Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Nguyện đại đại nguyện thành dại nguyện


! Đại nguyện của Bụt Dược sư trong kinh Dược sư Lưu ly Quang (Chữ in nghiêng theo bản dịch của HT Thích Trí Quang. Phần in đứng trong bản kịch năm 20?0):
"  “Đại nguyện thứ banguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì vận dụng vô lượng trí tuệ và phương tiện, làm cho mọi người cùng được vô tận những vật hưởng dụng, không để cho ai có sự thiếu thốn
(Tái bút: Nếu thực tế không đúng như vậy, chứng tỏ con chưa thành Phật, chưa có tuệ giác vô thượng; hoặc trí tuệ và phương tiện của con còn quá giới hạn, phải tu tiếp. Các nguyện khác của con cũng đều như thế, không thể thành tựu, dù vậy nhiều người vẫn thích con, vì họ muốn con cho họ “vô tận những vật hưởng dụng”)
" “Đại nguyện thứ tưnguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì những kẻ đi theo tà đạo đều được làm cho ở yên trong đạo giác ngộ, những người tu theo thanh văn duyên giác đều được xây dựng bằng pháp đại thừa
(Tái bút: Khi phát nguyện này, dù con chưa thành Phật, chưa được tuệ giác vô thượng nhưng con vẫn biết trước ở cõi Ta Bà, sau khi Phật Thích Ca nhập diệt hàng trăm năm, sẽ có phái đại thừa của mấy kẻ tin con cùng với “bọn” thanh văn duyên giác (Ai tin con mà nói cõi nước con cũng có đại thừa - tiểu thừa là những kẻ nói láo, đoán mò, không có căn cứ. Ai không tin con thì thôi, không cần phải chứng minh).
Và vì “bọn” thanh văn duyên giác không khác gì kẻ tiểu nhân tà đạo, và vì con muốn phái Đại thừa sẽ chinh phục phái Tiểu thừa của mấy kẻ tin ông Phật Thích Ca, nên con mới phát đại nguyện như thế! “Ngêu sò cắn nhau, ngư ông mới đắc lợi”.
Các nguyện đại khác của con tuy không thể kiểm chứng nhưng rất hay, dễ mê theo. Chỉ có nguyện này hơi phi lý một chút, nhưng để thanh toán bọn tiểu thừa, xin mọi người hãy tin con. Những ai muốn cá cắn câu đều biết dấu móc câu trong miếng mồi y như vậy, duy chỉ có Huyền Trang và những người tin kinh Dược sư là không biết. Họ chẳng hiểu “pháp môn câu cá” là gì. Thật tội nghiệp! Nam Mô Dược sư Lưu ly quang chưa Như lai).
! Đại nguyện thứ 18 của Bụt A Di ĐàLúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp
(Vậy thập phương chúng sanh cứ tha hồ loạn luân, diệt chủng, giết người, cướp của, hãm hiếp, buôn lậu vô tư, miễn sao không phạm tội ngũ nghịch và hủy báng Pháp là được! Xong rồi, chỉ cần niệm “Nam mô A Di Đà” mười lần là thoát ngay về cõi Độ Tinh!
Chỉ có điều nên nhớ rằng, đại nguyện của một bậc thực sự đại trí tuệ không thể có sai sót, vô lý, cần phải biện giải biện hộ gì thêm; trừ khi nó là nguyện đại của một kẻ dại nguyện) 
! Hạnh nguyện Phổ Hiền (Chữ in nghiêng trích trong Hoa Nghiêm đại thừa kinh, bản dịch của HT Thích Trí Quang)
" Nguyện thứ bảy“…đối với chư vị Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác, còn tu học, hết tu học, cho đến hết thảy các bậc Thiện tri thức, tôi đều khuyên mời đừng nhập niết bàn…” (mà hãy vào địa ngục để Bồ-tát Địa Tạng không thể thành Phật, ở lại cùng tôi dắt dẫn chúng sanh).
" Nguyện thứ chín“…cho đến tất cả tám bộ thiên long, nhân loại và loài khác, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, có hình sắc, không hình sắc, có tư tưởng, không tư tưởng, không phải có tư tưởng, không phải không tư tưởng; tất cả chủng loại như vậy, đối với họ tôi đều tùy thuận cả: tôi phụng sự đủ cách, cung dưỡng đủ cách, kính như kính cha mẹ, thờ như thờ sư trưởng, thờ La hán cho đến như thờ Như lai, đồng đẳng không có gì khác cả.
(Nói gọn cho dễ hiểu: thâm ý của Bà-la-môn Long Xà và Bồ-tát Phổ Hiền là muốn dạy cho những người tin theo họ hãy “kính như kính cha mẹ, thờ như thờ sư trưởng, thờ La Hán cho đến như thờ Như Lai và loài khác, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân đồng đẳng không có gì khác cả”)
" Nguyện thứ mười“…mở bày đường chính của nhân loại chư thiên và Niết-bàn…” (Phổ Hiền tôi bị tật lú lẫn, vừa rồi nguyện thứ bảy tôi nói gì thế nhỉ? Mà thôi, mấy kẻ đã mê tín rồi còn trí tuệ đâu mà thắc mắc, cứ nguyện đại như thế này cho chúng nó ham:)
“…Nếu chúng sinh vì làm bao nghiệp dữ mà bị những quả khổ nặng nề thì tôi chịu thay hết cho họ, làm cho họ được giải thoát, cứu cánh thành đạt vô thượng bồ đề…”
(Chúng sinh còn sợ gì nữa? Ác cứ ác! Giết cứ giết! Hiếp cứ hiếp!... Đã có Phổ Hiền rồi, vô tư đi! Nam mô Dại nguyện Phổ Hiền Bồ tát Ma ha tát)
Thích Chơn Pháp
-------------------------
Pháp Trích Lục
Kinh Phù Di, số 126, Trung Bộ 3
] Dưới đây là câu hỏi của Vương tử Jayasena và câu trả lời của Tôn giả Bhumija:
“-- Thưa Tôn giả Bhumija, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Nếu có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị". Ở đây, bậc Ðạo sư của Tôn giả Bhumija có nói gì, và có lập luận gì?
-- Thưa Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn được nghe như vậy, được ghi nhớ như vậy. Và sự việc này xảy ra, Thế Tôn có giải thích như sau: "Nếu có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng (ayoni so), thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị”
] Sau đó Tôn giả Bhumija đến bạch với Đức Thế Tôn và được Ngài dạy thêm:
“-- Thật vậy, này Bhumija, được hỏi vậy, được trả lời vậy, Ông nói đúng lời Thế Tôn nói, Ông không xuyên tạc Thế Tôn với điều không đúng sự thực, Ông đã giải thích đúng pháp, tùy pháp, và một vị đồng Phạm hạnh nói đúng pháp, tùy pháp không có lý do gì để chỉ trích.
Này Bhumija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, nếu họ có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhumija, để đạt được quả vị.
Này Bhumija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định; nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện ...; nếu họ có và không có ước nguyện ...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Ðây là phương pháp, này Bhumija, để đạt được quả vị.”
 Vấn: Chính Đức Thế Tôn trước sau như một đã định nghĩa Chánh Niệm là Bốn Niệm Xứ, Chánh Định là Tứ Thiền – Tứ Thánh Định. Thế nhưng các nhà Đại thừa xem thường và không thực hành theo các Chánh Đạo này. Vì thế dù họ có ước nguyện hay không có ước nguyện thì họ cũng không thể đạt quả vị của Chánh đạo, có chăng họ cũng chỉ đạt quả vị của tà đạo mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét