Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

Bác ngụy kinh Pháp Hoa của dại thừa bắc thuộc

Nhấn vào hình để xem rõ hơn





















Phản bác

kinh Pháp hoa của Đại thừa

Nhà lửa! Xe lửa! Ngọc lừa!

Thiên Nữ Visakha
(Cung Trời Đâu Xuất)

 

Trên pháp tòa, vị pháp sư đang say sưa kể chuyện về một ông “đại trưởng giả, tuổi già, lắm của, nhiều nhà đất và tôi tớ”. Tuy sống cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm, nhưng hình như, ông đã biết áp dụng phương pháp sanh sản vô tính, đẻ con trong ống nghiệm hàng loạt, nên dù có đến hai ba chục người con nhưng đứa nào đứa nấy vẫn còn ngây thơ nhỏ dại khiến ông phải tay ẳm tay bồng.

Một hôm, căn nhà cũ nát (?) rộng đến năm trăm người ở nhưng chỉ có một cửa (?) của ông đại trưởng giả bị cháy. Thế nhưng đám con ngu ngốc của ông vẫn ham chơi không chịu chạy ra, dù ông khuyên bảo thế nào chúng cũng không nghe.

Ông đại trưởng giả tuy già rồi nhưng vẫn còn gân “lại nghĩ, thân mình và cánh tay của ta rất mạnh, ta có thể dùng vạt áo hoặc ghế đẳng, gom các con (30 đứa?) lại ôm mà chạy ra”, khốn nỗi vì đám con còn quá khờ dại “nên có thể có đứa rơi xuống mà bị lửa đốt cháy”.

Tính kế không xong, cuối cùng ông nhà giầu bèn dùng phương tiện xảo thiệt, biết đám con mê xe nên ông bảo với chúng ông có nhiều xe to đẹp để ở ngoài cửa. Đám trẻ khờ khạo tin lời ông chạy ra, thế là cả lũ thoát chết…

Nghe đến đấy, đứa bé gái quay sang hỏi mẹ:

_ Nhà giầu, đông gia nhân tới hàng trăm người, lại có tới hai ba chục đứa con nhưng tất cả đều còn nhỏ dại, hẳn ông lão phải có nhiều vợ. Nhà cháy, tất cả bọn họ ở đâu lại để một mình ông lão phải “tay sách nách mang” lũ trẻ hả mẹ?

Giật mình vì câu hỏi hữu lý của đứa con nít, bà mẹ buộc lòng phải trả lời cho qua chuyện:

_ À… ừ… thì vì ông ta có thần thông nên khi nhà cháy ông hô biến mất tất cả bọn họ. Có vậy, ông mới “đẻ” ra được mấy cỗ xe to lớn để dụ dỗ bọn trẻ ngu đó chứ!   

Bé gái lại hỏi tiếp:

_ Đám trẻ khờ dại vì ham xe nên mới chạy ra khỏi nhà lửa, nhưng nếu xe to đẹp của ổng cũng cháy, tụi nhóc ngố mê xe đó chạy đi đâu hở mẹ? Đã không thấy sự nguy hiểm của “nhà lửa”, làm sao bọn chúng biết được sự nguy hiểm của “xe lửa”?

Bà mẹ cười khì, chép miệng:

_ Chậc, xe giả! Giống như đồ chơi của con thì làm sao mà cháy được.

Như chợt hiểu ra điều gì, bé gái nháy mắt nhìn mẹ, giọng hóm hỉnh:

_ Như trong kinh Nguyên thủy, yêu quái cũng biết giả lời Phật phải không mẹ?

Đang cầm đóa hoa sen giả trong tay, bà mẹ đưa lên, im lặng, mỉm cười. Cả hội chúng ngơ ngác nhìn bà mẹ chẳng hiểu gì cả. Duy chỉ có bé gái là hiểu được nên vội lấy tay bụm miệng cười.

Trên “Như Lai Toà”, vị pháp sư vẫn miên man làm mê say đồ chúng với câu chuyện về viên ngọc của một ông nhà giầu khác. Chuyện kể rằng, trước khi chết, ông trưởng giả biết con mình ngu si sẽ ăn tiêu hết tài sản, nên ông lão đã bí mật nhét viên ngọc quý vào chéo áo cũ và dặn con phải gìn giữ kỹ cái áo. Mãi sau này nhờ người khác chỉ cho, kẻ cùng tử mới biết bấy lâu nay mình vẫn mang ngọc quý trong người.

Đứa bé gái lại hỏi mẹ:

_ Đã biết con mình ngu, tài sản sờ sờ ra đó còn không giữ nổi, tại sao ổng lại cho ngọc ngớ ngẩn kiểu đó? Gặp bọn bất lương tráo ngọc giả, tên ngốc tử khổ cả đời sao mẹ? Sao ổng không giao ngọc cho một người tin cậy khác giữ dùm? Bộ ổng ngố hơn con ổng hả mẹ?

Bà mẹ đã thấy nhột nhạt vì những câu hỏi của con, nhưng cũng đành giả lả:

_ Ờ...thì... ông lão bắt buộc phải cho như thế mới “nặn” ra chuyện mỗi người có sẵn một “viên ngọc” trong mình và phải nương kẻ khác chỉ cho mới thấy. Con à, con còn quá nhỏ làm sao biết được viên ngọc đó?

Bé gái nhấn giọng mạnh mẽ:

_ Con chẳng tin và cũng chẳng mất công đi tìm viên ngọc mà con biết chắc chắn là giả ấy!

_ Vì sao con dám quả quyết như vậy?

_ Vì cô bé quàng khăn đỏ và bà ngoại của cô cũng do quá tin lời con cáo biết giả giọng người thân của họ nên mới gặp tai họa. Vị pháp sư trên kia muốn cho con tin có viên ngọc đó, trước hết, hãy chứng tỏ viên ngọc trí tuệ của mình bằng những ví dụ khôn ngoan và hợp lý hơn một tí.

Thích chí với câu trả lời của con gái, bà mẹ mỉm cười dọ ý:

_ Dù sao, ví dụ về viên ngọc cũng được nêu ra lần đầu tiên bởi một người có trí tuệ “tiểu thừa” thôi, nhưng nó đã được công nhận bởi một người siêu trí tuệ và nhiều người đại đại trí tuệ. “Chiếc xe to lớn và viên ngọc” đã tồn tại hàng ngàn năm rồi con ạ!

Bé gái trề môi, lắc đầu thất vọng:

_ Nghe một ví dụ vô lý mà không biết phê phán, liệu người nghe và chấp nhận nó có “thừa tiểu” hơn không? Mọi người chỉ biết cả tin và nhắm mắt đi tìm “ngọc dụ” mà quên trước đó không tự hỏi mình: “Liệu có chăng một con cáo biết giả giọng người khác và cũng biết “phun châu, nhả ngọc” để dụ dỗ những kẻ nhẹ dạ rời xa căn nhà đang che chở cho họ?”. Ham đi tìm ngọc giả lại lạc đường ma đạo thì ngàn năm vẫn như thế. Thầy giáo con dặn “Chớ có tin cho dù đó là kinh điển hay truyền thống”.

Câu chuyện của hai mẹ con phải dừng lại vì tiếng xuýt xoa của hội chúng. Giọng của vị pháp sư giờ đây trở nên mềm mỏng hơn khi kể chuyện về một vị siêu nhân. Ông ta gặp ai cùng hội cùng thuyền cũng kính cẩn vái lạy lia lịa, còn miệng cứ líu lo lấy cảm tình: “Lạy các ông, tôi không dám khinh thường các ông. Rồi các ông cũng sẽ thành Phật!”.

Bé gái lại thì thầm vào tai mẹ:

_ Bộ thánh nhân cũng giống mấy người máy rô-bốt ở hội chợ, gặp ai cũng chỉ biết: “Hello! Welcome! Good boy! Good girl!” hả mẹ? Chẳng lẽ ông ta cũng lạy cả những kẻ diệt chủng, khủng bố, loạn luân dâm ác, những kẻ dám giết sạch gia đình ổng? Hay ông ta là gián điệp dùng khổ nhục kế tôn vinh cả những kẻ gian ác, ngu si không phân biệt ai với ai để tầm thường hoá danh hiệu Phật? Thảo nào, có lắm kẻ tu hành giả mạo lại dám lớn tiếng tự xưng mình là “Phật mẫu”, “Phật sống”, thế nhưng vẫn có nhiều các con nhang đệ tử tin theo họ răm rắp. Quả thật “lửa xe to” cũng là lửa si mê, lửa tà tín, lửa tà kiến, lửa địa ngục mẹ nhỉ!

Đến đây bà mẹ cũng đành phải lắc đầu chép miệng, vội vàng dắt con ra về, vừa đi vừa lẩm bẩm: “Cứ tưởng con gái mình khù khờ, nào dè còn nhiều kẻ khù khờ hơn, rõ khổ! Bấy lâu mình đã mệt vì nuôi con thì chớ, giờ lại càng mệt hơn vì sự kết tập kinh…dị của các tổ sư Bà-la-môn gián điệp và những ai tin vào họ, rõ chán!”

Rồi bà lại nghĩ thầm trong bụng, mai sau khi con gái bà khôn lớn, có trí tuệ suy tư phân tích nghiêm túc, có khả năng phản biện chân chánh của một con người lương thiện; bà sẽ thách thức nó hãy tìm ra một sai lầm cơ bản, dù nhỏ như đầu sợi lông sư tử, trong hàng ngàn những ví dụ đã được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Thánh A La Hán Thanh Văn TIỂU THỪA đưa ra trong kinh tạng Nikaya Pali cấp I. Nghĩ đến đây, bà mẹ mỉm cười, vì bà biết chắc chắn con gái bà sẽ thất bại.

Bất giác bà mẹ nhìn vào mắt con như muốn nhắc nhở con phải ghi nhớ thêm một điều quan trọng, rồi bà ung dung tụng lớn bốn câu kệ trong bài kinh “Các Ngoại Đạo Sư” thuộc Tương Ưng Bộ:

Con giả can ghê tởm,
Có tru sủa thế nào,
Làm sao sánh bằng được,
Tiếng rống con sư tử 
(S.i,65)

Giữa tiếng gầm rống thực sự của sư tử và những tiếng sủa hùa theo quấy phá của bầy chó rừng, chỉ có những ai bị bịt mắt bịt tai, cùng đeo nặng một đức tin mù quáng trong một trí-tuệ-còn-hôi-mùi-sữa do phá giới bẻ luật mới không phân biệt được.

______________________________

Chú Thích:

-- Tạm dịch câu tiếng Anh trong bài trên: “Xin chào! Bé giỏi! Bé ngoan!”

-- Đọc câu chuyện sau đây được trích nguyên văn từ bài kinh nguyên thủy Đại Nghiệp Phân Biệt, số 136, Trung Bộ 3, một người có trí tuệ sẽ tự biết “chiếc xe to lớn” và “viên ngọc” từ đâu mà có.

“Ngồi một bên, du sĩ ngoại đạo Potaliputta thưa với Tôn giả Samiddhi:

-- Này Hiền giả Samiddhi, trước mặt Thế Tôn, tôi tự thân nghe, tự thân ghi nhận như sau: "Hư vọng là thân nghiệp, hư vọng là khẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệp là chân thật. Và có một Thiền chứng (samapatti), do thành tựu Thiền chứng này, sẽ không có cảm giác gì".

-- Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Chớ có phỉ báng Thế Tôn; phỉ báng Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy: "Hư vọng là thân nghiệp, hư vọng là khẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệp là chân thật”. Và Hiền giả, “có một Thiền Chứng, do thành tựu thiền chứng này, sẽ không có cảm giác gì”.

…Rồi Tôn giả Ananda và Tôn giả Samiddhi đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda, trình lên Thế Tôn tất cả câu chuyện giữa Tôn giả Samiddhi với du sĩ ngoại đạo Potaliputta.

Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

-- Này Ananda, Ta chưa từng thấy du sĩ ngoại đạo Potaliputta, thời câu chuyện này từ đâu xảy ra?…”

Cũng vậy, câu chuyện “chiếc xe to lớn” và “viên ngọc” từ đâu mà ra hỡi các Bồ-tát Đại Thừa? Từ “Bụt Pháp Hoa” xuất hiện hàng trăm năm sau khi Phật Thích Ca đã nhập Niết-bàn ư? Trí khôn của các vị đi đâu cả rồi lại dễ dàng mê tín như vậy?

Không đúng sao? Ngay khi Phật còn sống, ngay trong vùng Phật du hóa mà du sĩ ngoại đạo Potaliputta còn dám ngang nhiên mạo danh Phật, lừa gạt đệ tử Phật; chẳng lẽ sau này con cháu của Potaliputta lại sợ hãi các người đến độ không dám hóa thân làm “Bụt Pháp Hoa” để phá chánh hiển tà hay sao? Với người trí, chỉ cần một đoạn kinh trên cũng đã đủ cơ sở để trả lời dứt khoát!

Thế nhưng, những đứa con khờ dại trên cỗ xe to lớn vẫn còn muốn cố tin vào sự cứu rỗi của “Bụt Pháp Hoa”, họ cần phải được nhắc nhở thêm rằng: đâu phải chỉ có một mình Potaliputta là biết ngụy trá giả danh Phật, xuyên tạc pháp Phật nhằm đánh lừa đệ tử Phật. Đoạn chánh kinh dưới đây cho thêm một minh chứng nữa:

“Rồi Bà-la-môn Sikha Moggallàna đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sikha Moggallàna thưa với Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, những ngày trước đây, trước đây nữa, thanh niên Sonakàyana có đến con, và sau khi đến nói với con như sau: "Sa-môn Gotama chủ trương tất cả nghiệp đều không có kết quả. Chủ trương tất cả nghiệp đều không có kết quả, vị ấy nói đến sự đoạn diệt của thế giới, nhưng thế giới này thiệt là có do nghiệp tác thành thế giới và được tồn tại do tác động của nghiệp”.

-- Này Bà-la-môn, Ta chưa từng thấy thanh niên Sonakàyana. Từ đâu lại có câu chuyện như vậy?...” (Tăng Chi tập 2, chương 4, tr.262)

Cũng vậy, này các Bồ-tát Đại Thừa, từ đâu Phật giáo lại có câu chuyện Đại Thừa - Tiểu Thừa, xe to xe nhỏ, trong khi Kinh điển gốc chưa từng thấy có một dòng nào, một người nào nhắc đến sự kiện chia rẽ này?

Đến như một tên thanh niên Sonakayana non choẹt, miệng còn hôi sữa mà hắn còn biết giả giọng Phật, xuyên tạc pháp Phật, chẳng lẽ các luận sư Bà-la-môn sau này lại không “vẽ” nổi mấy cỗ xe bò, xe ngựa để dụ dỗ lũ con nít hay sao? Giang hồ hiểm ác, chẳng lẽ họ lại sợ các người?

Nhưng nào đã hết đâu, vẫn còn chuyện mạo danh Phật, xuyên tạc lời Phật trắng trợn như thế này nữa:

“Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:

-- Tôi có được nghe, thưa Tôn giả Gotama, người ta loan truyền rằng Sa-môn Gotama nói như sau: "Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố thí cho người khác. Cần phải bố thí cho đệ tử của Ta, không cần phải bố thí cho đệ tử những người khác. Bố thí cho Ta có quả lớn, bố thí cho những người khác không có quả lớn. Bố thí cho các đệ tử của ta có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn!...

-- Này Vaccha, những ai nói rằng Sa-môn Gotama nói như sau: "Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố thí cho người khác. ...Bố thí cho các đệ tử của ta có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn!", những người ấy không nói đúng với lời nói của Ta, họ đã xuyên tạc Ta với điều không thật, họ đã nói láo. Này Vaccha, ai ngăn chận người khác bố thí, người ấy tạo ra ba chướng ngại pháp và đánh cắp mất ba vật. Thế nào là ba?...” (Tăng Chi tập 1, chương 3, tr.287)

Ác hiểm thay, những kẻ nói láo, xuyên tạc Đức Thế Tôn không chỉ dừng lại ở đó. Rất nhiều lần chính Ngài đã phải thanh minh phủ nhận những sự vu khống xuyên tạc trắng trợn của bọn họ. Kinh Kannakatthala, số 90, Trung Bộ 2 là một dẫn chứng khác nữa. Trong bài kinh này Đức Thế Tôn đã nói với vua Pasenadi:

_ “Thưa Ðại vương, những ai nói như sau: "Sa-môn Gotama có nói: "Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến, có thể cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra”, những vị nói như vậy không nói đúng lời Ta nói, và họ xuyên tạc Ta một cách hư ngụy, không đúng sự thật”.

Tệ hại thay, không những “chuyện nói” của Đức Thế Tôn bị vu khống xuyên tạc, mà cả “chuyện ăn” của Ngài cũng bị những kẻ ác tâm thối miệng vu cáo chụp mũ. Đã từ lâu những “cỗ xe lớn” vẫn trung thành với truyền thống ăn chay và ăn… nói như các Bà-la-môn, họ cũng biết lớn tiếng phỉ báng những chiếc “xe mu rùa” vì cái tội dám ăn tam tịnh nhục giống như Đức Phật:

“-- Này Jivaka, những ai nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình được làm cho mình”, những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật.

Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi vì mình mà giết. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng.

Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi vì mình mà giết. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng” (Kinh Jivaka số 55, Trung bộ 2)

Khốn nỗi, không phải chỉ có chừng ấy, trong kinh Nikaya còn rất nhiều những chứng cứ khác nữa (xem thêm phần tham khảo). Nhưng thiết nghĩ, bấy nhiêu cũng đã quá đủ để một người, dù cho có mê tín đến đâu chăng nữa, nhưng nếu còn một chút lý trí cũng phải cảnh giác với bất kỳ “Tam tạng thánh điển kinh-luật-luận” nào xuất hiện sau này.

Thật vậy, ngay khi Đức Thế Tôn còn hiện hữu, ngay trong vùng Đức Phật du hóa thế nhưng đã có những kẻ nham hiểm dám ngang nhiên mạo danh Phật, giả tạo lời Phật; họ cũng biết “như vầy tôi nghe” nhằm vu khống xuyên tạc pháp Phật, lừa gạt đệ tử Phật.

Trong khi đó, một chiều tin rằng các kinh - luật được kết tập và xiển dương bởi các tu sĩ gốc Bà-la-môn, sau khi Phật đã nhập diệt hàng trăm năm, đều thực sự do Đức Thế Tôn truyền dạy để rồi dẫn đến chia rẽ Tăng chúng, phân hóa Pháp bảo, xem thường Chánh kinh, rõ ràng nếu đây không phải là sự cả tin quá ngây thơ, quá mê tín đến độ mù quáng thì còn là gì nữa?

Hơn ai hết, với trí tuệ Tam Minh cùng Thế gian trí, Đức Thế Tôn quá thấu rõ sự ngụy trá và thủ đoạn của các luận sư ngoại đạo. Chính vì thế từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước Ngài đã cảnh báo về nguyên nhân Pháp và Luật sẽ bị cải biên ô nhiễm, và Ngài cũng đã chỉ rõ lý do vì sao các “Như lai sứ giả” đã không thể nhận thức được điều ngụy tạo này:

“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, sẽ có những Tỷ-kheo trong tương lai thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập.

Do thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, khi họ thuyết về Thắng pháp hay về Quảng thuyết (Trí giải luận), họ rơi vào hắc pháp, không có thể giác ngộ rõ ràng… đối với các kinh tạng do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không tánh, khi các kinh ấy được thuyết giảng, họ không có nghe, họ không có lắng tai, họ không an trú tâm liễu giải, họ không nghĩ rằng các kinh ấy cần phải học tập, cần phải học thuộc lòng.

Còn những kinh điển do các thi sĩ làm, những bài thi, với những chữ văn hoa, với những câu văn hoa, thuộc ngoại điển do các đệ tử thuyết, trong khi các kinh ấy được thuyết giảng, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ lóng tai, họ an trú tâm liễu giải. Các pháp ấy, họ sẽ nghĩ cần phải học tập, cần phải học thuộc lòng.

Này các Tỷ-kheo, đây là do Pháp ô nhiễm, nên Luật ô nhiễm; do Luật ô nhiễm, nên Pháp ô nhiễm.

Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ tư… thứ năm về tương lai, nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai, các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, các Thầy cần phải tinh tấn để đoạn tận sợ hãi ấy (Lược trích bài kinh “Sợ Hãi Trong Tương Lai (3)”, Tăng Chi 2, Chương 5, Phẩm Chiến Sĩ, trang 479).

Đáng sợ thay, thực tế đã diễn ra hoàn toàn đúng với sự tiên tri của Đức Chánh Biến Tri!

Hãy thử tính mà xem, hơn hai ngàn năm qua đã có bao nhiêu thế hệ Tăng Ni, Cư sĩ đã bị ô nhiễm bởi hắc pháp, hắc luật? Đã có bao nhiêu kẻ ngây thơ quay lưng với Kinh - Luật gốc, quay lại coi thường Chánh Pháp Nguyên Thủy cùng các Thánh tăng A-la-hán? Chắc chắn Diêm Vương ở địa ngục biết rõ hơn ai hết, và chắc chắn các luận sư Bà-la-môn là thích thú hơn ai hết!

Trước sự nham hiểm của người đời, những người con Phật với một đức tin ngây thơ và mất cảnh giác làm sao có thể ngờ được những lời dạy nguyên thuỷ của Đức Phật trong kinh Nikaya nhằm vạch rõ thủ đoạn gian xảo của các ngoại đạo giả danh Phật, xuyên tạc lời Phật, lừa gạt đệ tử Phật đều đã bị lược bỏ hoặc bị biên dịch một cách xảo trá trong các kinh A-hàm cấp 2 tương đương.

Nếu ai đó còn nghi ngờ hãy đọc kỹ “Chánh kinh Pali – Tà kinh A Hàm” của Kinh sư Chánh Tư Duy sẽ rõ. Chẳng nói đâu xa, ngay các đoạn kinh Nikaya được trích dẫn trong bài viết này cũng đã bị lược bỏ trong các đoạn kinh A Hàm tương đương, điển hình như trong Trung A Hàm tập 3, kinh số 170 trang 763; và tập 4, kinh số 212, trang 651.

Tất nhiên, các “giả sứ” không thể để mọi người biết rõ mánh khóe ngụy trá xuyên tạc lời Phật như trong kinh Nguyên Thủy được, bởi lẽ nếu để các Phật tử biết, họ sẽ phải cảnh giác suy tư kỹ lưỡng trước khi tin bất kỳ các kinh-luật-luận nào xuất hiện sau này. Và lúc ấy, các “Tam tạng đời mới” dù có hý luận ngụy biện lươn lẹo đến đâu chăng nữa cũng sẽ dễ dàng bị phát hiện và đào thải từ lâu.

Một khi những giả sư đã cố tình biên dịch xảo trá kinh văn Nguyên Thủy, hẳn nhiên họ phải hủy bỏ bản chính gốc để không ai có thể phát hiện ra thủ đoạn của họ. Và đây chính là lý do vì sao các bản kinh gốc bằng tiếng Sanskrit đã bị biến mất không còn một cuốn.

Không còn bản chính gốc để so sánh đối chiếu, lại đeo mang đức tin mù quáng vì giới hạnh không thanh tịnh, rồi gặp phải phù thuỷ miệng lưỡi nham hiểm, dĩ nhiên hậu quả không sao tránh khỏi là sỏi đá cũng biến thành ngọc quý. Điều này cũng giống như ví dụ sau đây được Đức Thế Tôn nói đến trong bài kinh Magandiya, số 75, Trung Bộ 2: 

 -- “Này Magandiya, ví như người sanh ra đã mù, không thấy sắc đen hay sắc trắng, không thấy sắc xanh, không thấy sắc vàng, không thấy sắc đỏ, không thấy sắc đỏ tía, không thấy cái gì thăng bằng, không thăng bằng, không thấy các vì sao, không thấy mặt trăng, mặt trời.

Người ấy nghe một người có mắt nói như sau: "Thật tốt đẹp thay tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh”. Và người ấy tìm tấm vải trắng. Rồi có một người khác đánh lừa người ấy với một tấm y thôdính dầu và đất và nói: "Này bạn, đây là tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh cho bạn”.

Người ấy lấy tấm y ấy, sau khi lấy, đắp trên mình. Sau khi đắp trên mình, người ấy hoan hỷ thốt lên lời nói tự mãn: "Thật tốt đẹp thay tấm vải trắng xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh”.

Này Magandiya, Ông nghĩ thế nào? Kẻ sanh ra đã mù kia, do biết, do thấy, lấy tấm y thô, dính dầu và đất ấy để rồi sau khi lấy người ấy đắp trên mình, sau khi đắp trên mình; người ấy hoan hỷ thốt lên lời nói tự mãn: "Thật tốt đẹp thay, tấm vải trắng xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh”; hay là do lòng tin người có mắt?

-- Thưa Tôn giả Gotama, do không biết, không thấy, kẻ sanh ra đã mù kia lấy tấm y thô, dính dầu và đất ấy để rồi sau khi lấy, người ấy đắp trên mình, sau khi đắp trên mình, người ấy hoan hỷ thốt lên lời nói tự mãn: "Thật tốt đẹp thay tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh”;  do lòng tin người có mắt.

Cũng thế, do trí tuệ mù lòa không biết, không thấy; lại cả tin vào những kẻ lường gạt thì sỏi đá cũng sẽ biến thành ngọc quý là vậy. Trong Bồ-tát giới thuộc truyền thống Phật giáo biến thái, do các luận sư gốc Bà-la-môn ra sức xiển dương, có điều khoản cấm các đệ tử Đại Thừa tụng đọc Kinh điển Nguyên Thuỷ.

Khi chế ra “giới luật ô nhiễm” này, các tổ sư gián điệp Bà-la-môn có chủ đích muốn làm mù mắt các Bồ-tát-con để từ đó tha hồ khoác lên nhận thức của họ những tư tưởng phi Phật pháp, thậm chí chống lại Đạo Phật. Nhưng khốn nỗi, các “con chiên” vì “mù kinh điển gốc” nên vẫn không hề hay biết, một mực kiêu mạn hãnh tiến trên cỗ xe bò to lớn.

Đã thế lại còn tự mãn với đại tăng thượng mạn đòi “khai thị hội nhập tri kiến Phật”, quay lại khinh chê chính giáo pháp nguyên thủy của Bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác là tiểu thừa, là pháp sơ cơ dành cho những người thấp kém v.v… và v.v…

Đáng thương thay, với tà kiến tà mạn ấy họ đã tự xếp mình vào hàng ngũ những kẻ ngu si, tự hoại diệt con đường giải thoát của chính mình:

"Kẻ ngu si miệt thị,
Giáo pháp bậc La Hán,
Bậc Thánh, bậc chánh mạng.
Chính do ác kiến này,
Như quả loại cây lau
Mang quả tự hoại diệt” 
(PC 164)

Chính vì tin vào các kinh văn ngụy tạo xuất hiện sau khi Phật nhập Niết Bàn hàng trăm năm, do các luận sư Bà-la-môn gián điệp trao tặng, nên những bậc “đại nhân” quay ra ngấm ngầm khinh miệt bọn “tiểu nhân”, cố chấp phân biệt Đại Thừa - Tiểu Thừa, xe to - xe bé, truyền thống mới – cũ, khiến gây chia rẽ Tăng Bảo, phân hoá Tăng đoàn. Nguy hại thay, điều này có nghĩa, chính các vị đại-trí-tuệ-Thích-xe-lớn đã rơi vào gian kế ngoại giao và ly gián của con cháu dòng dõi Bà-la-môn Vassakàra mà không biết.

Thật vậy, như trong bài kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ 1) còn ghi rõ, trước khi vua A-xà-thế muốn tấn công dân thành Vajjì hùng mạnh, ông ta đã cử Bà-la-môn Vassakara đến dò hỏi ý kiến của Đức Thế Tôn. Nhằm tránh một cuộc chiến tranh xảy ra cho hai dân tộc, đồng thời giữ vững lập trường không can thiệp vào chuyện thế sự, Đức Phật đã khéo léo căn ngăn bằng cách chỉ hỏi ngài Ananda về bảy pháp không bị suy giảm nơi dân Vajji. Thế nhưng, nghe xong, vị sứ giả Bà-la-môn với bản chất nham hiểm của mình đã bộc lộ ngay một kế sách thâm độc để đánh phá người khác:

“--Thưa Tôn giả Gotama, nếu dân Vajjì chỉ hội đủ một pháp không bị suy giảm này, thời dân Vajjì nhất định được lớn mạnh, không bị suy giảm, huống nữa là đủ các bảy pháp không bị suy giảm. Thưa Tôn giả Gotama, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha không thể đánh bại dân Vajjì ở chiến trận, trừ phi dùng ngoại giao hay kế ly gián. Thưa Tôn giả Gotama, nay chúng con phải đi, chúng con có nhiều việc và có nhiều bổn phận” (Sđd).

Cũng theo bài kinh trên, ngay sau khi Bà-la-môn Vassakara rời khỏi, Đức Thế Tôn đã tức khắc cho triệu tập tất cả các Tỳ-kheo quanh vùng Vương Xá để dạy “Bảy pháp không làm suy giảm Tăng đoàn”, trong đó nhấn mạnh đến sự đoàn kết chúng Tỳ-kheo. Tất nhiên, Đức Chánh Biến Tri cũng thừa biết Bà-la-môn Vassakara và các con cháu của ông ta sẽ “có nhiều việc, nhiều bổn phận” phải làm như thế nào đối với một giáo đoàn dù “sanh sau đẻ muộn” nhưng đã phát triển lớn mạnh, lấn át chính tôn giáo và giai cấp của họ.

Thử hỏi, các “Như Lai sứ giả” cố chấp phân biệt Đại Thừa – Tiểu Thừa, “Theravada” – không “Theravada”, “Khất sĩ” – không “Khất sĩ”, “tông phái mình” – “không phải tông phái mình”… có ai hiểu vì sao sự kiện này lại được nêu lên ngay phần đầu bài kinh quan trọng, ghi lại những lời chỉ dạy cuối cùng trước lúc Thế Tôn nhập Niết-bàn? Và có ai còn nhớ “Bảy pháp không làm suy giảm” là gì? Như thế nào là dùng ngoại giao và kế ly gián để tiêu diệt một đối thủ hùng mạnh?

Liệu các “Như Lai sứ giả” có hiểu được vì sao chi tiết quan trọng vạch trần âm mưu thâm độc của Bà-la-môn Vassakara trong kinh Pali lại bị “kẻ bí mật” lược bỏ trong bài kinh “Du Hành” A Hàm tương đương?

Một Đức Thế Tôn đã dạy như vậy, chẳng lẽ vài trăm năm sau xuất hiện trong kinh Kim Cang đề cao “vô phân biệt”, thế nhưng lại đi phán truyền phân biệt một cách trái ngược: “…giáo pháp Đại Thừa, nói cho những người đi theo giáo pháp Đại Thừa tối thượng… bởi vì những ai ưa pháp Tiểu Thừa, vẫn còn ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả” (đoạn 25)?

Thử hỏi, trong thời Đức Phật còn hiện tiền có chuyện Đại Thừa, Tiểu Thừa không mà Bụt Kim Cang lại nói chuyện phân biệt Đại - Tiểu? Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đủ biết ‘kinh Kim Cang’ do kẻ đời sau vẽ ra để gây chia rẽ phá hoại Phật giáo.

Nhìn hiện trạng Phật Giáo ngày nay ngay tại đất nước sản sinh ra nó, cũng như sự phân hóa thành lắm tông nhiều phái trong Phật Giáo, chưa đủ để các “đệ tử của trí tuệ” mở mắt ra hay sao?

Quả đúng như Đức Phật đã tiên tri: “Ví như, này Kassapa, vàng (thật) không biến mất khi nào vàng giả chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào vàng giả hiện ra ở đời, thời vàng (thật) biến mất.

Cũng vậy, này Kassapa, Diệu Pháp không biến mất, khi nào tượng pháp chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời Diệu Pháp biến mất.

Này Kassapa, địa giới không làm Diệu Pháp biến mất, thủy giới... hỏa giới... phong giới không làm Diệu Pháp biến mất.

Ở đây, khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm Diệu Pháp biến mất” (S.ii,223).

Thật vậy, Phật thật không biến mất khi nào “Phật” giả chưa hiện ra đời, và khi nào “Phật” giả ra đời thời Phật thật biến mất. Kinh thật không biến mất khi nào “kinh” giả chưa hiện ra đời, và khi nào “kinh” giả ra đời thời Kinh thật biến mất. Thánh thật không biến mất khi nào “thánh” giả chưa hiện ra đời, và khi nào “thánh” giả ra đời thời Thánh thật biến mất.

Núi lửa, động đất, sóng thần không thể làm cho Diệu Pháp biến mất mà chỉ có sự vô minh, ngu si, dốt nát mới làm cho nó biến mất mà thôi.

Vì sao? Vì ngu si nên mới lộng giả thành chân, mới tạo tà phá chánh. Và cũng vì ngu si nên mới nghe sao tin vậy, không biết phân biệt Phật thật – Phật giả, kinh thật – kinh giả, tăng thật – tăng giả, pháp chánh – pháp tà. Vì ngu si dốt nát nên mới dễ dàng tin lời con cáo biết giả giọng người thân của mình để rồi chạy theo xe giả, ngọc giả; quay lại phủ nhận Pháp thật, phỉ báng Thánh thật, gây hại cho bản thân mình và biết bao người khác.

Nguy hiểm hơn nữa, vì tin và chạy theo tà giáo của những kẻ gián điệp nên những điều Phật không nói lại bảo Phật nói, còn những điều Phật nói lại bảo Phật không nói để rồi chia tông lập phái, phân biệt Tăng đoàn Đại Thừa - Tiểu Thừa, đây là tội phá hoà hợp Tăng phải đọa vào địa ngục vô gián, không biết đến khi nào mới thoát ra được.

Những ai còn tin vào những kinh văn ngụy tạo, chấp thủ những giới luật cải biến sai khác, gây phân hóa Tăng đoàn thành Đại Thừa - Tiểu Thừa - Mật Thừa, hãy ghi nhớ kỹ các đoạn kinh sau đây:

“Ở đây, này Upàli, các Tỷ-kheo thuyết phi pháp là pháp; thuyết pháp là phi pháp; thuyết phi luật là luật; thuyết luật là phi luật; thuyết điều Như Lai không nói, không thuyết, là điều Như Lai nói, Như Lai thuyết; thuyết điều Như Lai có nói, có thuyết, là điều Như Lai không nói, không thuyết; thuyết điều Như Lai thường không sở hành là điều Như Lai thường sở hành; thuyết điều Như Lai thường sở hành là điều Như Lai không thường sở hành; thuyết điều Như Lai không chế đặt là điều Như Lai chế đặt; thuyết điều Như Lai có chế đặt là điều Như Lai không có chế đặt. Chính do mười sự này, họ phá hoại, họ chia rẽ, họ hành bất động Yết-ma, họ tuyên đọc giới bổn Pàtimokkha khác biệt. Cho đến như vậy, này Upàli, là chúng Tăng bị phá hoại

Trên đây là trích đoạn trong bài kinh “Phá Hòa Hợp Tăng” số 35 thuộc Tăng Chi tập 4, chương 10, phẩm IV. Tiếp theo, trong bài kinh “Quả Của Phá Hòa Hợp Tăng” số 38, ngài Ananda đã hỏi Đức Thế Tôn:

“- Phá hoại Tăng hòa hợp, đem lại kết quả gì?

- Này Ananda, đem lại tội ác kéo dài đến một kiếp.

- Bạch Thế Tôn, tội ác gì kéo dài một kiếp?

- Này Ananda, bị nấu trong địa ngục một kiếp.

Kẻ phá hòa hợp Tăng
Bị rơi vào đọa xứ,
Bị rơi vào địa ngục
Kéo dài đến một kiếp;
Ưa thích sự bất hòa,
An trú trên phi pháp,
An ổn các khổ ách,
Lại xa lìa, từ bỏ;
Ai phá sự hòa hợp,
Của Tăng chúng Tỷ-kheo,
Trong một kiếp, người ấy,
Bị địa ngục nung nấu”.

Bị nấu trong địa ngục một kiếp! Hỡi ôi, cái giá phải trả cho vô minh tà kiến thật khắc nghiệt! Nghĩ mà thương cho những kẻ si mê dại khờ, nhưng làm sao khác được khi đó là luật nhân quả.

Giờ đây những kẻ thích-chia-rẽ đã biết như vậy, thấy như vậy; nếu họ sớm tỉnh ngộ, biết giữ đúng giới luật thanh tịnh và quay lại nỗ lực xiển dương đúng Chánh Pháp để đoái công chuộc tội, may ra còn kịp cứu lấy mình.

Đã đến lúc những người con Phật phải tỉnh thức ngủ mê để tự cứu lấy chính mình và xương minh đúng Chánh Phật Pháp, nhờ vậy mới có thể gieo duyên lành giải thoát khổ đau!

Tóm lại, để kết thúc cho câu chuyện hoang tưởng “Xe to giả và viên ngọc dỏm”, đoạn chánh kinh sau đây thật thích hợp để dành cho những luận sư gián điệp gốc ngoại học và những ai tin vào họ, những người hàng ngày được hưởng phước thừa của Phật thế nhưng lại ngấm ngầm dùng ngòi bút, miệng lưỡi của mình tạo ra các kinh luận xảo trá để phá hoại Phật pháp, dụ dỗ những người tin theo trịch thượng đòi leo ngang làm Phật, đòi “hội nhập tri kiến Phật”:

Này Bhaggava, Jàliya, đệ tử của Dàrupati dầu có dùng ví dụ ấy cũng không thể khiến lõa thể Pàtikaputta rời khỏi chỗ ngồi, liền nói với ông ấy:

Chó rừng nhìn tự thân,
Tự nghĩ là sư tử.
Nó sủa tiếng chó rừng,
Loại chó rừng đê tiện.
Chó rừng sủa là ai?
Ai rống tiếng sư tử?

Cũng vậy, này Hiền giả Pàtikaputta, Hiền giả sống dựa trên uy tín của bậc Thiện Thệ, ăn uống đồ tàn thực của bậc Thiện Thệ, thế mà nghĩ có thể trịch thượng với các bậc Như Lai, A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Bọn Pàtikaputta đê tiện là ai, lại có thể trịch thượng với các bậc Như Lai, A la hán, Chánh Ðẳng Giác?” (Kinh PàtikaTrường Bộ 2, trang 301-302)

 

_____________________________________________

Tham Khảo

Trích Kinh Pháp Hoa Đại thừa, Phần 4, Phẩm 3: “Ví Dụ Bà-la-môn" (bản dịch của HT Thích Trí Quang)

“Xá lợi phất, ví như tại một khu dân cư của một thủ phủ, có một đại trưởng giả, tuổi già, lắm của, nhiều nhà đất và tôi tớ. Ngôi nhà của ông rộng lớn nhưng chỉ có một cửa. Nhiều người, một trăm hai trăm cho đến năm trăm, cùng ở trong đó. Nhưng ngôi nhà ấy, lầu gác nhà chính mà cũng đã hư cũ, tường vách lở rã, chân cột hư mục, rường nhà và đòn nóc đã xiêu nghiêng cả. Và đột nhiên bốn phía cùng lúc dậy lửa, đốt cháy nhà cửa.

Con của đại trưởng giả có đến mười người, hai mươi người, hoặc đến ba mươi người, vẫn ở trong ngôi nhà ấy. Đại trưởng giả thấy lửa dữ bốn phía dậy lên thì hết sức kinh sợ, nghĩ rằng dầu ta có thể do nơi cái cửa của ngôi nhà đang cháy này mà thoát ra một cách an toàn, nhưng các con ta thì ở trong nhà lửa như vầy mà vẫn ham chơi giỡn, không hay không biết, không kinh không sợ. Hơi lửa đã xáp đến nơi mình, nóng rát như cắt mà lòng vẫn không chán không lo, không có ý gì thoát chạy. Đại trưởng giả lại nghĩ, thân mình và cánh tay của ta rất mạnh, ta có thể dùng vạt áo hoặc ghế đẳng, gom các con lại ôm mà chạy ra. Nhưng đại trưởng giả lại nghĩ, ngôi nhà như vầy chỉ có một cửa, cửa ấy lại nhỏ hẹp. Các con nhỏ dại, chưa biết gì hết, lại lưu luyến đam mê chỗ chúng đang chơi, nên có thể có đứa rơi xuống mà bị lửa đốt cháy. Vậy ta nên nói cho các con biết sự thể khủng khiếp, rằng ngôi nhà đã cháy, phải thoát ra cho mau, đừng để lửa đốt cháy mất. Nghĩ rồi, đại trưởng giả nói hết cho các con nghe những điều mình nghĩ, và dục các con cấp tốc chạy ra. Nhưng, người cha thương xót và khéo bảo, mà những đứa con của ông vẫn ham chơi giỡn, không tin không sợ, không có lòng nào muốn ra, cũng không biết lửa là gì, nhà ra sao, cháy mất là thế nào, chỉ biết chạy qua chạy lại, giỡn cười và nhìn cha mà thôi.

Đại trưởng giả thấy vậy nghĩ rằng, ngôi nhà này đang bị lửa dữ đốt cháy, ta với con ta không thoát gấp thì chắc chắn bị đốt. Ta phải lập chước phương tiện để làm cho các con khỏi bị tai họa. Là cha nên đại trưởng giả biết trước đây tâm lý các con mỗi đứa có một sở thíchNhững đồ chơi quí, đẹp và lạ, ý chúng chắc chắn rất ham. Ông bảo, cha có những đồ chơi mà các con rất thích. Những đồ ấy hiếm có, khó được, các con không lấy thì sau tất hối tiếc. Những đồ ấy là các cỗ xe dê, các cỗ xe hươu và các cỗ xe bò (84) , hiện cha để cả ở ngoài cửa, các con có thể ra lấy mà chơi. Hãy chạy ra khỏi ngôi nhà lửa này tức khắc, các con muốn chơi thứ nào cha cũng cho cả. Các con nghe cha nói đến đồ chơi vừa quí vừa đẹp thì trúng ý của chúng, nên đứa nào cũng đâm ra hăng hái, xô nhau, đẩy nhau, đua nhau mà chạy, giành nhau mà thoát khỏi nhà lửa.

Khi đại trưởng giả thấy các con ra được an toàn, ngồi cả nơi chỗ đất trống ở giữa ngã tư, không còn gì phải e ngại nữa, thì lòng ông khoan khoái, vui mừng rộn rã. Bấy giờ các con ông cùng thưa, đồ chơi cha hứa, xe dê xe hươu xe bò ở đâu, xin cha cho liền đi. Xá lợi phất, khi ấy đại trưởng giả cấp cho các con mỗi đứa một cỗ xe lớn như nhau. Cỗ xe ấy cao mà lại rộng, trang hoàng bằng các thứ ngọc. Lan can bao quanh, chuông nhỏ treo bốn phía. Phần trên thì mui trần được căng riềm màn, và hai thứ này cũng được trang trí bằng những thứ ngọc kỳ lạ, màu sắc xen nhau. Những đường dây kết ngọc thì mắc như đan với nhau, kết thắt dải hoa mà treo rủ xuống. Lại phủ bằng lụa trắng có tua với chỉ xâu hạt ngọc, và đặt những đệm gối màu hồng. Cỗ xe được kéo bằng con bò trắng, da dẻ đầy đặn, sạch sẽ, thân hình đã lớn lại đẹp, gân sức rất mạnh, bước đi bằng phẳng ngay ngắn, và đi mau như gió. Cỗ xe còn có nhiều kẻ thị tùng để hầu hạ và chăm sóc. Đại trưởng giả tài sản giàu có vô lượng, mọi thứ kho tàng đều tràn đầy, nên ông nghĩ, với tài sản ấy, ta không nên cho các con những cỗ xe xấu nhỏ. Những đứa bé này toàn là con ta, ta thương đồng đều. Những cỗ xe lớn làm bằng bảy chất liệu quí báu như trên, ta có vô số. Ta nên đồng đều mà cho các con, không nên đối xử sai biệt. Tài sản của ta chu cấp cả nước còn không thiếu, huống chi các con. Bấy giờ các con của đại trưởng giả cùng ngồi những cỗ xe lớn, được sự chưa từng có, ngoài lòng mong ước…

Chú thích của chú thích:

Kinh Pháp Hoa cũng như hầu hết các kinh Đại thừa khác đều xuất hiện sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt, được các luận sư gốc Bà-la-môn kết tập và giới thiệu. Những ai có kinh nghiệm trong cuộc sống đều tin lời Phật trong Nikaya khi Ngài nhận định về Bà-la-môn Bhaggava: Này Bhaggava, thật khó cho Ngươi khi Ngươi theo các kiến giải sai khác, kham nhẫn các sự việc sai khác, theo dõi những mục tiêu sai khác, đeo đuổi những mục đích sai khác, được huấn luyện theo các phương pháp sai khác để có thể đạt được thanh tịnh, giải thoát” (Kinh Ba-lê, Trường Bộ Kinh, số 24)

Cho nên chính Đức Thế Tôn đã từng ban hành luật xuất gia cho các ngoại đạo: “-- Này Kassapa, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, nếu chúng Tăng đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy cá tánh con người sai biệt nhau”  [Bài kinh “Loã Thể” (S.ii,18)]

Các Tỳ-kheo đệ tử Phật có hiểu vì sao phải như vậy không? Các luận sư gốc Bà-la-môn và hội chúng mà họ tham gia quy y có tuân thủ đúng luật lệ này không? Vì sao giới luật này bị xóa bỏ trong các kinh A Hàm tương đương?

Mặc dù trong thời Phật vẫn có các Bà-la-môn quy y Phật thật sự, thế nhưng so với các luận sư gốc Bà-la-môn ra đời sau khi Đức Thế Tôn đã nhập Niết-bàn như Đại Thiên, Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Phật Âm… họ có sự khác biệt rất cơ bản. Đó là các luận sư Bà-la-môn sau này đã không được Vị Thiên Nhân Sư trực tiếp cải hóa, vì thế việc họ thực tâm cải tà quy chánh xem ra lại càng khó khăn hơn nữa.

Thêm vào đó, chính Đức Chánh Biến Tri đã tiên tri rằng Phật giáo từ năm trăm sau khi Phật nhập diệt đã không còn. Thử hỏi vào thời điểm “vàng thau lẫn lộn” chánh tà khó phân ấy, lấy ai ấn chứng cho sự thành tựu của các “Bồ-tát” gốc Bà-la-môn? Ai bảo đảm cho sự quy y của họ? Nếu chỉ dựa vào tin đồn, truyền thuyết để vội vã tin các tổ sư gốc Bà-la-môn là Thánh tăng thì… thật điên rồ! Còn dựa vào mớ kinh văn, luận giải đồ sộ trái ngược với tinh thần Nikaya của họ thì lại càng điên rồ hơn nữa! 

Lại nữa, trong tạng Luật, Đại Phẩm, đoạn [126], Đức Phật đã nói cho một con rồng giả dạng làm tỳ-khưu: “- Các ngươi là loài rồng không có được pháp tiến bộ trong Pháp và Luật này. Này rồng, ngươi hãy đi đi. Và hãy tiến hành Uposatha vào ngày mười bốn, ngày mười lăm và ngày thứ tám của mỗi nửa tháng ở ngay nơi ấy, như thế ngươi sẽ hoàn toàn thoát khỏi sự xuất thân là loài rồng và sẽ thành tựu bản thể của loài người một cách nhanh chóng.” (Bản dịch của TK Nguyệt Thiên)

Đến loài rồng dù có nhiều thần lực nhưng vẫn còn chưa đủ phước duyên để được tu theo giáo pháp này, huống hồ các chúng sanh khác như các loài bàng sanh, súc  sanh, ngạ quỷ. Loài rồng còn phải tu hành giữ giới nhiều hơn nữa mới được thoát kiếp rồng, tiến hoá làm người.

Thế nhưng kinh Pháp hoa của Đại thừa lại có chuyện “chúng sanh đồng Phật tánh” (?) Rõ ràng những ai tin theo giáo lý “thâm sâu” này đã mắc phải cái lưỡi câu hai móc của các luận sư gốc ngoại học: vừa mang tội xúc phạm danh hiệu Phật vừa tự xếp mình ngang hàng với các loài bàng sanh, súc sanh, ngạ quỷ. Hỡi ôi, khốn khổ xiết bao!

Quả thật: “Ở đây, khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm diệu pháp biến mất” (S.ii,223).

________________________________________

PHÁP TRÍCH LC

KINH NGUYÊN THỦY NIKĀYA

 

Lý do Phật ra đời:

 Kinh Tăng Chi 4, Chương 10, VIII. Phẩm Ước Nguyện

(VI) (76) Không Thể Tăng Trưởng

1. - Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp không có mặt ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật được Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Thế nào là ba?

2. Sanh, già và chết. Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp này không hiện hữu ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời.

Vì rằng, này các Tỷ-kheo, ba pháp này có mặt ở đời, do vậy Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, do vậy, Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng được nêu rõ ở đời.

3. Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận ba pháp thời không có thể đoạn tận sanh, thời không có thể đoạn tận già, thời không có thể đoạn tận chết. Thế nào là ba?

4. Không đoạn tận tham, không đoạn tận sân, không đoạn tận si. Do không đoạn tận ba pháp này, không có thể đoạn tận sanh, không có thể đoạn tận già, không có thể đoạn tận chết…

] Thừa tự Pháp trích lục

Theo bài kinh trên nhân duyên để Đức Phật ra đời là giúp đoạn trừ khổ đau của sanh - già - và chết trên cơ sở đoạn trừ tham - sân - si bằng con đường Tám Chánh Đạo. Lý do và phương pháp cụ thể rõ ràng, nhất quán.

Thế nhưng, vài trăm năm sau xuất hiện “kinh Pháp Hoa” nảy nòi chuyện nhân duyên Bụt ra đời là nhằm “khai thị ngộ nhập tri kiến Phật”, bởi “chúng sanh đồng Phật tánh”. Sự cải biến này có nhiều thâm ý:

- Tầm thường hóa danh hiệu Phật, bởi chúng sanh nào cũng có sẵn “Phật tánh”, đều có thể thành “Phật”. Mọi người mặc nhiên thừa nhận “Con chó có Bụt tánh”, “Khỉ Ngộ Không thành Đấu Chiến Thắng Phật”.

- Tầm thường hóa “tri kiến Phật” vì ai cũng có thể hội nhập được.

- Kích thích tà thượng mạn nơi những kẻ tin theo khi nghĩ mình cũng có thể leo cao thành Bụt. Nhất là khi được cả Bồ-tát Thường Bất Khinh cúi đầu “lạy các ngài, tôi không dám khinh thường các ngài. Các ngài rồi cũng sẽ thành Phật”???

- Chính từ đây, những kẻ ngụy trá tự tác xưng danh và những kẻ mê tín tin theo họ. Mọi người sẵn sàng quỳ lạy bất kỳ kẻ nào được ca xưng là “Phật sống”, “Phật tái sanh”, “Phật gia”, “Tiểu Phật”…

- Thấu cáy phỉ báng danh hiệu Phật vì “chúng sanh đều có Phật tánh”. Chúng sanh là những loài nào?

Chỉ một ý nhỏ trong “kinh Pháp Hoa” còn chứa đựng nhiều thâm ý xuyên tạc phá hoại, huống hồ cả cuốn “kinh” này còn kinh hoàng khủng khiếp đến đâu. Việc đưa ra ánh sáng tất cả tà pháp xin để danh cho các vị thiện trí thức.

Dưới đây là các minh chứng thêm về việc ngoại học đương thời Phật đã trắng trợn xuyên tạc Như Lai, lừa bịp đệ tử Phật như thế nào.

+ Trích Kinh Ví Dụ Con Rắn (Trung Bộ I, số 22)

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã giải thoát như vậy, thì chư Thiên ở Ðế thích Thiên giới, Phạm thiên giới, Sanh chủ giới sẽ không tìm được dấu vết của Tỷ-kheo ấy, nếu nghĩ rằng: "Y ở đây, có thức của Như Lai". Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Ta nói ngay ở hiện tại, một Như Lai không thể tìm thấy dấu vết".

Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực: "Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình".

Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta không nói như vậy, Ta không như các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã xuyên tạc một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thật: "Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình".

] Thừa tự Pháp trích lục

Đến “chư Thiên ở Ðế thích Thiên giới, Phạm thiên giới, Sanh chủ giới” còn không tìm được dấu vết của vị Tỳ-kheo, huống hồ của Như Lai. Bởi Như Lai không thể tìm thấy dấu vết, không thể chạm đến, không thể suy lường.

Chính vì thế các Sa-môn, Bà-la-môn mới xuyên tạc, vu khống Đức Phật bằng cách chính họ cũng được “như vầy tôi nghe”. Ấy thế mà người đời sau cứ vô tư tin vào các “tôi nghe như vầy”, và nghĩ rằng mình cũng có thể “hội nhập tri kiến Phật”. Có người nói đấy là tận cùng của sự ngu si: Ngu biết mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.

+ Trích Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh (Trung Bộ 2, số 71)

“-- Này Vaccha, những ai nói như sau: 'Sa-môn Gotama là bậc nhứt thiết trí, là bậc nhứt thiết kiến. Ngài tự cho là có tri kiến hoàn toàn: "Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta thức, tri kiến luôn luôn tồn tại, liên tục"'. Thì đấy là họ nói về Ta không đúng với điều đã được nói, họ đã vu khống Ta với điều không thực, hư ngụy.

-- Phải giải thích như thế nào, bạch Thế Tôn, chúng con mới nói về Thế Tôn đúng với điều đã được nói, chúng con không vu khống Thế Tôn với điều không thực, chúng con mới giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp; và không một đồng pháp hành nào nói lời đúng pháp có thể lấy cớ để quở trách?

-- Ông phải giải thích: "Sa-môn Gotama là bậc có Ba Minh (Tevijja)", thì này Vaccha, Ông mới là người nói về Thế Tôn đúng với điều đã được nói, mới không vu khống Thế Tôn với điều không thực, mới giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp, và mới không có một đồng pháp hành nào nói lời đúng pháp có thể lấy cớ để quở trách”

] Thừa tự Pháp trích lục

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với trí tuệ Tam Minh, bao gồm Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh. Vậy mà có những kẻ đòi “hội nhập tri kiến Phật”, thì đấy là họ nói về Thế Tôn không đúng điều đã được nói, họ đã vu khống Thế Tôn với điều không thực, hư ngụy.

Ngay thời Phật những kẻ ngụy trá còn dám xuyên tạc, sau này con cháu họ sợ gì không dám! Biết như vậy, thấy như vậy, ai là người tỉnh trí có dám tin bừa tín ẩu, còn dám đại ngã mạn, để bị gọi là thứ thậm chí ngu.

+ Trích Kinh Ca-diếp Sư tử hống (Trường Bộ I, số 8)

1. Như vầy tôi nghe. Một thời đức Thế Tôn ở tại Ujunnā (Uy-nhã-quốc), tại vườn nai Kannakatthala.

2. Lúc bấy giờ, lõa thể Kassapa (Ca-diếp) đến chỗ đức Phật, nói những lời chào đón hỏi thăm xã giao với đức Thế Tôn và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, lõa thể Kassapa thưa với Thế Tôn:

- Tôn giả Gotama, tôi nghe như vầy: "Sa-môn Gotama chỉ trích mọi khổ hạnh, tuyệt đối phỉ báng, mạt sát mọi khổ hạnh, mọi lối sống khắc khổ", có phải những vị ấy nói đúng lời của Tôn giả Gotama? Có phải những vị ấy đã vu oan không xác thật cho Tôn giả Gotama? Có phải những vị ấy đã tuyên bố như pháp, thuận pháp không? Có những chủ trương nào chính và phụ gặp phải cật nạn không? Thật sự chúng tôi không muốn chỉ trích sai lạc Tôn giả Gotama.

3. - Này Kassapa, những ai nói: "Sa-môn Gotama chỉ trích mọi khổ hạnh, tuyệt đối phỉ báng, mạt sát mọi khổ hạnh, mọi lối sống khắc khổ", những vị ấy nói không đúng lời của Ta, đã vu oan không xác thật cho Ta

] Thừa tự Pháp trích lục

Thế đấy, chính lõa thể Kassapa ngoại đạo cũng “tôi nghe như vầy” rằng Sa-môn Gotama chủ trương thế này, dạy thế kia. Chỉ có điều Kassapa may mắn tìm đến hỏi chính Đức Thế Tôn nên mới biết người ta xuyên tạc, vu oan cho Đức Phật.

Cho nên nếu những người đời sau đọc kinh thấy rằng “Tôi nghe như vầy hay như vầy tôi nghe: Đức Phật Thích Ca phán “chúng sanh đồng Phật tánh”, Bồ-tát dạy “hội nhập tri kiến Phật”, Tổ bảo Tiểu thừa là cổ lỗ, thấp kém v.v... và v.v…” các vị hãy coi chừng họ. Vì sao? Vì thế gian không thiếu những ác ma gian dối lọc lừa, và vì chánh Kinh chánh Luật không có như vậy.

Chính vì thế, các vị hãy suy ngẫm cho cẩn thận để không mắc lầm những kẻ đời sau. Chúng cũng thừa sức nói không đúng lời của Đức Thế Tôn, cũng dám vu oan không xác thật cho Đức Thế Tôn để đánh lừa con Phật, phá hoại Tam Bảo.

Cẩn trọng không bao giờ thừa, nhất là đối với Chánh Phật Pháp.

Trích Kinh Ba-lê (Trường Bộ Kinh, số 24)

“Tụng phẩm II

21. Này Bhaggava, Ta tuyên bố như vậy, Ta quan niệm như vậy. Nhưng một số Sa môn, Bà la môn lại bài xích Ta một cách không thật, trống không, hư ngụy, giả dối: "Sa môn Gotama và các vị Tỷ kheo là điên đảo. Sa môn Gotama đã tuyên bố: "Khi một ai đạt đến thanh tịnh, giải thoát, khi ấy vị ấy biết mọi vật là bất tịnh".

Nhưng này Bhaggava, Ta không có nói như vậy: "Khi một ai đạt đến thanh tịnh, giải thoát, khi ấy vị ấy biết mọi vật là bất tịnh."

Này Bhaggava, Ta nói như sau: "Khi một ai đạt đến thanh tịnh, giải thoát, khi ấy vị ấy biết mọi vật là thanh tịnh"

- Bạch Thế Tôn, chính họ là điên đảo khi họ chỉ trích Thế Tôn và các Tỷ kheo là điên đảo. Con tin tưởng hoan hỷ đối với Thế Tôn khiến con tin rằng Thế Tôn có thể dạy cho con đến thanh tịnh giải thoát.

- Này Bhaggava, thật khó cho Ngươi khi Ngươi theo các kiến giải sai khác, kham nhẫn các sự việc sai khác, theo dõi những mục tiêu sai khác, đeo đuổi những mục đích sai khác, được huấn luyện theo các phương pháp sai khác để có thể đạt được thanh tịnh, giải thoát. Này Bhaggava, hãy đặt nặng lòng tin ở nơi Ta, hãy khéo gìn giữ lòng tin tưởng ấy.”

] Thừa tự Pháp trích lục

Thế đấy, trong khi Đức Phật dạy thật chí lý "Khi một ai đạt đến thanh tịnh, giải thoát, khi ấy vị ấy biết mọi vật là bất tịnh". Nhưng những kẻ ác tâm thối miệng lại xuyên tạc thành lời vô lý nghịch nhĩ "Khi một ai đạt đến thanh tịnh, giải thoát, khi ấy vị ấy biết mọi vật là bất tịnh" (?).

Khốn thay đâu phải chỉ có các Sa-môn, Bà-la-môn thời Phật mới điên đảo đảo điên vu cáo Đức Thế Tôn, thế gian đời sau không thiếu những kẻ không ưa Phật giáo, tăng ni. Đương nhiên các đối tượng này cũng thừa sức đảo điên điên đảo lời Phật để đánh lừa con Phật, phá hoại Phật pháp.

Với những ai chân thành như Bhaggava, Đức Phật và những người con Phật có trí tuệ cũng phải tin tưởng họ, cũng khuyến khích họ đặt nặng lòng tin ở nơi chính Đức Thế Tôn, và hãy khéo gìn giữ lòng tin tưởng ấy. Phải đặt nặng lòng chánh tin nơi Đức Phật Thích Ca vì như vậy là đặt nặng lòng tin nơi thiện pháp. Phải khéo gìn giữ lòng tin ấy vì nếu không khéo sẽ bị những kẻ giả dối đánh lừa.

+ Trích Kinh Tăng Chi 1, Chương 2, ,  III. Phẩm Người Ngu

“1-10

2. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.

3. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.”

] Thừa tự Pháp trích lục

“Người độc ác với tâm đầy sân hận” là ai? Là những ngoại đạo đố kỵ với Đức Phật và Đạo Phật. Là những ác ma mang hành nghiệp bất thiện. Những hạng này sẵn sàng xuyên tạc Như Lai bằng bất cứ thủ đoạn nào, kẻ cả việc giả danh tổ sư, Bồ-tát để phá hoại Phật giáo từ bên trong.

Những hạng này xuyên tạc Như Lai bằng cách Như Lai có dạy nhưng họ lại xuyên tạc rằng Như Lai không dạy; hoặc Như Lai không dạy, nhưng họ lại xuyên tạc Như Lai có dạy. Các đoạn kinh trích dẫn trong phần trích lục này đã nêu những chứng minh cụ thể.

 Tất nhiên sự xuyên tạc này sẽ không chấm dứt, thậm chí nhiều hơn sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn. Chính vì thế, những người con Phật tuy có đức tin với Đức Thế Tôn nhưng do cả tin những “giả sứ”, “gián điệp” này nên vô tình gánh lấy tà kiến, tà kinh của họ để rồi trở thành những kẻ xuyên tạc Như Lai một cách vô ý thức.

Đau lòng thay, vô minh là nguyên nhân dẫn đưa xuống đọa xứ địa ngục.

+ Trích Kinh “Người Kosalā”, Tăng Chi 4, Chương 10, III. Phẩm Lớn

“…16. Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong các vị tuyên bố hiện tại Niết Bàn là mục đích tối thắng, tức là sau khi như thật biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại và sự xuất ly của sáu xúc xứ, được giải thoát không có chấp thủ. Này các Tỷ-kheo, Ta là người đã nói như vậy, đã tuyên bố như vậy.

Và một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên tạc Ta với điều không thật là phi hữu, trống không, nói láo, nói rằng: "Sa-môn Gotama không tuyên bố sự liễu tri các dục, không tuyên bố sự liễu tri các sắc, không tuyên bố sự liễu tri các thọ".

17. Và này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố sự liễu tri các dục, Ta tuyên bố sự liễu tri các sắc, Ta tuyên bố sự liễu tri các thọ, Ta tuyên bố ngay trong hiện tại sự vô dục, tịch diệt, thanh lương không chấp thủ, Bát Niết Bàn.”

] Thừa tự Pháp trích lục

Cũng vậy, một số “giả sư gián điệp” đời sau xuyên tạc Phật Thích Ca Mâu Ni với điều không thật, phi hữu, trống không, nói láo, khi họ nói rằng: “Chúng sanh đồng Phật tánh”, “Phật dạy pháp Đại thừa cao siêu, còn Tiểu thừa chỉ là cỗ xe nhỏ bé cạn cợt”, “Tất cả chúng sanh rồi sẽ thành Phật”, “sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc”, “vô khổ tập diệt đạo”, “vô chứng, vô đắc”, “vô phân biệt”, “vô hữu Phật Niết Bàn, vô hữu Niết Bàn Phật” v.v… và v.v…

Hỡi những người con cả tin mê tín, ngay khi Đức Thế Tôn còn hiện tiền, những kẻ ác tâm còn dám ngang nhiên giả danh Phật xuyên tạc Phật Pháp, chẳng lẽ sau này không ai còn dám “như vầy tôi nghe”?

+ Trích Kinh Rāsiya (S.iv,330)

“1) ...

2) Một thời thôn trưởng Rāsiya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, thôn trưởng Rāsiya bạch Thế Tôn:

-- Con có nghe rằng Sa-môn Gotama chỉ trích tất cả khổ hạnh, bài bác, chống báng hoàn toàn mọi người sống khổ hạnh, mọi lối sống khắc khổ. Những người nói như vậy, bạch Thế Tôn, không biết có nói đúng với lời Thế Tôn, không xuyên tạc Thế Tôn với điều không thực, trả lời thuận pháp, đúng pháp, và không một ai nói lời tương ứng đúng pháp có lý do để chỉ trích?

-- Này Thôn trưởng, những ai đã nói như sau: "Sa-môn Gotama chỉ trích tất cả khổ hạnh, bài bác, chống báng hoàn toàn mọi lối sống khắc khổ"; họ nói không đúng lời Ta nói, họ xuyên tạc Ta với điều không thật, với điều không chơn chánh.”

] Thừa tự Pháp trích lục

Cũng vậy, nếu các con Phật có nghe bất kỳ ai nói rằng Phật dạy thế này, nói thế kia; các vị không vội tin ngay, cũng không vội phủ nhận nếu chưa biết chính xác.

Tất cả phải tuân theo chính lời Phật, tuân theo Đại Giáo Pháp căn bản với “mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu” phải so sánh với chánh Kinh, phải đối chiếu với chánh Luật, và phải tự tư duy suy nghiệm kỹ lưỡng rồi mới xác lập niềm tin hay phủ nhận. Ở đây Chánh Kinh là Kinh Nikāya, Chánh Luật là Luật Pātimokkha gốc cấp 1, được kết tập lần đầu tiên, vì khi Đức Thế Tôn dạy những lời trên, trước sau Đạo Phật chỉ có hai Thánh Tạng này mà thôi.

Tất cả các kinh - luật - luận nguỵ tạo do các luận sư, tổ sư gốc Bà-la-môn đời sau giới thiệu, đều có một đặc điểm chung, đó là ngay phần đầu thường tán Phật hết lời hết chữ. Vì sao như vậy? Vì chỉ có thế những ai cả tin mới dễ dàng tin ngay chúng là “tam tạng thánh điển”.

Một khi đã tin rồi thì các tam tạng ngụy tạo này nói trái kiểu gì cũng nghe, luận bậy kiểu gì cũng phải, ngay cho dù chúng chống trái những lời dạy gốc của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni.

Ngay từ hơn hai mươi lăm thế kỷ trước, chư Phật cũng đã khuyến cáo, và các sa-môn, Bà-la-môn thời Phật Thích Ca cũng đã bộc lộ ác tâm của họ. Các trích đoạn chánh Kinh sau đây là những minh chứng cụ thể.

* Trích Kinh “Phạm Võng”, Trường Bộ 1

“Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú.

Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, mà nếu các ngươi hoan hỷ, vui mừng và thích thú thời sẽ có hại cho các ngươi.

Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các ngươi hãy công nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật: "Như thế này, điểm này đúng sự thật, như thế này, điểm này chính xác, việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi".

] Thừa tự Pháp trích lục

Cũng vậy, này các Dại tử, nếu có các “kinh” đời sau tán thán Phật, tán thán Pháp cải biến, tán thán Bồ-tát mới, thời các vị không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú, tất sẽ có hại cho các vị. Vì sao?

Vì khi vui mừng, thích thú như vậy, các vị sẽ dễ cả tin mê tín ngay các “kinh” cải biến ấy. Khi đã tin rằng nó chính là lời của Phật Thích Ca thì dù đó là tà pháp, các vị cũng tin rằng chánh pháp; dù là tà kinh, các vị cũng tưởng là chánh kinh; dù là tà kiến tà đạo, các vị cũng ngỡ đó là chánh kiến chánh đạo. Khi đã mang tà kiến tà đạo, con đường dẫn xuống đọa xứ địa ngục không sao tránh khỏi. Vì thế nó có hại cho các vị.

Nguy hại hơn khi các vị gieo rắc các tà kiến, tà kinh, tà pháp, tà đạo này cho người khác. Tất nhiên tội lội chất chồng tội lỗi, quả báo bất thiện chất chồng bất thiện.

Bởi, vô minh nên mới tà tín, tà tín mang lấy tà kiến, tà kiến tất phải gặt quả khổ đau.

Trích Kinh Hàng Ma, số 50, Trung Bộ 1: 

“Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusamdha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn gia chủ bị Ác ma Dusi xâm nhập và nói như sau: "Các Ngươi hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Những vị này được các Ngươi tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường có thể đổi tâm và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ”.

] Thừa tự Pháp trích lục

Chính vì thế, khi các Bà-la-môn gia chủ ngoại đạo tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cung kính vị Tỳ-kheo đệ tử Phật, có khi là họ thực lòng, nhưng cũng có khi họ bị ác ma xâm nhập biến họ thành giả dối để đánh lừa người khác. Do vậy, nếu thích thú tin ngay có khi mang họa như đã nói ở phần trước.

Còn đối với những người con Phật chân chánh, sự tôn kính chân thành các bậc đáng kính lễ, các bậc Phạm hạnh lại là điềm lành tối thượng đầu tiên:

“Không thân cận kẻ ngu, Nhưng gần gũi bậc Trí, Ðảnh lễ người đáng lễ, Là điềm lành tối thượng…

… Kính lễ và hạ mình, Biết đủ và biết ơn, Ðúng thời, nghe Chánh Pháp, Là điềm lành tối thượng”. [Trích kinh Ðiềm Lành (Mangala Sutta), Tiểu Tụng]

 "Suốt năm cúng tế vật / Ðể cầu phước ở đời / Không bằng một phần tư / Kính lễ Bậc Chánh Trực.

Thường tôn trọng, kính lễ / Bậc kỳ lão trưởng thượng / Bốn pháp được tăng trưởng /
Thọ, sắc, lạc, sức mạnh." (Pháp Cú 108-109)

* Trích Kinh Golaka Moggallàna, số 108, Trung Bộ 3:

“... Rồi Bà-la-môn Vassakara, vị đại thần nước Magadha, thưa với Tôn giả Ānanda: ...

-- Thật vậy, thưa Tôn giả Ānanda, Veluvana là một chỗ khả ái, ít tiếng động, ít tiếng ồn, được che khỏi gió, xa lánh dân cư đông đúc, thích hợp Thiền tịnh, xứng đáng với những người tu Thiền và tánh thiên về Thiền định như quý vị Tôn giảVà chư vị Tôn giả là những vị tu Thiền và tánh thiên về Thiền định.

Thưa Tôn giả Ānanda, một thời Tôn giả Gotama ở tại Vesāli, Ðại Lâm, ở Kutagarasala (Trùng Các giảng đường). Rồi, thưa Tôn giả Ānanda, tôi đi đến Mahavana (Ðại Lâm), Kutagarasala, đến Tôn giả Gotama.

Ở đấy, Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện nói về Thiền định luận. Tôn giả Gotama thật là vị tu Thiền và tánh thiên về Thiền định. Và Tôn giả Gotama tán thán tất cả Thiền định.

-- Này Bà-la-môn, Thế Tôn ấy không tán thán tất cả Thiền định, không không tán thán tất cả Thiền định. Và này Bà-la-môn, loại Thiền định nào Thế Tôn ấy không tán thán?...”

] Thừa tự Pháp trích lục

Đoạn kinh trên là một trong rất nhiều dẫn chứng về dã tâm của một số sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo mà ở đây Bà-la-môn Vassakara là điển hình.

Bà-la-môn Vassakara cũng tán thán ngài Ananda và cũng biết “như vầy tôi nghe”, cũng tán thán Đức Thế Tôn để rồi xuyên tạc Đức Thế Tôn. Thế nhưng Tôn giả Ananda đã không bị Bà-la-môn Vassakara đánh lừa. Ngài đã vạch rõ sự ngụy trá của Bà-la-môn Vassakara.

Đáng tiếc thay, nhiều người con Phật đời sau đã không cảnh giác như tiền bối Ananda, nên đã vội tin ngay con cháu của Bà-la-môn Vassakara, tin ngay tất cả các luận sư gốc Bà-la-môn cùng các “như vầy tôi nghe” do họ giới thiệu.

* Trích Kinh Tương Ưng II. Anurādha. (S.iv,380)

1) Một thời Thế Tôn trú ở Vesāli, tại Ðại Lâm, ở Trùng Các giảng đường.

2) Lúc bấy giờ Tôn giả Anurādha đang ở một ngôi chòi trong rừng không xa Thế Tôn bao nhiêu.

3) Rồi rất nhiều du sĩ ngoại đạo đi đến Tôn giả Anurādha; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Anurādha những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

4) Ngồi một bên, các ngoại đạo du sĩ ấy thưa với Tôn giả Anurādha:

-- Này Hiền giả Anurādha, Như Lai là bậc Thượng Nhân, là bậc Tối thắng nhân, là bậc đã đạt được địa vị tối thượng. Bậc Như Lai ấy đã được trình bày dưới bốn trường hợp: "Như Lai có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

-- Thưa chư Hiền, Như Lai ấy là bậc Thượng nhân, bậc Tối thắng nhân, là bậc đã đạt được địa vị tối thượng. Bậc Như Lai ấy được trình bày ngoài bốn trường hợp sau đây: "Như Lai có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"...

] Thừa tự Pháp trích lục

Cũng giống như Bà-la-môn Vassakara trong đoạn kinh trên, du sĩ ngoại đạo này cũng tán thán Như Lai hết lời, để rồi ranh mãnh đánh lừa Tôn giả Anurādha, nhưng Tôn giả Anurādha như ngài Ananda, ngài cũng tán thán tin tưởng Như Lai tối thượng nhưng Ngài tỉnh giác thận trọng, chính vì thế Ngài đã không mắc bẫy du sĩ ngoại đạo.

Con cháu các Bà-la-môn sau này thâm hiểm hơn, họ thừa biết muốn đánh lừa con Phật Thích Ca dễ dàng, họ phải giả làm chính các tu sĩ đệ tử Phật, cũng tán thán Tam Bảo như các con Phật. Sau đó họ mới giới thiệu các Tam tạng đời mới cho các con Phật.

Tất nhiên tất cả các Tam tạng cải biến đời sau cũng biết tán thán vạn “Phật”, tán thán vạn “Pháp” mới, tán thán vạn “Bồ-tát”, “tổ sư” mới; để rồi sau đó mới khéo léo ngụy biện xuyên tạc lời Phật, pháp Phật, gieo rắc tà kiến để phá hoại Phật giáo. Gián điệp và vũ khí gián điệp bao giờ cũng nguy hiểm!!!

Rõ ràng sự tiên tri cảnh báo của Chư Phật là hoàn toàn chính xác, và đáng sợ thay tất cả đã trở thành sự thực!

https://chanhdaophatphap.blogspot.com/

https://dieuphapcuukho.blogspot.com/2019/05/oc-va-pho-bien-tu-sach-tro-ve-chanh-ao.html



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét