh HT lươn lẹo lừa bịp mọi người, khiến mọi người đều tin rằng bất kỳ những tên vô lại ngu ngốc nào cũng có thể làm được chức Phó Pháp chủ, kiêm Phó chủ tịch HĐTS, kiêm Trưởng ban PGQT TƯGH, Trưởng ban Trị sự TH PG TPHCM, Viện trưởng HVPG, Tổng biên tập báo Giác Ngộ như HTTS TTQ thời HTTS nghĩ sao? Có phải kẻ đó là một tên đại láu cá và rất gian manh, hắn muốn phá hoại Phật pháp mà HT đang ra sức cống hiến?

Có phải hắn muốn tầm thường hóa các chức danh mà HT đang mang trọng trách?

Câu hỏi: Qua “tầm nhìn phóng khoáng” của Hoa Nghiêm phải thấy các thiên tai như động đất, núi lửa, bão tố, lũ lụt, hạn hán; các vi trùng, siêu vi trùng gây bao đại dịch chết người; chiến tranh chém giết đẫm máu, các tệ nạn xã hội… tất cả cũng đều là “Đức Phật chân thật” ư?

Tại sao “đức Phật chân thật” lại kinh khủng như vậy? Nếu không thấy chúng là kinh khủng, vậy “trí bác học” này khác gì với sự vô tri vô cảm của các sinh vật khác?

Nếu chúng khác nhau, như vậy là Nhị Thừa phân biệt rồi, vô phân biệt ở chỗ nào?

Câu hỏi: Giữa Kinh Nguyên Thủy cấp 1 và kinh văn được các tu sĩ gốc Bà-la-môn kết tập sau này, một người có trí tuệ “bác học” theo tinh thần khách quan khoa học nên căn cứ vào đâu trước?

HTTS dạy tiếp: “Nói cách khác, thân Tỳ Lô Giá Na đã tác động vào cảnh quan, tạo thành lực hấp dẫn đưa ta đến với Phật đạo… Vì vậy, trong vũ trụ, cỏ cây hoa lá cho đến động vật đều có Tỳ Lô Giá Na ảnh hưởng đến và trong các hữu tình chúng sanh thuộc tứ sanh lục đạo cũng chịu lực chi phối của Tỳ Lô Giá Na để tồn tại.”

Câu hỏi: Sóng thần giết chết hàng trăm ngàn người; động đất, núi lửa khiến hàng triệu người phải bị tan cửa nát nhà, đói kém, khổ đau; hàng triệu héc ta cây thuốc phiện; siêu vi HIV, dịch tả, cúm... đã và đang giết chết hàng triệu triệu người vô tội, tất cả chúng cũng đều là ảnh hưởng của Tỳ-lô-giá-na đấy ư?

Sao Bụt Tỳ-lô-giá-na trong kinh Hoa Nghiêm lại tạo lực chi phối tàn nhẫn, dã man đến như vậy? Có ai cần tới cái thần lực tàn ác ấy chi phối để tồn tại ngoài Ma Ba Tuần?

Câu hỏi: Tại sao trí huệ Bụt Tỳ-lô-giá-na không dùng lực của mình tác động vào các thảm họa nêu trên để chúng không còn gây đau khổ cho con người?

Nếu các tai ương do chính hành động cộng nghiệp của các chúng sanh tạo ra, thì tin vào nghiệp báo nhân quả tốt hơn, chứ tin vào trí huệ Tỳ-lô-giá-na liệu có lợi ích gì?

Như sợ người đọc không thấy được sự “cao siêu” của Hoa Nghiêm, HTTS nhắc đi nhắc lại nhiều lần khoảng thời gian thuyết Hoa Nghiêm:

“Theo phán giáo của ngài Trí Giả, Ðức Phật nói kinh Hoa Nghiêm 21 ngàyChỉ có 21 ngày ngắn ngủi, làm sao Phật nói được vô lượng bài kệ gọi là vi trần? Trong khi các bộ kinh khác, Ðức Phật nói trong thời gian dài hơn mà lại không nhiều… Phật nói Hoa Nghiêm 21 ngày trong thiền định. 21 ngày của cuộc sống vật chất theo đời thường tất nhiên quá ngắn ngủi. Nhưng 21 ngày tư duy thiền định thiết nghĩ thật lớn lao không thể tính được… 21 ngày Phật tư duy dưới cội bồ đề lại càng lớn không thể tưởng, vì hoạt động dưới dạng Pháp thân, trở thành đại tự nhiên… Từ bồ đề đạo tràng, Phật thuyết kinh Hoa Nghiêm 21 ngày, nhưng thuyết được tất cả…”

“Theo phán giáo của Thiên Thai Trí Giả đại sư, sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài thuyết kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày và sau đó Ngài đến Lộc Uyển độ 5 anh em Kiều Trần Như, bắt đầu lập giáo khai tông. Trên đường hoằng truyền chánh pháp, Đức Phật giảng kinh Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn. Cách phán giáo của Trí Giả đại sư được Phật giáo Đại thừa tán đồng…”

Để rồi đúng như Hoa Nghiêm mô tả, HTTS luận giảng: “Ðến phần kết của hội Hoa Nghiêm vẫn có mặt Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan, nhưng các Ngài không nghe được. Ý này được kinh diễn tả rằng chúng Thanh Văn như người mù, người điếc dự hội”.

Câu hỏi: Phải chăng vì Hoa Nghiêm quá “cao siêu” đến độ HTTS, Trí Giả đại sư và các “nhà bác học” tán đồng Hoa Nghiêm đã không thể nhận thức nổi một điều hết sức phi lý: 21 ngày nhập định khi Đức Phật vừa mới chứng đạo, lúc này năm anh em ông Kiều Trần Như còn chưa có; thời lấy đâu ra có các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan để cho các nhà Đại thừa và HTTS phỉ báng họ như những người mù điếc không hiểu gì cả?

Câu hỏi: Đặt giả thuyết, nếu các ông Thanh Văn “mù điếc” trong thế giới Hoa Nghiêm là “bất khả tư nghì” vượt ngoài không gian và thời gian, vậy Phật còn đến Lộc Uyển độ năm anh em ông Kiều Trần Như làm gì?

Sao năm ông này và tất cả các Tỳ-kheo khác không “bất khả tư nghì” luôn để Phật khỏi phải mất công “bắt đầu lập giáo khai tông”?

Nếu các ông Thanh Văn đã “bất khả tư nghì” thì làm sao họ như những “người mù, người điếc” cho được?

Câu hỏi: Ngay ở trên HTTS đã viết “không có gì không phải là Phật”, vậy tại sao các Thánh Tăng A-la-hán Nguyên thủy lại vẫn cứ bị “mù điếc” không thể hiểu được Hoa Nghiêm do luận sư Bà-la-môn Long thọ kết tập? Điều mâu thuẫn này có quá vô lý không?

Phải chăng chính luận sư Bà-la-môn Long thọ là một tay gián điệp nguy hiểm, ông ta giả danh làm đệ tử Phật để đưa vào Phật giáo tà kinh tà pháp, nhằm phá hoại Đạo Phật, hạ bệ Thánh Tăng A-la-hán?

Phải chăng những ai mê tín tin càn Hoa Nghiêm mới chính là những kẻ mù và điếc?  

Câu hỏi: Riêng trường hợp tôn giả A Nan, chính trong tập “Hỏi đáp Phật pháp”, quyển II, phần I do Tổ tư vấn báo Giác Ngộ mà HTTS làm Tổng biên tập (được in lại trong trang web phatphapnhiemmau.com/hoidap/index.htm) đã khẳng định Ngài A Nan ra đời đúng vào dịp đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo.

Nếu đúng như thế thì cậu bé sơ sinh A Nan làm sao đến dự hội Hoa Nghiêm để tạo dịp cho Bà-la-môn Long Thọ lôi kéo tín đồ Hoa Nghiêm coi thường Ngài được?

Phải chăng vì quá hăng say muốn phỉ báng các Thánh Tăng A-la-hán Thanh Văn nên chính những kẻ ngụy tạo ra Hoa Nghiêm và những kẻ cuồng tín tin nó đã chứng tỏ mình mù điếc thêm một lần nữa?

Câu hỏi: HT cần biết thêm trong kinh văn gốc không ít lần chính Đức Thế Tôn đã tán thán hai vị Đại Đệ Tử:

“-- Lành thay, lành thay, Moggallāna. Này Moggallāna, chỉ có Ta hay Sāriputta và Moggallāna mới có thể lãnh đạo chúng Tỷ-kheo được.” (Kinh Catuma, MN 67)

“-- Này Sāriputta, Ta không có gì chỉ trích Ông về thân, hay về lời nói. Này Sāriputta, Ông là bậc Ðại trí. Này Sāriputta, Ông là bậc Quảng trí. Này Sāriputta, Ông là bậc Tốc trí. Này Sāriputta, Ông là bậc Tiệp trí. Này Sāriputta, Ông là bậc Nhuệ trí. Này Sāriputta, Ông là bậc Thể nhập trí. Này Sāriputta, ví như trưởng tử, con vua Chuyển Luân Vương, chơn chánh vận chuyển bánh xe đã được vua cha vận chuyển. Cũng vậy, này Sāriputta, Ông chơn chánh chuyển vận pháp luân vô thượng đã được Ta chuyển vận” (Kinh Tự Tứ (S.i,190))

Và khi hai ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên nhập Niết Bàn, Đức Thế Tôn cũng đã dành những lời tán thán nhất mực trước đồ chúng:

-- Này các Tỷ-kheo, chúng này của Ta được xem hình như trống không. Nay Sāriputta và Moggallāna đã mệnh chung, này các Tỷ-kheo, chúng của Ta thành trống không. Phương hướng nào Sāriputta và Moggallāna trú, phương hướng ấy không còn có ước vọng gì (anapekkhā)” (Kinh Celam (S.v,163)) 

Thế đấy, một bậc Tướng Quân Chánh Pháp và một Đệ Nhất Thần Thông, cả hai đều là bậc đại trí đại tuệ, có thể thay thế Đức Thế Tôn lãnh đạo Tăng đoàn, và khi hai ngài mất, Đức Thế Tôn thấy cả hội chúng như trống rỗng. Hai bậc Đại Long Tượng được chính Đức Thế Tôn ấn chứng như vậy, có lẽ nào lại như những người ‘mù điếc’ trong pháp hội Hoa Nghiêm do luận sư Bà-la-môn Long Thọ sống sau Phật cả ngàn năm giới thiệu?

Phải chăng chỉ có những ai mù điếc Chánh Phật Pháp mới không hiểu vì sao có sự trái ngược này?

Câu hỏi: Phải chăng những người tin Hoa Nghiêm thực sự mù điếc nên mới không nhận ra điều vô lý khác nữa: trí tuệ Tỳ-lô-giá-na hóa thân được vào đồng nữ, vào trưởng lão để họ thành Phật, vậy tại sao không thể tác động được vào các Thánh Tăng Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan để giúp họ hiểu được Hoa Nghiêm?

“Trí tuệ Tỳ-lô-giá-na” đã bất lực ngay cả với những bậc Thanh Văn hiểu biết, thử hỏi nó còn tác động được gì với những chúng sanh khác, các sự vật khác?

Phải chăng kẻ vẽ ra Hoa Nghiêm đã bắt chước các Bà-la-môn thù ghét Phật giáo, cố diễn tả điều phi lý này nhằm hạ bệ một cách thô thiển các Thánh Tăng A-la-hán Nguyên thủy và mở đường cho ma hóa thân thành “Phật”?

Câu hỏi: Trong phẩm "Thế Chủ Diệu Trang Nghiêm" của Hoa Nghiêm còn nói rõ hơn: sau khi “Bụt Hoa Nghiêm” thành đạo dưới cội Bồ-đề, trong 21 ngày đầu tiên ấy, Bụt Hoa Nghiêm đã nhập Hải Ấn đại định, hiện Đại Nhật Pháp thân (Vairocana: Tỳ-lô-xá na) thuyết pháp cho các hàng Bồ-tát từ Sơ địa (Hoan hỷ địa) trở lên số nhiều như vi trần… Trong hội thứ chín của Hoa Nghiêm, Bụt Hoa Nghiêm ở rừng Thệ-đa cùng với 500 vị Đại Bồ-tát như Văn-thù, Phổ Hiền, các vị Đại Thanh Văn và vô lượng Thế chủ nhóm họp. Tiếp đó Bồ-tát Văn-thù và đại chúng giã từ Bụt Hoa Nghiêm để đi về phương Nam. Tôn giả Xá-lợi-phất cùng 6000 Tỳ-kheo cũng nhờ thần lực Bụt phát tâm cùng đi về phương Nam (theo Cao Quán Như, “Trung Quốc Phật Giáo”, tập 3).

Pháp hội Hoa Nghiêm được “Bụt Hoa Nghiêm” thuyết trong vòng 21 ngày ngay sau khi giác ngộ, lúc này một “Đại Thanh Văn” còn chưa có, lấy đâu ra có “Tôn giả Xá Lợi Phất cùng 6000 Tỳ-kheo”?

Phải chăng chỉ có tà pháp, tà kinh mới mâu thuẫn trước sau, hồ đồ ngớ ngẩn đến như vậy?

Câu hỏi: Hẳn nhiên điều phi lý này đã chứng tỏ “sáu ngàn vị Tỳ-kheo” trong Hoa Nghiêm cùng với “Hải Ấn đại định”, “Đại Nhật Pháp thân Tỳ-lô-xá na”, “500 vị Đại Bồ-tát như Văn-thù, Phổ Hiền”...  tất cả chỉ có trong trí tưởng tượng của kẻ đã vẽ ra cuốn kinh (khủng khiếp) Hoa Nghiêm này, đúng không?

Câu hỏi: Như được biết ở trên, trong thời điểm 21 ngày đầu lấy đâu ra Đại Đức A Nan để ngài “Như vầy tôi nghe”?

Nếu ngài A Nan được nghe lại sau này, hoặc “hội thứ chín của Hoa Nghiêm” được thuyết về sau này, vậy tại sao trong kinh Nikaya không hề có một dòng nào, người nào nhắc đến sự kiện “quan trọng đặc biệt” này?

Nếu ngài A Nan “quên”, chẳng lẽ Phật Thích Ca và các Thánh Tăng A-la-hán khác cũng “quên” hay sao?

HTTS cần biết thêm, trong chánh kinh Phật Tự Thuyết (Ud I. 1,2,3) còn ghi rõ, ngay sau khi chứng đạo, Đức Phật đã thiền định nhiều lần bảy ngày liên tục để hưởng thọ hỷ lạc giải thoát, sau đó Ngài quán thuận ứng, quán nghịch ứng, quán thuận ứng - nghịch ứng pháp Nhân Duyên mà thôi.

Toàn bộ Kinh - Luật gốc không có một dấu tích nhỏ nào liên hệ đến “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh” của luận sư gốc Bà-la-môn Long Thọ và cũng là một Bồ tát vĩ đại của HTTS và các nhà Đại thừa khác.

Thế nhưng vì sao những điều quá phi lý như trong Hoa Nghiêm lại được nhiều thế hệ Đại thừa mê say tin tưởng qua hàng ngàn năm?

Phải chăng đúng như thế gian thường nói “Tôn giáo là ma túy của nhân loại”, và ở đâygiáo lý Hoa Nghiêm cũng  ma túy của các Bồ-tát Đại Thừa?

Câu hỏi: Lời dạy của Phật Thích Ca trong kinh Nguyên Thủy Chớ có tin cho dù đó là kinh tạng hay truyền thống, qua hơn hai ngàn năm trăm năm có phải vẫn còn nguyên tính thời sự không?

Câu hỏi: Chớ có tin cho dù đó là kinh tạng hay truyền thống - lời dạy này của Phật Thích Ca trong kinh Nguyên Thủy, qua hơn hai ngàn năm trăm năm có còn nguyên tính thời sự không?

Xa rời kinh Nguyên Thủy, giới hạnh lại bị hoen ố nên không biết Tín Căn phải có Tuệ Căn, Tín Lực phải có Tuệ Lực đi kèm; cho dù là “bác học” cũng vẫn bị mê tín, tà tín, cuồng tín như thường, đúng không?

Câu hỏi: Như kinh Nikaya và luật Patimokkha nhiều lần phản ảnh, ngay khi Phật còn tại tiền đã có biết bao những sa môn, Bà-la-môn ngoại đạo xuyên tạc, vu khống, ngụy trá, khủng bố nhằm quấy phá Đạo Phật.

Như trường hợp du sĩ ngoại đạo Potaliputta cũng biết giả danh chính lời Phật để xuyên tạc Phật Pháp, đánh lừa đệ tử Phật ngay tại nơi Phật du hóa; thậm chí sa môn giả hiệu Migalandika chui vào đạo Phật lợi dụng thời cơ lúc Phật nhập định để hàng ngày mang dao giết chết hàng chục vị Tỳ-kheo.

Ngay thời Phật mà đã có rất nhiều những sự kiện như trên, vậy một người trí có nên tin tưởng một chiều vào sự kết tập kinh (dị) Hoa Nghiêm của Long Thọ - một luận sư Bà-la-môn sống sau Phật hàng trăm năm?

Câu hỏi: Nếu nói rằng thời gian “21 ngày nhập đại định là bất khả tư nghì”, vậy giả sử, ngày nay có một kẻ phá hoại nào đó từ bên ngoài nhảy vào Phật giáo, y cũng giả dạng thành nhà sư như HT và nói rằng: “Trước khi Đức Phật chính thức nhập Niết Bàn, Ngài đã trải qua chín tầng thiền định, và chính trong thời gian “bất khả tư nghì” này ngài đã dạy kinh Nghiêm Hoa còn cao siêu hơn tất cả các kinh điển trước đó của các Bồ-tát đại thừa “mù, điếc”. Vì duy nhất chỉ có y mới nhập được vào trạng thái này nên y mới thọ trì được”.

Thế nhưng vài trăm năm sau lại có những kẻ tin ngay vào điều này, họ chỉ tôn thờ “kinh” Nghiêm Hoa là đệ nhất, chê bai tất cả những gì trước đó, coi khinh tất cả các Bồ-tát Đại thừa, xem HTTS và Tăng chúng như những kẻ mù điếc trước pháp hội Nghiêm Hoa siêu việt. HTTS và những ai tin Hoa Nghiêm nghĩ sao về những kẻ hậu bối này?

HTTS viết: “Không loài nào mà tâm đại bi Phật không tác động đến, thể hiện sự hiện hữu loại thân thứ ba của Phật gọi là chúng sanh thân.”

Câu hỏi: Những kẻ diệt chủng tàn ác vô luân giết người hàng loạt, các băng đảng đâm chém nhau, con mắng cha, vợ chửi chồng, loạn luân dâm ác; bọn buôn bán phụ nữ trẻ em, những kẻ buôn lậu vũ khí, xì ke ma tuý… tất cả các chúng sanh thân ấy cũng “nhờ” tâm đại bi của Phật Tỳ-lô-giá-na tác động để thể hiện sự hiện hữu loại thân thứ ba của ngài hay sao?

Tại sao trí huệ pháp thân Phật Tỳ-lô-giá-na không chuyển hóa được họ?  

HTTS dạy: “Dưới mắt người hành đạo theo tinh thần Hoa Nghiêm, con ong, cái kiến cho đến cọng cỏ, bụi gai, không cái gì mà không dễ thương, không phải là Phật. Ngược lại, mọi sự vật trên cuộc đời đều chướng tai gai mắt với phàm phu, ràng buộc làm họ khổ đau.”

Câu hỏi: Với tinh thần hành đạo theo Hoa Nghiêm thì hai trái bom nguyên tử đổ xuống đầu dân Nhật cũng chẳng có gì là chướng tai?

Những trại diệt chủng của Phát-xít cũng chẳng có gì là gai mắt?

Những hố chất đầy xương người ở Cam Bốt cũng thật dễ thương?

Những trận cháy rừng, lũ lụt, bão tố, lốc xoáy, động đất, núi lửa, hạn hán, đại dịch v..v…và v.v… tất cả đều là “Bụt” dễ thương cả sao?

Chỉ có hàng phàm phu mới bị ràng buộc khổ đau vì những điều như thế chăng? HTTS định nghĩa thế nào là “vô lương tâm”, “vô cảm”?

HTTS dạy: “Dùng trí thân, tức dùng trí tuệ Như Lai tác động chúng sanh, khiến họ phát tâm Bồ đề. Chúng sanh chịu sự chi phối của trí thân gồm cả hữu tình và vô tình chúng sanh, tức nhứt thiết pháp. Tất cả pháp không có pháp nào mà trí tuệ Như Lai không chiếu tới

Câu hỏi: Có phải HTTS đã nhập được đại định Hoa Nghiêm và viết những dòng này trong khi đang ở trên thiên đường hay Tây phương cực lạc?

Hay HTTS quá bận rộn với tiền đồ của mình đến độ không có thời giờ xem báo chí, tin tức, phóng sự về các sự kiện đang diễn ra trên trái đất này để thấy rõ hơn sự “chiếu soi của trí tuệ Như Lai”?

Những ai cần tới cái “trí tuệ” chiếu soi, tác động tạo nên những thảm cảnh như vậy?

Câu hỏi: Dù có “chiếu soi” nhưng không chuyển hóa được họa thành phước, ác thành thiện, rõ ràng sự “chiếu soi” ấy trước sau vẫn bất lực, yếu kém và viển vông, những người trí tin vào nó làm gì?

Nếu mọi việc đều do nhân quả, vậy tin vào nhân quả tốt hơn, chứ tin vào sự “chiếu soi” vô căn cứ phỏng có lợi ích gì?

HTTS dạy: “Trí Như Lai chiếu tới đâu thì biến các pháp ấy thành Pháp thân của Ðức Phật. Ðó là điểm then chốt của kinh Hoa Nghiêm quan niệm về Ðức Phật. Trí tuệ Phật chiếu vào một tu sĩ hay cư sĩ, tác động họ phát tâm, chiếu vào tất cả sự vật thì làm vật đó biến chuyển thành pháp của Phật.

Ví dụ trí tuệ Như Lai tác động vào chúng ta, khiến chúng ta phát nguyện đi theo Phật đạo và cũng tác động qua các pháp, biến gạch ngói, đất đá thành chùa chiền. Tu sĩ, tín đồ, chùa, cảnh vật, pháp khí hiện hữu để Phật pháp tồn tại, phát triển, thì tất cả đều là Pháp thân của Ðức Phật (thân thứ 9)”.

Câu hỏi: Tại sao trí Như Lai không chiếu vào Tần Thuỷ Hoàng và tác động để ông ta đừng đốt sách giết học trò? Không chiếu vào những kẻ diệt chủng cùng thuộc hạ của họ để họ không giết hàng triệu triệu người vô tội?

Không chiếu vào bọn khủng bố, trùm buôn lậu, lưu manh… để họ phát tâm quy y theo hết đạo Phật?

Nếu đây là biệt nghiệp thì tin vào nghiệp nhân quả tốt hơn, chứ cần gì tới pháp thân của Tỳ-lô-giá-na?

Câu hỏi: Tại sao trí tuệ Bụt Hoa Nghiêm không chiếu vào các kho vũ khí hóa học, vũ khí vi trùng, bom đạn, xe tăng, đại bác, hỏa tiễn… để biến tất cả thành chuông mõ, pháp khí, chùa chiền để “thân thứ 9” được tồn tại và phát triển tốt đẹp hơn dưới mắt mọi người?

Sự tồn tại và phát triển cái ác tràn lan trên thế giới cho thấy rõ pháp thân của Tỳ-lô-giá-na hoàn toàn bất lực, vô giá trị, đúng không?

Trí tuệ Bụt Tỳ-lô-giá-na đã bất lực như vậy, thử hỏi làm sao “trí tuệ Phật hiện vô thân đồng nữ thì đồng nữ đó là Phật, hiện trong thân trưởng lão thì trưởng lão là Phật” cho được?

Có phải Hoa Nghiêm trước sau mâu thuẫn và quá ư vô lý không?

HTTS dạy: “Một miếng gỗ, cục đá hay đồng chì đều biến thành Phật khi người tạo ra nó, hoặc chiêm ngưỡng, kính lễ nhận được huệ Như Lai, có ý niệm về Phật”.

Câu hỏi: Sự chiêm ngưỡng, kính lễ như trên khác gì với “ý niệm bái vật” của đạo Bà-la-môn giáo? Mà nếu có khác, thì lại Nhị Thừa phân biệt mất rồi?

HTTS dạy: “Kinh Hoa Nghiêm quan niệm tất cả pháp, kể cả sơn hà đại địa đều nhận lực chi phối của huệ Như Lai, đều là Pháp thân Phật. Từ căn bản ấy, tất cả mọi sự vật trên cuộc đời đều biến thành Phật pháp nếu có huệ Như Lai rọi vào.

Trái lại, không có huệ Như Lai đầu tư vào, thì đất đá vẫn là đất đá. Triển khai mạnh về ý nghĩa này, kinh Hoa Nghiêm chủ trương bằng mọi cách phát huy được Như Lai huệ để chiếu sáng vào lòng cuộc đời, vào vũ trụ, biến tất cả thành Phật pháp”.

Câu hỏi: Lực chi phối của huệ Như Lai Tỳ-lô-xá-na cũng tạo nên các trận động đất, núi lửa, hạn hán, cháy rừng, lũ lụt, bão tố, lốc xoáy, sóng thần, đại dịch, mất mùa… đấy ư?

Đời đã quá khổ, có “huệ Như lai” chi phối lại càng khổ hơn, thử hỏi có ai cần tới cái thứ huệ lực tàn nhẫn ấy chiếu soi? Phải chăng chỉ có ma vương?

Câu hỏi: Rõ ràng tất cả đất đá trên thế gian này vẫn là đất đá chứ có đất đá nào có huệ Như Lai đầu tư vào? HT hãy chỉ rõ đất đá nào đã được Như Lai đầu tư vào xem thử?

Nếu huệ Như Lai đã “đầu tư” vào HT giúp HT thấy đất đá không phải là đất đá, thời một tên đại bịp cũng biết nói như vậy để biến Phật tử không còn là Phật tử mà thành Ma tử, thử hỏi việc quảng bá cho cái gọi là “huệ Như Lai đầu tư” như HT là bác học hay tiểu học?

Câu hỏi: Còn nếu HT muốn ám chỉ các Phật tử Thanh Văn Tiểu Thừa và những người không tin Hoa Nghiêm là đất đá, nên không được “huệ Như Lai đầu tư vào”; vậy tại sao “huệ Như Lai Tỳ-lô-giá-na” lại đầu tư vào cả các đồng nữ, vào trưởng lão biến họ thành Phật được, trong khi lại phân biệt quay lưng bất lực với nhiều người khác, với chính những đệ tử Thanh Văn của mình?

Một Dạ-xoa muốn lừa bịp những kẻ nhẹ dạ tin theo nhằm chia rẽ phá hoại Phật giáo, có nói được như thế không? Những người trí có tin vào những điều mâu thuẫn điên rồ này không?

Câu hỏi: Kinh Hoa Nghiêm đã không triển khai mạnh vào kinh Vạn Phật hay sao? Cũng không triển khai vào kinh Kim Cang, đoạn 28, vì trong này đã có tới “tám trăm bốn ngàn vạn ức trăm triệu chư Phật như lai”?

Chỉ cần một phần triệu triệu triệu số lượng “pháp thân” Như Lai ấy hợp sức chiếu sáng vào lòng cõi Ta Bà này, thì tất cả đã biến thành Tây phương cực lạc, thành Phật pháp từ lâu rồi. Nhưng tại sao, từ hơn hai ngàn năm qua đến tận bây giờ, những ai tin Long Thọ như HTTS vẫn còn phải bôn ba giới thiệu cho trí tuệ Hoa Nghiêm?

Câu hỏi: Ý niệm Pháp thân Bụt được triển khai rộng như vậy có khác gì ý niệm về một quyền năng siêu nhiên của thượng đế? Một đại ngã bao trùm của Bà-la-môn giáo?

Và nó đã triển khai rộng đến đâu trong sự “hạn hẹp” của khổ đau và phương pháp đoạn diệt khổ đau trong lòng cuộc đời?

HTTS dạy: “Như vậy, Pháp thân Phật theo tinh thần Hoa Nghiêm được triển khai rộng hơn ý niệm Pháp thân của Phật giáo Nguyên thủy chỉ hạn hẹp trong giáo pháp Phật còn lưu lại”

Câu hỏi: Trong kinh văn Nhị Thừa, “Pháp thân hạn hẹp” của Phật giáo Nguyên Thủy có dạy: “Khi nào người ngu có mặt, chính họ làm diệu pháp biến mất” (Tương Ưng 2, trang 386). Theo đây, giả sử có một “ông đồng” hoặc “bà cốt” nào đó nói với các Phật tử rằng, “Họ đã được pháp thân Phật Tỳ-lô-giá-na chiếu soi, và “Phật” phán rằng: “HTTS Trưởng Ban Hoằng Pháp Trung Ương, Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban PGQT TƯGH, Trưởng ban Trị sự TH PG TPHCM, Viện trưởng HVPGVN chỉ là kẻ hám danh hám lợi, tham quyền cố vị, che dấu tội lỗi, đạo đức giả, phá giới bẻ luật ngầm, cống cao ngã mạn, tham dục nhiều hơn sự ngu dốt v.v.. và v.v… Vì thế các Phật tử đừng tin HT TTQ mà chỉ nên tin vào pháp thân “Phật Tỳ-lô-giá-na” nơi cô Năm, cậu Mười…”.

Tất cả các Phật tử vì tin vào lời giới thiệu Hoa Nghiêm và “trí huệ” chiếu soi của Tỳ-lô-giá-na nên quay lại khinh bỉ, coi thường HT thời HTTS nghĩ sao? Lời dạy trong kinh Nguyên Thủy “hạn hẹp” đúng, hay lời phán truyền trong kinh Hoa Nghiêm “thâm sâu” hơn?

Câu hỏi: Trong Kinh Nguyên Thủy Phật Tự Thuyết “hạn hẹp”, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã ví có những kẻ mù sờ voi và lớn tiếng dạy nhau về sự nhận thức của mình về một con voi. Những ai giữ giới Bồ tát, không đọc kinh văn hạn hẹp Nhị Thừa, nhưng lại phán định về sự rộng hẹp của kinh điển Nhị Thừa; như vậy có phải là người “mù kinh gốc” nhưng lại đi phán định về sự rộng hẹp của kinh gốc?

Câu hỏi: Theo giáo pháp Nguyên Thủy “hạn hẹp”, trong bài Kinh Magandiya, số 75, Trung Bộ 2, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đưa ra ví dụ về một kẻ mù loà đi tìm chiếc áo trắng xinh đẹp nhưng bị kẻ bất lương khoác lên mình chiếc áo dơ bẩn rồi bảo đó là áo trắng đẹp xinh. Thế là người mù cứ tin tưởng và khoe khoang về chiếc áo dơ mà mình đang có. Triển khai “tinh thần rộng rãi” của kinh Hoa Nghiêm phải hiểu ví dụ “hạn hẹp” này như thế nào? 

Câu hỏi: HTTS có dám phạm khinh cấu tội của Bồ tát giới, đọc kinh Tương Ưng IV Nguyên Thủy “hạn hẹp”, để được Trưởng lão ni Thanh Văn Tiểu Thừa Khemà dạy cho HT hiểu thế nào là hai chữ “Như Lai” không?

Câu hỏi: Phải chăng HTTS chưa từng đọc và hiểu đoạn kinh Nguyên Thủy “hạn hẹp” sau đây để biết rằng suy nghĩ về sanh thân hoặc Pháp thân Như Lai cùng các vị A-la-hán còn hay mất là một ác tà kiến của kẻ vô trí: “-- Và ở đây, Hiền giả Yamaka, ngay trong đời sống hiện tại, cũng không thể tìm được một Như Lai thường chơn, thường trú, thời hợp lý chăng khi Hiền giả trả lời: "Như ta đã hiểu lời Thế Tôn thuyết pháp, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ đoạn tận, sẽ tận diệt, không còn gì nữa sau khi chết".

-- Trước đây tôi vô trí nên có ác tà kiến ấy. Nay sau khi nghe Tôn giả Sāriputta thuyết pháp, ác tà kiến ấy được đoạn trừ, và pháp được tôi hoàn toàn chứng tri” (S.iii,109)?

Câu hỏi: Xin nhắc lại, trong kinh Nguyên Thủy “hạn hẹn” thường nhắc nhở các Phật tử rằng ngay khi Phật Thích Ca còn tại tiền đã có biết bao những âm mưu, xuyên tạc, vu khống, phỉ báng, giả danh Phật của các ngoại đạo nhằm phá hoại đạo Phật. Khinh thường cái “hạn hẹp” ấy để rồi tin rằng tất cả kinh văn do các tổ sư gốc Bà-la-môn đã kết tập, sau khi Phật đã nhập Niết Bàn hằng trăm năm, đều thực sự là Phật pháp; như vậy có phải là đức tin mù quáng không?

Có giống chuỗi người mù ôm lưng nhau, kẻ trước không thấy, người giữa không thấy, kẻ sau cùng không thấy như trong Kinh Canki, số 95, Trung Bộ 2, trang 724, đã mô tả?

Câu hỏi: Trong Kinh Pháp Cú “hạn hẹp”, kệ số 164, Đức Phật Thích Ca đã dạy

"Kẻ ngu si miệt thị,

Giáo pháp bậc La Hán,

Bậc Thánh, bậc chánh mạng.

Chính do ác kiến này,

Như quả loại cây lau

Mang quả tự hoại diệt."

Kính mong HTTS giải thích vì sao kẻ miệt thị giáo pháp bậc La Hán lại bị Đức Phật gọi là ngu si, mang ác kiến, và nghiệp quả là phải tự hoại diệt?

Câu hỏi chót: “Hỏi tức là trả lời”. Phải chăng, ở đây, ý nghĩa là như vậy? 

***

TB: Nếu HTTS bình tâm nhận chân được thủ đoạn phá hoại của các luận sư Bà-la-môn gián điệp thông qua các kinh văn nguỵ tạo của họ, HT sẽ hiểu thiện chí của chúng tôi, trước sau, chỉ muốn cứu giúp HT và những ai tin Hoa Nghiêm thoát khỏi địa ngục vì tà kiến!

Đức Phật đã dạy: Ai rơi vào tà kiến, này Thôn trưởng, Ta nói rằng người ấy chỉ có một trong hai sanh thú: một là địa ngục, hai là súc sanh” (S.iv,306).

Ngay bây giờ HT và những ai tin các luận sư Bà-la-môn gián điệp cần phải thấy rõ các bẫy sập nguy hiểm của họ. Quý vị hãy thực tâm sám hối quay trở về nguồn và tích cực phổ biến đúng Chánh Phật Pháp để lấy công chuộc tội, may ra còn kịp cứu lấy mình.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét