] Trích Kinh “Thật Sự Là Vậy”, Tăng Chi tập 1, Phẩm Thiền Định.
Trong Kinh này, Đức Phật đã dạy rõ một vị Tỳ-kheo biết tu tập 37 Phẩm Trợ Đạo: “… được gọi là một Tỷ-kheo trú Thiền không phải trống không, đã làm theo lời dạy bậc Ðạo Sư, là vị chịu nghe lời giáo giới, ăn đồ ăn quốc độ không phải uổng phí, còn nói gì vị ấy làm cho sung mãn pháp ấy”.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Qua những lời dạy trên cho thấy hệ thống 37 Phẩm Trợ Đạo thực sự quan trọng như thế nào, đích thực Thắng Pháp Abhidhamma - Vi Diệu Pháp như thế nào. Thế nhưng nếu hỏi các Tỳ-kheo ngày nay về nội dung của hệ thống “Vi Diệu Pháp - 37 Phẩm Trợ Đạo” đúng theo Chánh Kinh, hẳn nhiều người trong số họ sẽ lúng túng hoặc luận giải loanh quanh, thậm chí không biết; chứ đừng nói gì đến chuyện làm sung mãn các Diệu Pháp này.
Và như vậy, các Tỳ-kheo ngày nay nếu có tu thiền thì đó là đã tu thiền trống không, đã không làm theo lời dạy bậc Đạo Sư, không chịu nghe lời giáo giới, ăn đồ ăn cúng dường uổng phí.
Chính vì hệ thống 37 Phẩm Trợ Đạo là Vi Diệu Pháp của Đức Phật cho nên các luận sư ngoại đạo phải bằng mọi cách xóa bỏ chúng. Muốn vậy họ phải xâm nhập vào chính hàng ngũ Phật giáo và phải lập lờ đánh lận con đen bằng cách tráo đổi Thắng Pháp Vi Diệu - Abhidhamma (37 Phẩm Trợ Đạo) của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng “tạng luận Vi Diệu Pháp” hoặc “Duy Thức” của họ với hàng trăm khái niệm mơ hồ, vô giá trị.
Thực ra chuyện này chẳng có gì lạ, bởi nó chính là mánh khóe gian lận “bình cũ rượu mới” hay thủ đoạn “lấy vũ khí người để giết người” của những kẻ nham hiểm. Một đứa con nít hiểu chuyện ngụ ngôn “Cô bé quàng khăn đỏ” còn biết một con cáo ranh ma muốn lừa gạt người khác nó phải giả giọng người thân của nạn nhân.
Chẳng lẽ những kẻ gian ác đời sau không dám giả giọng Phật, giả giọng Xá-lợi-phất, giả giọng A Nan, không dám “Như vầy tôi nghe” để đánh lừa con Phật hay sao mà mọi người vội tin?
Vi Diệu Pháp (37 Phẩm Trợ Đạo) từ một hệ thống cao siêu, vi diệu bị tráo đổi theo kiểu “bình cũ rượu mới” để trở thành mớ Luận văn hư ngụy với hàng trăm, hàng ngàn tâm xứ rối rắm mơ hồ, không được chứng minh cụ thể, nhằm đánh lừa những kẻ nhẹ dạ, lôi kéo những kẻ phá giới bẻ luật lao theo một con đường khác, quay lưng với Chánh Kinh Chánh Luật của Đức Phật.
Việc các luận sư gián điệp gốc Bà-la-môn đưa hằng trăm tâm xứ của mình vào trong đạo Phật dưới danh nghĩa “Vi Diệu Pháp” khiến các Tỳ-kheo xem những lời Phật dạy trong Kinh tạng gốc chỉ là thường pháp, là tục đế, đây cũng chính là thủ đoạn “tráo nỏ thần thật bằng nỏ thần giả” để phá tan thành trì “Cổ Loa - Phật Pháp”!
Những ai muốn biết hằng trăm tâm xứ trong tạng Luận từ đâu mà ra và thực sự có ý nghĩa gì, hãy đọc kỹ bài Kinh Ajita sẽ rõ. Các vị nhớ giải nghi xem vì sao Đức Thế Tôn đã không thèm trả lời du sĩ ngoại đạo Ajita lấy một từ?
Căn bản địa của một bậc Hiền trí là gì? Hàng trăm tâm xứ của Luận - Vi Diệu Pháp và năm trăm tâm xứ của các Bà-la-môn có khác gì nhau?
Con cháu của du sĩ ngoại đạo Ajita muốn phá Phật Pháp một cách hữu hiệu, họ chỉ cần đứng ngoài hô hào hay phải chui vào làm “Bồ-tát Triệu Đà”, “Thánh Tăng Trọng Thủy” của đạo Phật?
THỪA TỰ PHÁP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét