_ Có người nói Phật Pháp chia thành hai loại pháp học và pháp hành, từ đó mọi người cũng tin rằng có hai loại Tỳ-kheo là Tỳ-kheo pháp học và Tỳ-kheo pháp hành. Ông nghĩ sao? (1)
_ Đó là ý kiến của luận sư trong chú giải. Ý của Phật khác.
_ Khác thế nào?
_ Chính Ngài dạy trong chánh Kinh: “Ở đây, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến như thật trí này, về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không Thiền định. Liên hệ đến như thật trí về quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không có Thiền định. Liên hệ đến như thật trí về sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của những thành đạt về Thiền, về giải thoát, về định, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không có Thiền định. Ở đây, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến như thật trí, nhớ đến các đời sống quá khứ, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không thiền định. Liên hệ đến như thật trí về sự sanh diệt của chúng sanh, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định. Ở đây, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến như thật trí về sự đoạn diệt các lậu hoặc, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không có thiền định. Như vậy, này các Tỷ-kheo, định là chánh đạo, không định là tà đạo” (2)
_ Vậy là pháp hành quan trọng hơn?
_ Nhưng không học làm sao biết lời dạy trên và thực hành cho đúng.
_ Như vậy học phải đi đôi với hành, hành phải đi đôi với học?
_ Chứ còn gì nữa! Một em học sinh còn biết hành mà không học là tu mù, học mà không hành chỉ là mọt sách, huống hồ đệ tử Phật.
_ Thế ra chỉ có luận sư Bà-la-môn và đệ tử của họ mới tin pháp học là pháp học, pháp hành là pháp hành, pháp thành là pháp thành, ba pháp phân biệt!
_ Đúng vậy!
THÍCH CHÁNH PHÁP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét